Tình Hình Csvc Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh

Tính đến hết năm học 2014 - 2015 toàn thị xã có 46 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 19 trường có phòng thư viện cho GV và HS, 19/19 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và HS.

* Công tác huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 05 về Xã hội hóa; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Triển khai tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường và hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 05 về Xã hội hóa; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Triển khai Nghị quyết 05/NQTU của Ban chấp hành thị ủy về đầu tư CSVC trường học và xây dựng trường học đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay của nhân dân toàn thị xã.

Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường và địa phương hiểu rõ tầm quan trọng của việc xã hội hoá giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay, cách thức tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục. Chủ động tăng cường sự kết hợp của nhà trường với chính quyền và các lực lượng xã hội ngoài trường cùng tham gia vào công tác giáo dục.

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Củng cố và phát huy vai trò của Hội khuyến học và các Trung tâm học tập cộng đồng cấp phường, xã. Nhiều nhà trường quan hệ chặt chẽ với Hội khuyến học, Hội CMHS địa phương, tích cực phối hợp triển khai công tác xã hội hoá và thực hiện có hiệu quả. Gắn kết mạnh mẽ hơn nữa giữa các chương trình của Giáo dục thường xuyên với địa phương, khai thác mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực XHH giáo dục.

Thị xã đã có chính sách cơ chế đặc thù để khuyến khích thực hiện xã hội hóa GD&ĐT như:

Ưu tiên đầu tư ngân sách cho giáo dục mầm non. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá trường lớp học, xoá phòng học tạm, thu gom các điểm lẻ, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội để mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng dẫn đồng bộ, hiện đại.

Huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở vật chất xây mới, cải tạo, sửa chữa các trường học, mở rộng khuôn viên trường học đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày của Tiểu học và THCS. Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn chất lượng giáo dục.

Ưu tiên phát triển trường học tư thục nhằm huy động nguồn lực của xã hội, của những gia đình có thu nhập cao đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua các trường công lập và các trường ngoài công lập trên địa bàn thị xã đã thu được nhiều kết quả tốt trong công tác đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thúc đẩy mọi thành phần xã hội tham gia phát triển giáo dục. Nhưng trong thực tế công tác này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, sự đóng góp của cha mẹ học sinh, của các tổ chức xã hội chưa được sử dụng có hiệu quả nhất, chất lượng dạy và học chưa đạt được tương xứng với kỳ vọng. Một số nhà trường vẫn còn lợi dụng sự đóng góp này vào các mục đích khác không phải cho hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học, còn chi tiêu chưa đúng với các qui định về công tác XHH. Qui trình thực hiện công tác XHH ở một số nhà trường còn chưa đúng cả về qui trình và thời gian thực hiện.

2.1.3. Tình hình CSVC các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay, trong toàn thị xã đã có 12 trường đạt chuẩn Quốc gia đáp ứng đủ phòng học 1 ca. Bên cạnh đó còn nhiều trường không đủ phòng chức năng và số phòng học phục vụ cho học lý thuyết, nhiều trường phải học 2 ca. Việc học 2 ca gây khó khăn lớn cho công tác quản lý dạy và học, không bố trí bồi

dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các môn, phụ đạo học sinh yếu kém. Đặc biệt giáo viên phải dạy 2 ca/ngày sẽ không có thời gian để tự bồi dưỡng, các tổ chuyên môn không có thời gian họp rút kinh nghiệm, hội thảo chuyên môn...

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ở các trường nhìn chung còn thiếu. Một số trường chưa có phòng đọc, thư viện mới chỉ thực hiện chức năng kho sách, đầu sách còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của cán bộ giáo viên. Các trang thiết bị dạy học còn thiếu, gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.

Tóm lại: Trong 5 năm học 2010-2015, giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên đã có bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng thời giáo dục THCS thị xã Quảng Yên cũng khẳng định sự phát triển rõ nét về các mặt, nhất là xây dựng được 12 trường đạt chuẩn quốc gia, 1 trường học điện tử, chất lượng giáo dục tương đối cao thể hiện qua kết quả thi vào THPT hệ công lập, thi chọn học sinh giỏi các cấp. Kết quả đó thể hiện sự cố gắng khắc phục khó khăn của cán bộ giáo viên, học sinh các trường THCS đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THCS trong địa bàn.

2.2. Tổ chức khảo sát thực tiễn

2.2.1 Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng CSVC và biện pháp quản lý CSVC của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Quảng Yên cũng như nguyên nhân những ưu điểm và hạn chế của chúng để làm cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý CSVC góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở chương 3, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra và phương pháp toán thống kê theo trình tự nghiên cứu dưới đây.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Để phục vụ cho đề tài chúng tôi đã lựa chọn đối tượng để phát phiếu điều tra là CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn), các giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy, nhân viên thiết bị của 05 trường THCS trên địa bàn nghiên cứu là THCS Phong Cốc, THCS Lê Quý Đôn, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Liên Vị, THCS Hiệp Hòa. Số liệu được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 2.6: Số người tham gia phỏng vấn của các trường



Đối tượng

THCS

Phong Cốc

THCS Lê

Quý Đôn

THCS Trần Hưng Đạo

THCS

Liên vị

THCS

Hiệp Hòa


Tổng

CBQL

4

4

4

4

4

20

GV

12

16

15

12

12

67

Tổng

16

20

19

16

16

87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 7

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng về nhận thức của BGH và GV nhà trường về tầm quan trọng của CSVC trong hoạt động dạy học.

- Thực trạng trang bị, sử dụng, bảo quản CSVC các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng biện pháp quản lý CSVC các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Điều tra qua các bộ phiếu khảo sát và qua phỏng vấn. Thời điểm điều tra: Tháng 5 năm 2015.

Tổ chức gặp gỡ các đối tượng điều tra, phát phiếu cho các đối tượng, trình bày rõ mục tiêu và yêu cầu của việc trả lời câu hỏi trong phiếu, hướng dẫn các đối tượng điều tra cách ghi phiếu, thu thập phiếu để chuẩn bị xử lý kết quả.

Sau khi tiến hành thu thập xử lý số liệu từ các phiếu điều tra bằng phương pháp toán thống kê.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý CSVC ở trường THCS thị xã Quảng Yên

Để nhận biết thực trạng công tác quản lý CSVC ở trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi đã tiến hành việc khảo sát các vấn đề liên quan tới hoạt động này làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý CSVC của Hiệu trưởng.

2.3.1. Thực trạng về nhận thức của BGH và GV nhà trường về tầm quan trọng của CSVC trong hoạt động dạy học

Thực tiễn sư phạm cho thấy, các phương pháp dạy học chỉ thực hiện tốt nhờ sự hỗ trợ của CSVC - phương tiện dạy học nhất định, trong những hình thức tổ chức dạy học nhất định và với các thủ pháp đa dạng của người thầy. CSVC là công cụ không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Kết quả thu thập và xử lý số liệu ở các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị ở 05 trường THCS được thể hiện khái quát ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Nhận thức về tầm quan trọng của CSVC trong việc đổi mới phương pháp dạy học‌


Đối tượng


Tổng số người được điều tra

Nhận thức

CSVC là công cụ hỗ trợ rất đắc lực


Mức độ vừa phải


Không có hiệu quả

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

CBQL

20

20

100

0

0

0

0

GV

67

52

77,6

15

22,4

0

0

Nhận xét:

Qua bảng khảo sát trên, chúng ta có thể rút ra được mức độ nhận thức về hiệu quả của CSVC trong việc đổi mới phương pháp dạy học của các đối tượng có sự chênh lệch nhau không nhiều: 100% CBQL đánh giá cao hiệu

hiệu quả của CSVC trong việc đổi mới phương pháp dạy học: 77,6% GV đánh giá CSVC là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học và 22,4% cho rằng CSVC đáp ứng ở mức độ vừa phải; không có ai cho rằng không có hiệu quả.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ CBQL và nhân viên thiết bị cũng như GV trực tiếp đứng lớp đã nhận thức rõ hiệu quả mà CSVC mang lại cho giờ dạy, bởi CSVC giúp cho GV có những thuận lợi cơ bản, trình bày bài giảng tinh giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc và sinh động, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh có hiệu quả.

Nhờ có CSVC mà những vấn đề trừu tượng trở nên đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn. Người học từ đó cảm thấy hứng thú hơn, trí não được kích thích, tiếp thu bài học nhanh chóng, dễ dàng hơn.

2.3.2. Thực trạng quản lý việc trang bị, xây dựng CSVC của Hiệu trưởng trường THCS thị xã Quảng Yên

2.3.2.1. Phân cấp trách nhiệm trong trang bị, xây dựng CSVC

Việc trang bị CSVC - phương tiện dạy học ở các trường THCS thị xã Quảng Yên chủ yếu là do Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên cấp theo chỉ tiêu kế hoạch định sẵn. Bên cạnh đó nhà trường có mua sắm, xây dựng thêm và huy động giáo viên tự làm. Trong những năm vừa qua, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã cấp phát các danh mục PTDH từ lớp 6 đến lớp 9 tương đối đủ nhưng chất lượng chưa cao. Trong 05 trường THCS được điều tra, có 03 trường đạt trường chuẩn Quốc gia có nguồn đầu tư của Nhà nước nên nhìn chung CSVC đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của chương trình, có các phòng chức năng, phòng học bộ môn. Bên cạnh đó 02 trường (THCS Liên Vị, THCS Hiệp Hòa) thuộc địa phương khó khăn nhưng cũng được trang bị tương đối đủ điều kiện CSVC.

Một số trường vừa được đầu tư của Nhà nước vừa có sự đóng góp của phụ huynh học sinh và có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nên được trang bị các phòng chức năng, PTDH hiện đại như: vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, …tuy nhiên số được cấp chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học trong các nhà trường.

Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng đã phát động phong trào và tổ chức cho giáo viên tự làm phương tiện dạy học, nhưng những đồ dùng do giáo viên tự làm cũng chỉ là những tranh tự vẽ đơn giản, mẫu vật theo yêu cầu của nội dung bài học do đó hiệu quả sử dụng chưa cao, chỉ đáp ứng được kiến thức của 1 tiết dạy nào đó. Các phương tiện dạy học này độ bền kém nên không thể sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên CSVC, đặc biệt xây dựng phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện, trang bị máy tính có sự thay đổi rõ rệt: 4/5 trường có khu phòng học cao tầng, 3/5 trường có thư viện đạt chuẩn, 1/5 trường có thư viện điện tử, 5/5 trường (100%) có phòng máy vi tính. Tuy nhiên phương tiện dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ, có loại chất lượng kém gây lãng phí; phương tiện máy tính còn dàn trải, hiệu quả sử dụng còn thấp. Thư viện trường còn nghèo nàn, hoạt động đơn điệu chưa phát huy hết tác dụng.

Tóm lại, việc trang bị, xây dựng CSVC, thiết bị dạy học của các trường THCS thị xã Quảng Yên chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có thiết bị dạy học hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng thiết bị dạy học còn chưa tốt, thiết bị dạy học tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.8: Số lượng thiết bị dạy học năm học 2014-2015


TT

Trường THCS

Phòng thực hành

Máy vi tính

Máy chiếu

1

Phong Cốc

02

25

03

2

Lê Quý Đôn

02

40

05

3

Trần Hưng Đạo

02

40

05

4

Liên Vị

01

20

02

5

Hiệp Hòa

01

20

02

Cộng

08

145

12

(Nguồn: Số liệu tổng hợp 05 trường THCS thị xã Quảng Yên: THCS Phong Cốc, THCS Lê Quý Đôn, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Liên Vị, THCS Hiệp Hòa).

Nhận xét:

Qua bảng 2.8 cho thấy số phòng thực hành Projector và máy vi tính còn chưa nhiều. Trung bình mỗi trường THCS thị xã Quảng Yên mới có 1,5 phòng thực hành, 02 máy Projector và 29 máy vi tính. Tỷ lệ số máy vi tính trên số học sinh còn rất thấp, tính bình quân cứ 18 học sinh mới có 01 máy vi tính để học tập.

Bảng 2.9. Thống kê CSVC năm học 2014-2015



TT

Trường THCS

Số phòng

Diện tích (m2)

Văn hoá

Bộ môn

Thư viện

TN

TD TT

Văn hoá

Bộ môn

Thư viện

TN

TD TT

1

Phong Cốc

10

03

01

02

0

480

180

60

100

0

2

Lê Quý Đôn

15

05

01

04

01

720

300

72

200

240

3

Trần Hưng Đạo

15

03

01

04

0

720

180

60

200

0

4

Liên Vị

10

02

01

01

0

480

96

48

48

0

5

Hiệp Hòa

10

02

01

0

0

480

96

48

0

0

(Nguồn: Số liệu tổng hợp 05 trường THCS thị xã Quảng Yên: THCS Phong Cốc, THCS Lê Quý Đôn, THCS Trần Hưng Đạo, THCS Liên Vị, THCS Hiệp Hòa).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023