Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Xây Dựng Các Biện Pháp

rất ít giáo viên đủ điều kiện để sắm những TBDH hiện đại cho riêng mình. Do vậy, giáo viên rất ít được tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại họ không biết sử dụng nên cũng thường có tâm lý ngại tìm hiểu.

Tiểu kết chương 2


Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất ở trường THCS và thực trạng công tác quản lý CSVC ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, cho thấy việc trang bị CSVC của các trường THCS của thị xã Quảng Yên chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều, chưa đồng bộ. Do vậy, chưa đáp được nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên các nhà trường. Cơ sở vật chất, TBDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng thực hành, nhà tập đa năng, máy chiếu Projector, máy vi tính còn ít; đặc biệt một số TBDH đắt tiền, có giá trị sử dụng cao còn rất ít. Các trường không có nhà đa năng là trung tâm TDTT. Trước tình hình khó khăn như trên, vẫn còn một số giáo viên có tiết dạy chay, tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên, nhưng vẫn còn có hiện tượng làm mất hoặc hỏng TBDH. Có thể nói việc bảo quản, sử dụng CSVC và TBDH ở các trường THCS thị xã Quảng Yên đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, việc bảo quản còn chưa thật tốt. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH còn chưa tốt, TBDH chưa được sử dụng hiệu quả. Việc quản lý TBDH chưa chặt chẽ còn nặng về hình thức, chưa thực sự đổi mới, chưa có chiều sâu. Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa có kế hoạch dài hơi, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH, nặng về báo cáo cho nên tính khả thi của kế hoạch còn thiếu. Về tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng TBDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng, bảo quản.

Những biện pháp quản lý CSVC của các trường THCS vẫn còn có phần hạn chế, chưa quan tâm thường xuyên, chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, chưa tăng cường quản lý việc bảo quản, sử dụng CSVC - TBDH, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá số lượng chất lượng và sử dụng, bảo quản CSVC.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC-TBDH phải có một tầm nhìn bao quát và sâu sắc. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ đề xuất các biện pháp quản lý CSVC - TBDH hiện có ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm làm tốt công tác dạy và học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng các biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đó là các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo bao gồm:

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 10

- Chỉ thị số 15/CT-BGD&ĐT ngày 11 tháng 9 năm 1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sơ vật chất kỹ thuật trường học của ngành;

- Quyết định số 1625/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 214-2015 và lộ trình đến năm 2020;

- Quyết định số 1389/QĐ-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành thiết kế mẫu nhà lớp học, trường học phục vụ chương trình kiên cố hoá trường, lớp học của Chính phủ;

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Tiêu chuẩn công nhận trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia;

- Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 7 tháng 9 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường Phổ thông;

- Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường Phổ thông;

- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định Tiêu chuẩn thư viện trường Phổ thông.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của người Hiệu trưởng trong nhà trường trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc trang bị, bảo quản và sử dụng CSVC đúng mục đích, phù hợp với nội dung và cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc sử dụng CSVC, nâng cao chất lượng dạy và học.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý, muốn vậy phải xác định được định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng CSVC để nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yếu tố cần được giải quyết. Đòi hỏi người Hiệu trưởng trường THCS phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực, môi trường của nhà trường THCS trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS một cách thuận lợi, trở thành hiện thực đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng, để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm tra, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý CSVC trong các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục mọi tổ chức cá nhân trong nhà trường nắm vững các yêu cầu chuẩn về CSVC của trường học, đồng thời nhận thức đúng và sâu sắc về việc khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC hiện có tại các trường

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu và hướng dẫn mọi thành viên trong nhà trường nhận thức một cách sâu sắc về tính chất và tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành CSVC của nhà trường. Cần làm cho họ hiểu rằng “Việc quản lý CSVC của nhà trường phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, giữ gìn và bảo vệ CSVC thật tốt” (điều 21 của Điều lệ trường Trung học).

Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong đó việc sử dụng CSVC có hiệu quả và phát huy triệt để vai trò tác dụng của CSVC trong hoạt động dạy học cho học sinh là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến việc thực hiện tốt nội dung đổi mới việc sử dụng CSVC đi vào chiều sâu và hiệu quả.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước mỗi năm học, hiệu trưởng tổ chức phổ biến cho mọi thành viên trong nhà trường quán triệt nhiệm vụ năm học, trong đó có đề cập đến các nội dung có liên quan đến CSVC của nhà trường. Trong cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, hiệu trưởng chỉ đạo thông qua phó hiệu trưởng phụ trách công tác CSVC-TBDH phổ biến, thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung chủ yếu đối với công tác CSVC- TBDH của nhà trường trong từng tháng, có xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân. Khi mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đúng thì trong hoạt động sẽ hành động đúng khi sử dụng.

Hiệu trưởng bằng các hình thức tổ chức khác nhau giúp giáo viên có nhận thức đúng về vai trò của CSVC với việc đổi mới PPDH, kết hợp với chính sách xã hội hóa giáo dục và các biện pháp mạnh và linh hoạt của nhà trường. Cần quy định hệ thống sổ sách của nhà trường đảm bảo tối thiểu có 3 loại sổ sách: sổ báo giảng, sổ đầu bài và sổ mượn TBDH để dạy học và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.

Trong công tác tuyên truyền phải xác định rõ nếu không có CSVC - TBDH thì khó có thể chuyển tải được kiến thức mới ở những môn khoa học thực nghiệm. Khi đã có CSVC - TBDH thì vấn đề tiếp theo là giáo viên cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có hiểu biết về CSVC - TBDH: Nội dung, cấu tạo, chức năng, kĩ thuật sử dụng, hiểu biết sâu về CSVC- TBDH, nắm được tâm lý nhận thức của học sinh... để sử dụng CSVC - TBDH có hiệu quả. Sưu tầm và cung cấp cho cán bộ giáo viên các trường THCS đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hệ thống các tài liệu tham khảo có liên quan. Biên soạn tài liệu hướng dẫn, tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên để họ tiến hành tổ chức nghiên cứu, tự bồi dưỡng, nhằm mục đích: Đội ngũ giáo viên phải thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp sử dụng CSVC - TBDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ giáo viên phải thấy rõ những định hướng chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về quản lý, sử dụng CSVC - TBDH.

3.3.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý CSVC trong các nhà trường

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là thời điểm khởi đầu của một chu trình quản lý mà nhà quản lý nào cũng phải thực hiện. Quản lý CSVC trường học cũng phải được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch quản lý CSVC phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được cả tập thể nhà trường trao đổi bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học.

Khi lập kế hoạch quản lý CSVC là nhằm vào các mục tiêu xây dựng hệ thống CSVC đáp ứng các yêu cầu chung và riêng theo những văn bản của Nhà nước quy định, đồng thời thiết thực góp phần trong việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Lập kế hoạch quản lý CSVC sẽ giúp Hiệu trưởng có tầm nhìn bao quát về tình hình công tác xây dựng, phát triển và sử dụng CSVC, có sự phân phối nguồn lực và phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để họ có tâm thế chuẩn bị chủ động công tác ngay từ đầu năm học. Có xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về CSVC sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng tới mục tiêu, sẽ loại trừ những hiện tượng lộn xộn và tùy tiện trong mọi hoạt động có liên quan đến CSVC của nhà trường.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để đạt mục tiêu trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện hiện trạng của nhà trường, hiệu trưởng có thể lập các loại kế hoạch sau :

* Lập quy hoạch hiện trạng:

Mục đích là nhằm phản ánh được tình hình CSVC hiện có, chỉ ra được ưu và nhược điểm của toàn bộ hệ thống, vị trí các khối công trình hiện hữu, lập ra được bản vẽ các công trình hiện có của nhà trường, đồng thời có bản thuyết minh một cách cụ thể nêu rõ các khía cạnh sau:

- Diện tích đất đai trường đang quản lý và sử dụng;

- Diện tích đất đã xây dựng;

- Địa giới của trường;

- Số lượng các công trình, các loại phòng;

- Thời gian đã sử dụng;

- Cấp công trình (I, II, III, IV);

- Hệ thống tường rào và cổng trường;

- Những vấn đề có liên quan khác…

Cuối cùng là so sánh với các yêu cầu chuẩn và đánh giá chung về chất lượng các công trình, khả năng đáp ứng nhiệm vụ hiện nay của nhà trường.

* Lập quy hoạch phát triển:

Mục đích là nhằm dự báo nhu cầu giáo dục, các mục tiêu giáo dục của địa phương và phát thảo ra ngôi trường trong tương lai, tối ưu hóa các cơ sở đang dùng bằng cách di chuyển, đưa lại gần nhau, sáp nhập, xây dựng trường mới hoặc nâng cấp ngôi trường hiện có.

Là bản vẽ thiết kế các công trình cần có trong tương lai khi ngôi trường hoàn chỉnh, cần làm rõ các khía cạnh sau:

- Địa điểm đặt trường so với tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương;

- Tính ổn định của địa điểm;

- Quy mô học sinh vào thời điểm ổn định;

- Diện tích đất cần có để xây dựng trường;

- Bản vẽ sơ đồ vị trí các khối công trình tương lai;

- Các loại hồ sơ pháp lý có liên quan.

* Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo CSVC hiện có của nhà trường:

Do nhiều trường xây dựng đã lâu, kỹ thuật xây dựng không đảm bảo nên đã xuống cấp nghiêm trọng (móng nền sụt lở, tường nứt, gỗ bị mối mục, mái lợp bị dột…) nên việc cải tạo, nâng cấp phải tham mưu thực hiện ngay tránh những tai họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Một số điểm cần lưu ý khi nâng cấp và cải tạo:

- Nâng cấp, cải tạo ngay các công trình đã quá niên hạn sử dụng, dựa vào thực trạng để làm dự án trình lên cấp trên phê duyệt. Chọn lựa phương thức xây dựng thích hợp, phù hợp với các điều kiện của địa phương (địa hình, tính chất cơ lý của đất, khí hậu, diện tích mặt bằng, khả năng khai thác và cung cấp nguyên - vật liệu, tập quán sinh hoạt và truyền thống văn hóa của địa phương).

- Phải thiết thực, chỉ thực hiện những phần việc đã được phê duyệt, không thêm bớt nội dung tránh những sai phạm có thể xảy ra, làm dứt điểm để đưa vào sử dụng, không triển khai tràn lan.

- Những trường chưa có điều kiện xây mới hoặc cải tạo lớn, cần tập trung vào việc sửa chữa và bảo trì, kiên cố hóa từng phần để tiếp tục sử dụng.

* Lập kế hoạch sử dụng và bảo quản CSVC hiện có:

Mục tiêu là sử dụng và bảo quản an toàn CSVC nhà trường 24/24 giờ: không để tình trạng thất thoát, không có hiện tượng cố ý làm hư hỏng, khi có sự cố phải có biện pháp khắc phục sửa chữa ngay. Nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí