Hệ Thống Trường Lớp, Cơ Sở Vật Chất, Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Và Học Sinh Trung Học Cơ Sở

dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” [26, tr.113-114].

Đại hội đã đưa ra 12 nhiệm vụ tổng quát và xác định “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ”. Công tác quản lý giáo dục cần tiếp tục được đổi mới. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cần đầu tư phát triển sao cho đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo. Đồng thời, Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.

Quan điểm Đại hội XII của Đảng ta là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là phù hợp với thực tiễn Việt Nam; là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn qua 30 năm đổi mới đất nước của Đảng.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, THCS là một điểm chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo. Đại hội IX của Đảng ta đề ra đường lối phát triển của giáo dục, đào tạo: "phát triển giáo dục Mầm non, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong cả nước...” [24, tr.20]. THCS là mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông hoàn chỉnh (vừa tiếp nối vừa chuyển tiếp). Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đặc biệt ở vùng núi, vựng sâu, vừng xa, giúp học sinh củng cố vững chắc, phát triển những kiến thức mà học sinh đó đ- ược học ở tiểu học, đồng thời có học vấn đến trung học cơ sở, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật dạy nghề phổ thông, trung học chuyên nghiệp, để vào cuộc sống.

Những chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo đã được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên bám sát, triển khai và đề ra những phương thức và giải pháp phù hợp với thực tế của tỉnh. Điều này được thể hiện qua các kì đại hội của tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1997, Tỉnh ủy Thái Nguyên đề ra Kế hoạch 01/KH-TU của Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) về Giáo dục - đào tạo của tỉnh Thái Nguyên. Ban Thường vụ tỉnh ủy đề ra Nghị quyết số 02/NQ-TU Về xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong giáo dục, đào tạo. Năm 1998, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ra bản Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 2 khóa XV. Tất cả những chủ trương trong thời kì này của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đều quan tâm vào những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2000. Tập trung về phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học, phát triển giáo dục miền núi, vùng cao, chấn chỉnh và cải tiến công tác quản lý giáo dục, quan tâm về xã hội hóa giáo dục.

Đến giai đoạn 2001 - 2005, chủ trương về giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên được Đảng bộ tỉnh đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI vào tháng 1/2001. Năm 2002, Đảng bộ tỉnh thông qua Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về giáo dục và đào tạo và Chỉ thị số 10/CT-TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên về Thực hiện phổ cập giáo dục THCS và tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Đảng bộ tập trung triển khai đổi mới chương trình giáo dục; về phổ cập THCS.

Giai đoạn 2006 - 2010, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về giáo dục, đào tạo thể hiện ở Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (12/2005). Ngày 31/8/2007, Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn 2007- 2015. Ngày 3/3/2008, Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được ban hành. Trong giai đoạn này, giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đến năm 2010, phổ cập giáo dục bậc trung học, đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII đã xác định cụ thể phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu của giáo dục - đào

tạo trong những năm 2010 - 2015 là: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XIII) với quan điểm giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bước đầu thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Đẩy mạnh xã hội hóa, duy trì và phát triển hợp lý quy mô giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diên. Tăng nhanh số trường đạt chuẩn quốc gia, từng bước nâng chuẩn đội ngũ giáo viên. Đầu tư thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, phát triển giáo dục chuyên nghiệp phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bổ sung và điều chỉnh các chính sách phát triển giáo dục phù hợp…” [63, tr.70].

Quán triệt quan điểm của Đảng coi Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đảng bộ huyện Phú Lương đã có nhiều chính sách để nâng cao sự nghiệp trồng người, tập trung phát triển cả 3 mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Lương đối với giáo dục, đào tạo được thể hiện trong Văn kiện Đại hội lần thứ X (2000); Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXI (2005); Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXII (2010); Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXIII (2015); Những chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Lương trong thời kỳ này đã tập trung vào “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động; triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập trung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Tích cực tuyên truyền, vận động đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; mở rộng quy mô trường lớp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến trường” [41, tr.23]. “Đổi mới nội dung, phương

pháp dạy và học. Chuẩn hóa, nâng cao trách nhiệm, đạo đức sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên… Tăng cường đầu tư xây dựng trường đạt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhất là giáo dục mầm non… Định hướng phân luồng hợp lý số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông” [56, tr.18]. “Tập trung thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, gắn giáo dục tri thức với giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Củng cố nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp. Thực hiện tốt Chương trình hành động theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; xây dựng một số trường trọng điểm, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% số trường đạt chuẩn quốc gia. Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tạo sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay trong các trường phổ thông để phân luồng học sinh cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn lao động” [41, tr.19].

Những chủ trương này mà Đảng bộ huyện Phú Lương đã đề ra đối với sự nghiệp giáo dục giai đoạn 1997 - 2017 đã bám sát vào đường lối, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thực tế địa phương. Đối với từng nhiệm vụ lớn, huyện ủy Phú Lương đều đưa ra những phương thức, cách thức và giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả nhất.

2.2. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Trung học cơ sở

2.2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Từ năm 1997 đến năm 2017, để thực hiện các chủ trương Đảng Nhà nước đề ra, huyện Phú Lương đã xây dựng nhiều trường, lớp học phù hợp với tình hình kinh tế, nhu cầu học tập của địa phương.

Bảng 2.1. Số trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương (1997 - 2017)


Năm học

Số trường

Số lớp

1997 - 1998

17

254

1998 - 1999

17

259

1999 - 2000

17

245

2000 - 2001

17

250

2001 - 2002

16

224

2002 - 2003

16

228

2003 - 2004

16

230

2004 - 2005

16

235

2005 - 2006

16

213

2006 - 2007

16

212

2007 - 2008

16

208

2008 - 2009

16

195

2009 - 2010

16

177

2010 - 2011

16

177

2011 - 2012

16

185

2012 - 2013

17

186

2013 - 2014

17

186

2014 - 2015

17

189

2015 - 2016

17

187

2016 - 2017

17

182

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 5

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Phú Lương là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Cơ sở trường, lớp luôn được các cấp Ủy, Đảng và Sở Giáo dục - đào tạo, Phòng Giáo dục - đào tạo quan tâm và đầu tư. Năm học 1997 - 1998 huyện đã xây dựng mới được 11 phòng học, mua sắm được nhiều trang, thiết bị đồ dùng dạy - học cho các trường số phòng học tạm còn tương đối nhiều (142 phòng học cấp 4 và 36

phòng học tạm), số bàn ghề của giáo viên và học sinh đúng quy cách còn thiếu. các trang thiết bị cần thiết như thư viện, thí nghệm còn thiếu và yếu. Tuy nhiên, nhiều trường các em học sinh phải học trong lớp tạm, nền đất, sân đất, mái bằng tấm lợp xi măng. Hệ thống điện chiếu sáng, rèm che nắng, quạt mát còn thiếu và yếu. Do đó, vào những ngày hè nóng lớp học oi nóng và bụi.

Năm học 1999 - 2000, với số vốn ADB và vốn của địa phương, huyện Phú Lương xây dựng thêm được 18 phòng học (trường THCS Yên Đổ là 10 phòng, trường THCS Sơn Cẩm 2 là 8 phòng). Năm học này, toàn huyện không có trường học 3 ca. Đến năm học 2001 - 2002, số phòng học kiên cố là 60, phòng học cấp 4 lả 130, phòng học tạm là 31. Đến năm học 2002 - 2003 có 16 trường với 228 lớp học. Đảm bảo mỗi xã đều có một trường THCS. Các trường, lớp được đầu tư tu sửa, kiên cố hóa. Tuy nhiên, hệ thống phòng học đa chức năng, phòng thí nghiệm và trang thiết bị cho các môn học như vật lý, hóa học, tiếng anh còn thiếu. Hệ thống các công trình vệ sinh, sân chơi bê tông, khuôn viên xuống cấp.

Trong năm học 2008 - 2009, phòng Giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cho xây dựng tổng cộng được 10 phòng học kiên cố (trong đó trường THCS Giang Tiên 4 phòng và trường THCS Hợp Thành là 6 phòng). Đến năm học tiếp theo, tiếp tục thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hiện án kiên cố hóa trường, lớp, nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 17 trường THCS với 187 lớp với nhiều thiết bị dạy và học được bổ sung cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương. Cũng trong năm học này, các nhà trường đã huy động được nguồn kinh phí cùng với sự đóng góp với nhà trường trong việc tu sửa trường, lớp, công trình vệ sinh, xây tường bao, mua sắm bàn ghế, nhà để xe… Với tổng kinh phí huy động được trong năm học là 1.400.000.000 đã xây dựng được 12

phòng học kiên cố, sửa chữa 4 phòng học, cải tạo 2 nhà hiệu bộ và 01 nhà chức năng, xây mới 01 nhà vệ sinh cho học sinh.

Bảng 2.2. Số trường, lớp khối THCS năm học 2016 - 2017


STT

Trường THCS

Số lớp

1

Cổ Lũng

14

2

Dương Tự Minh

8

3

Động Đạt I

7

4

Giang Tiên

8

5

Hợp Thành

11

6

Phấn Mễ I

10

7

Phấn Mễ II

10

8

Phú Đô

11

9

Sơn Cẩm I

16

10

Sơn Cẩm II

8

11

Thị trấn Đu

13

12

Tức Tranh

16

13

Vô Tranh

13

14

Yên Đổ

14

15

Yên Lạc

9

16

Yên Ninh

10

17

Yên Trạch

9


Toàn cấp học

187

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Thực hiện Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2017 của Ủy ban thường vụ quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, năm học

2017 - 2018 trường THCS Sơn Cẩm I đã được bàn giao về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên.

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy và học được đẩy mạnh. Từ năm 1997 đến trước năm 2005, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS trong huyện còn rất ít và gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về kinh tế, cơ sở vật chất. Các trường trên địa bàn huyện chưa có hệ thống máy chiếu để phục vụ việc dạy - học. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, việc sử dụng công nghệ thông tin đã được thực hiện thường xuyên hơn trong quản lý và dạy học, nhất là ở cấp THCS.

Tính đến năm học 2009 - 2010, tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương đã kết nối Internet. Máy tính được nối mạng là 80/234 máy. Các trường THCS trên địa bàn huyện tích cực sử dụng hợp lý ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy - học thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên. Mỗi giáo viên đều chủ động soạn và giảng bằng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ khi có điều kiện, giúp cho bài học dễ hiểu, sinh động, học sinh thích thú. Bên cạnh đó, 100% các trường THCS trong huyện sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Sử dụng một số phần mềm ứng dụng, quản lý và hỗ trợ soạn giảng… để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Các trường đều có website hoạt động hiệu quả, phản ánh được các hoạt động của nhà trường, đây là kênh thông tin kết nối nhà trường, gia đình và học sinh.

Về công tác thư viện. Từ năm học 1997 đến năm 2000, Thư viện, sách, tài liệu tham khảo các trường THCS huyện Phú Lương còn rất ít và có nhiều trường ở khu lẻ không có thư viện. Từ năm 2001trở lại đây, công tác thư viện được quan tâm. Phòng Giáo dục đào tạo Phú Lương tiếp tục chỉ đạo các trường THCS trên toàn huyện tích cực xây dựng nguồn tài nguyên trong thư viện, thường xuyên bổ sung tài liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng, phong phú về chủng loại, cân đối về thành phần xây dựng môi trường đọc, không gian đọc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023