Biện Pháp Huy Động Các Lực Lượng Giáo Dục Đầu Tư Csvc, Mua Sắm Tbdh Của Hiệu Trưởng Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên

Nhận xét:

Với 05 trường THCS nói trên, có 03 trường đạt chuẩn Quốc gia (THCS Phong Cốc, THCS Lê Quý Đôn, THCS Trần Hưng Đạo). Hầu hết các trường hiện nay có đủ diện tích đạt chuẩn, đảm bảo có phòng học 2 buổi/ngày, tương đối đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. 4/5 trường đã thực hiện tốt hệ thống chiếu sáng học đường. Song phòng học bộ môn còn ít, không có nhà đa năng là phòng tập thể dục thể thao (trong toàn thị xã chỉ có trường THCS Lê Quý Đôn có phòng học đa năng), các trường mới chỉ có sân tập, bãi tập dành cho các hoạt động thể dục thể thao. Theo Nghị quyết Đảng bộ thị xã Quảng Yên, trong giai đoạn tới 2015-2017, 02 trường còn lại sẽ xây dựng đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ dạy và học để đảm bảo được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức vô cùng to lớn đối với cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các địa phương thị xã Quảng Yên trong giai đoạn tới.

Kết quả điều tra các trường THCS thị xã Quảng Yên trong những năm qua cho thấy CSVC, TBDH không ngừng được tăng lên. Đảm bảo được ở mức tối thiểu cho dạy và học. Đầu tư, phòng học, phòng bộ môn, phương tiện âm thanh, máy quay và máy ảnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thư viện được xem là trung tâm thông tin của trường chứ không thuần tuý là chỗ mượn và đọc sách. Do vậy ngoài không gian dành cho kho sách, báo chí, không gian cho người đọc đã có máy vi tính kết nối Internet và máy in là nguồn tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao. Sách và tài liệu đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đặc biệt trong thị xã có trường THCS Lê Quý Đôn có thư viện điện tử hoạt động có hiệu quả cao trong việc khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường.

Các trường THCS được quan tâm trang bị nhiều loại hình TBDH trong cùng xu thế đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa của THCS. Tuy nhiên, so với yêu cầu dạy học ở các trường THCS thì việc trang bị vẫn còn thiếu. Việc trang bị theo hướng dùng chung phương tiện đồ

dùng giữa một số môn học trong cùng bậc học, cùng phòng thí nghiệm hoặc phòng chứa phương tiện dạy học mang tính kinh tế cao. Ví dụ môn Công nghệ có những TBDH (Vôn kế, Ampe kế, mạch điện,...) mỗi năm chỉ dùng ít lần nên dùng chung với môn Vật lý. Một số hoá chất, đồ dùng dùng chung giữa môn Sinh học với môn Hoá học nên bố trí chung phòng. Cách kiểm tra đánh giá chất lượng HS ở các trường THCS chưa khuyến khích GV tích cực sử dụng TBDH. 100% các trường THCS có kết nối mạng Internet. Các trường tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; Hầu hết các trường khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học.

Vì vậy, với số lượng và chất lượng CSVC, TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của tất cả các GV THCS trong quá trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những GV muốn soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng TBDH, nhưng thực tế lại không thực hiện được do thiếu hoặc không có TBDH để dùng, nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học thấp. Để đánh giá về mức độ thừa, thiếu và chất lượng của các TBDH ở các trường THCS hiện nay. Xử lý bộ phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhận thấy TBDH ở các trường THCS của thị xã Quảng Yên so với yêu cầu của chương trình và đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học thì không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng không đảm bảo. Chất lượng của các TBDH sau một năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, ví dụ như: độ bền của bóng đèn máy chiếu, gương, thấu kính bị xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

- Có thiết bị mua về chất lượng không đảm bảo.

- Do GV trong quá trình sử dụng thao tác không đúng quy trình, kỹ năng sử dụng các TBDH nghe nhìn kém.

- Chế độ bảo quản TBDH không đúng quy trình của nhà sản xuất đề ra.

Hàng năm, dựa theo nhu cầu sử dụng của giáo viên, một số trường có đầu tư kinh phí nhỏ khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới phương tiện dạy học đã hỏng, không sửa chữa được.

2.3.2.2. Biện pháp huy động các lực lượng giáo dục đầu tư CSVC, mua sắm TBDH của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Quảng Yên

Bảng 2.10: Biện pháp huy động các lực lượng đầu tư CSVC, trang bị TBDH



Các biện pháp của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện

Tốt (A)

Khá (B)

TB (C)

Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Tận dụng ngân sách Nhà nước và xã hội hoá giáo dục để xây dựng CSVC và mua sắm và trang bị các TBDH theo danh mục thiết bị dạy

học THCS của Bộ GD&ĐT.


38


43,7


32


36,8


17


19,5


0


0

2. Thu thập ý kiến của giáo viên thư viện, giáo viên bộ môn về số lượng, chất lượng TBDH, từ đó có kiến nghị với cấp trên cấp phát

đúng mục đích sử dụng.


25


28,7


21


24,1


21


24,1


20


23,0

3. Từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo việc rà soát lại TBDH có sẵn, lập ma trận các TBDH sử dụng cho từng môn, đưa vào kế hoạt động của nhà trường trong

năm học.


20


23,0


32


36,8


20


23,0


15


17,2

4. Áp dụng các biện pháp để tăng cường và hoàn thiện phòng TH, TN và phòng học bộ môn theo hướng chuẩn về chất lượng và tiến tới hiện đại hoá các TBDH

trong nhà trường.


0


0


22


25,3


33


37,9


32


36,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 8

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát từ 87 cán bộ quản lý, giáo viên của 05 trường THCS cho thấy:

Hiệu trưởng đã nhận thức được tác dụng của việc cần phải huy động các lực lượng giáo dục đầu tư CSVC, mua sắm, trang bị TBDH của nhà trường. Hiệu trưởng đã tận dụng ngân sách Nhà nước và tích cực huy động các lực lượng tham gia giáo dục để tổ chức xây dựng CSVC và mua sắm và trang bị các TBDH theo danh mục TBDH dạy học THCS của Bộ GD&ĐT mà nhà trường đang cần, đồng thời biết phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chuyên môn, CBQL, giáo viên, nhân viên trong quản lý và sử dụng TBDH và phân phối hợp lý TBDH cho các tổ chuyên môn đã tổ chức cho họ giám sát chi tiêu tài chính trong việc trang bị, mua sắm TBDH.

Tuy vậy, việc thực hiện biện pháp này chưa đồng bộ và mức độ kết quả các hoạt động còn thấp. Các số liệu sau đây sẽ minh chứng cho nhận định trên:

+ Có 43,7% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động 1 “Tận dụng ngân sách Nhà nước và xã hội hoá giáo dục để xây dựng CSVC và mua sắm và trang bị các TBDH theo danh mục thiết bị dạy học THCS của Bộ GD&ĐT” ở mức độ ở mức độ tốt, còn hơn 50% số người được hỏi cho rằng hiệu trưởng thực hiện chỉ ở mức khá và trung bình.

+ Có tới 48,2% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động 2 “Thu thập ý kiến của giáo viên thư viện, giáo viên bộ môn về số lượng, chất lượng TBDH, từ đó có kiến nghị với cấp trên cấp phát đúng mục đích sử dụng.” ở mức độ B và C; 28,7% ở mức độ A; vẫn còn 23% ở mức độ chưa làm.

+ Có tới 59,8% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động 3 “Từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo việc rà soát lại TBDH có sẵn, lập ma trận các TBDH sử dụng cho từng môn, đưa vào kế hoạt động của nhà trường trong năm học.” ở mức độ B và C; chỉ có 23% đã sử dụng hoạt động này ở mức độ tốt; còn 17,2% chưa làm.

+ Có tới 63,2% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động 4 “Áp dụng các biện pháp để tăng cường và hoàn thiện phòng TH, TN và phòng học bộ môn theo hướng chuẩn về chất lượng và tiến tới hiện đại hoá các TBDH trong nhà trường” ở mức độ B và C; không có ý kiến nào cho là Hiệu trưởng đã sử dụng hoạt động này ở mức độ tốt; thậm chí còn có tới 36,8% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng chưa có và chưa sử dụng hoạt động này.

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là do Hiệu trưởng chưa đề ra hết và chưa thực hiện đồng bộ, chưa triệt để, thiếu tính khả thi của biện pháp này.

2.3.2.3. Thực trạng đổi mới việc thực hiện chức năng quản lí của Hiệu trưởng trong quản lí xây dựng CSVC và phương tiện dạy học.

Bảng 2.11: Mức độ thực hiện chức năng quản lí của Hiệu trưởng trong quản lí xây dựng CSVC và TBDH‌


Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện

Tốt (A)

Khá (B)

TB (C)

Chưa

làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lý xây dựng CSVC, TBDH theo hướng kết hợp một cách hiệu quả giữa

yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.


21


24,1


42


48,3


24


27,6


0


0

2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện kế hoạch bằng việc phân công nhiệm vụ, nhân lực, tài chính hợp lý, cho xây

dựng CSVC và mua sắm TBDH.


12


13,8


44


50,6


31


35,6


0


0

3. Đổi mới chỉ đạo thực hiện kế hoạch bằng việc giám sát, động viên khích lệ CBQL, GV và nhân viên hoàn thành

nhiệm vụ.


10


11,5


22


25,3


55


63,2


0


0

4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý CSVC, TBDH, xây dựng tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá và có các

quyết định điều chỉnh kịp thời.


18


20,7


44


50,6


25


28,7


0


0

Từ các kết quả trong bảng trên, chúng tôi nhận thấy:

Hiệu trưởng đã nhận thức được tầm quan trọng của các chức quản lí của Hiệu trưởng đối với lĩnh vực quản lý xây dựng CSVC và TBDH. Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch quản lí theo hướng kết hợp hiệu quả giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, tổ chức thực hiện kế hoạch bằng việc phân công nhiệm vụ, nhân lực phân bổ tài chính cho mua sắm CSVC và trang bị TBDH hợp lý, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lí CSVC và TBDH bằng việc xây dựng tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá và có quyết định điều chỉnh kịp thời. Tuy vậy, việc thực các hoạt động ở biện pháp này vừa chưa đồng bộ vừa ở mức hiệu quả thấp, các số liệu sau đây sẽ minh chứng thêm cho nhận định đó:

+ Có tới 75,9% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lý xây dựng CSVC, TBDH theo hướng kết hợp một cách hiệu quả giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài” ở mức độ B và C; chỉ có 24,1% số người được hỏi cho là nhà trường đã vận dụng tốt biện pháp này.

+ Có tới 86,2% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Đổi mới việc tổ chức thực hiện kế hoạch bằng việc phân công nhiệm vụ, nhân lực, tài chính hợp lý, cho xây dựng CSVC và mua sắm TBDH” ở mức độ B và C; chỉ có 13,8% số người được hỏi cho là nhà trường đã vận dụng tốt biện pháp này.

+ Có tới 88,5% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Đổi mới chỉ đạo thực hiện kế hoạch bằng việc giám sát, động viên khích lệ CBQL, GV và nhân viên hoàn thành nhiệm vụ” ở mức độ B và C; chỉ có 11,5% số người được hỏi cho là nhà trường đã vận dụng tốt biện pháp này.

+ Có tới 89,3% người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý CSVC, TBDH, xây dựng tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá và có các quyết định điều chỉnh kịp thời” ở mức độ B và C; chỉ có 10,7% số người được hỏi cho là nhà trường đã vận dụng tốt biện pháp này.

+ Như vậy nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động mà Hiệu trưởng đề ra có thực hiện nhưng chưa phát huy tốt các chức năng quản lí về lĩnh vực quản lý xây dựng CSVC, TBDH, trong quá trình thực hiện các hoạt động này hiệu quả chưa cao, chưa triệt để.

2.3.3. Thực trạng quản lý việc bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường THCS thị xã Quảng Yên

2.3.3.1. Thực trạng việc bảo quản CSVC, TBDH

Sau khi điều tra 05 trường THCS thị xã Quảng Yên cho thấy, phần lớn các trường có cơ sở vật chất sư phạm tương đối khang trang và có đầy đủ TBDH, các trường đều có kho chứa thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện, sân tập TDTT.

Trong phòng thí nghiệm có tủ, kệ để đựng, bày. Nhưng việc sắp xếp chưa khoa học, chưa đảm bảo yếu tố “dễ thấy, dễ tìm, dễ lấy”. Vì vậy khi muốn lấy một TBDH nào đó còn mất thời gian. Thêm vào đó là các TBDH do không được bảo quản đúng cách, khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, thậm chí bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng. 5/5 trường (100%) các trường có giáo viên phụ trách thiết bị - thư viện có chuyên môn hoặc là giáo viên kiêm nhiệm được tập huấn nghiệp vụ về công tác TBDH, hoặc là hợp đồng nên rất ít có thời gian dành cho công việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBDH. Tuy nhiên, cuối mỗi năm học các trường đều có tổ chức kiểm kê nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm. Máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên ít hỏng hóc, phải sửa chữa.

Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục... của giáo viên. Nhưng vẫn còn có cán bộ phụ trách thiết bị - thư viện chưa thực sự quan tâm chú ý, có giáo viên mượn TBDH mà không ghi vào sổ gây thất thoát, lãng phí. Có thể nói việc bảo quản TBDH ở 05 trường THCS thị xã

Quảng Yên đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng hư hỏng, lãng phí vẫn còn xảy ra, do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý hơn nữa.

2.3.3.2. Thực trạng đổi mới quản lý bảo quản CSVC, TBDH của Hiệu trưởng trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tìm hiểu về thực trạng công tác đổi mới quản lý bảo quản CSVC, TBDH của hiệu trưởng các trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV các nhà trường về vấn đề này, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Thực trạng đổi mới quản lý bảo quản CSVC, TBDH



Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện

Tốt (A)

Khá (B)

TB (C)

Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Xây dựng kế hoạch bảo quản CSVC, TBDH.


20


23,0


46


52,9


21


24,1


0


0

2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (nhân viên) thiết bị thường xuyên.


20


23,0


40


46,0


18


20,7


9


10,3

3. Xây dựng và bố trí thuận tiện các phòng thực hành và phòng kho chứa TBDH.


16


18,4


35


40,2


22


25,3


14


16,1

4. Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về bảo quản CSVC, TBDH.


0


0


25


28,7


27


31,0


35


40,3

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát từ 87 cán bộ quản lý, giáo viên của 05 trường THCS trong địa bàn cho thấy:

Hiệu trưởng đã nhận thức được tác dụng của việc bảo quản CSVC, TBDH của nhà trường, vì vậy họ đã chú trọng tới việc lập kế hoạch, xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023