Công Tác Quản Lý Và Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Và Nhân Viên Kỹ Thuật Trong Sử Dụng Csvc Phục Vụ Cho Dạy Và Học

đóng góp xây dựng. Nói chung, Hiệu trưởng cần chủ động về nguồn kinh phí không nên chỉ trông chờ vào sự trợ cấp, đầu tư từ cấp trên mà cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư CSVC phục vụ cho dạy và học.

Song song với việc huy động nguồn kinh phí, nhà trường cần có kế hoạch sử dụng tốt các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và vốn tự có đúng mục đích, không cắt xén chi dùng cho việc khác, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng kinh phí đầu tư CSVC phục vụ cho dạy và học. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho nhân dân và các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương.

Khi quy định mua sắm CSVC phục vụ cho dạy và học cần xem xét theo các định hướng tiêu chuẩn sau.

+ Công việc giảng dạy có nhất thiết cần đến nó không?

+ Độ bền và độ an toàn của TBDH như thế nào?

+ Hình thức có hấp dẫn không? có đảm bảo tính khoa học, sư phạm không?

+ Giá thành có hợp lý không?

Tóm lại: Khi mua sắm, đầu tư cần để ý đến giá trị sử dụng của CSVC phục vụ cho dạy và học, có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là những thiết bị đắt tiền.

+ Tự làm và sưu tầm TBDH.

Với điều kiện hiện tại của nhà trường và địa phương thì trang bị TBDH bằng con đường mua sắm không thể ngay một lúc có thể đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh nhà trường. Do đó, nhà trường cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong công tác đầu tư mau sắm TBDH, phát động phong trào tự làm TBDH trong giáo viên, học sinh và huy động cả cha mẹ học sinh tự làm những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của con em mình, thu hút được sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động giáo dục của nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

trường, họ thấy được tầm quan trọng và vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và từ đó sẽ ủng hộ nhà trường đầu tư mua sắm những TBDH dạy học hiện đại.

Hoạt động tự làm TBDH có tác dụng huy động mọi tiềm năng, trí tuệ và sự sáng tạo của họ kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, niềm hăng say học tập của học sinh, thông qua hoạt động này, tầm hiểu biết và nhận thức của giáo viên được mở rộng, thấy được sự cần thiết phải sử dụng TBDH trong quá trình dạy học và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng TBDH, hoạt động tự làm TBDH còn có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vì, mỗi giờ học, mỗi nội dung kiến thức đều cần những TBDH tương ứng mà trong các danh mục TBDH tối thiểu được cấp phát không phải lúc nào cũng có đầy đủ. Do đó tự làm TBDH là giáo viên linh hoạt, sáng tạo ra những TBDH phù hợp với nội dung kiến thức mình cần dạy, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Nhưng TBDH tự làm cần đạt được các yêu cầu sau: Đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế. Muốn như vậy, hàng năm nhà trường cần tổ chức mở lớp tập huấn, hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH. Có thể mời các chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu CSVC thiết bị trường học về hướng dẫn cho giáo viên, có thể mua sắm thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH để giáo viên tự đọc, tự tìm hiểu sau đó tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi về phương hướng làm TBDH. Từ đó giáo viên sẽ học tập và biết cách tận dụng những nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để tự làm TBDH.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 5

Quá trình dạy học bao giờ cũng phải diễn ra ở những điều kiện không gian theo quy chuẩn về vệ sinh môi trường như phòng trưng bày, nhà xưởng,…Các yếu tố vật chất như sự đầy đủ hay thiếu hụt số lượng, kích thước, tiêu chuẩn vệ sinh (nóng, tiếng ồn, bụi,…) của phòng học, nhà xưởng đều ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình dạy học.

Tại các trường THCS, CSVC phục vụ cho dạy và học trong thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là các mô hình, tranh, ảnh, phương tiện máy móc, nhà xưởng, phòng bộ môn, phương tiện nghe nhìn thực hành (phim, vi tính, tivi, đèn chiếu,…). Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo đòi hỏi phải được trang bị CSVC phục vụ cho dạy và học theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có; đồng thời đỏi hỏi phải có đủ tài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại. CSVC phục vụ cho dạy và học càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Ngược lại sự khiếm khuyết, lạc hậu càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu.

Bảo quản CSVC phục vụ cho dạy và học là việc chống hư hỏng do thời tiết, con người, tự nhiên… bảo quản CSVC là một việc làm cần thiết, quan trọng vì nếu không bảo quản cẩn thận thì thiết bị dễ bị hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, công sức trang bị, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng. CSVC phục vụ cho dạy và học phải được sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, kệ…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy, phải thường xuyên được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước như: thực hiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra,...

Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật; cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ… đối với các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính…) cần có kinh phí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản, thực hiện đúng quy trình, phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản.

Cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả CSVC phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm. Khi mất mát, hỏng hóc phải có biện pháp xử lý thích hợp.

Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới CSVC phục vụ cho dạy và học, công tác quản lý CSVC ở các cơ sở đào tạo phải chú ý đến việc bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu thường xuyên CSVC hiện có, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng đồng thời vừa tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia.

1.4.2.2. Công tác quản lý sử dụng CSVC

Quản lý sử dụng CSVC phục vụ cho dạy và học là quản lý mục đích, hình thức cách thức sử dụng CSVC của các cơ sở đào tạo.

Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng CSVC là phương tiện dạy học (PTDH). Các PTDH với tư cách là một công cụ để truyền tải thông tin đến người học, nếu như chúng được sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với không gian, thời gian phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì chúng sẽ kích thích được tâm lý học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của mỗi người học lúc đó PTDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại sử dụng chúng một cách tuỳ tiện sẽ gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học. Vì vậy, việc sử dụng PTDH phải đúng nguyên tắc đồng thời phải đảm bảo các tính năng, chỉ số kỹ thuật của phương tiện dạy. Muốn vậy, công tác quản lý PTDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng ban, ngành, đến từng bộ môn, từng giáo viên để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

1.4.2.3. Công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật trong sử dụng CSVC phục vụ cho dạy và học

Quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật trong sử dụng CSVC phục vụ cho dạy và học là quản lý số lượng, trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kế hoạch sử dụng trong chương trình giảng dạy của đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật ở các nhà trường.

Trong lĩnh vực khoa học về hoạt động của con người như tâm lý, kinh tế, lao động,… đều xem con người hay các yếu tố về con người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực trí tuệ, thái độ, lòng say sưa, hứng thú,…) là yếu tố quyết định. Dạy thực hành, thí nghiệm ở các trường THCS cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thực vậy, ở phòng bộ môn có những nơi chẳng khác gì xưởng sản xuất thực sự, ở đó người giáo viên cũng phải lao động, vận hành máy móc, tiến hành thực nghiệm đồng thời là người hướng dẫn học sinh làm việc theo những kỹ năng trong phạm vi một bài luyện tập thực hành nào đó. Để luyện tập tay nghề cho học sinh một cách có kết quả, người giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, tức là phải có thái độ tốt với công việc, song trong thực tế thái độ này cũng bị chi phối từ nhiều phía như mức thu nhập, cách thức tổ chức của người quản lý (có được cấp tài liệu, CSVC mới hay không, có được bồi dưỡng hàng năm hay không,…).

Sự chậm chạp về bồi dưỡng tập huấn kiến thức cập nhật, sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên chuyên trách, sự yếu kém nhiệt tình trong việc sử dụng thường xuyên CSVC phục vụ cho dạy và học của giáo viên là những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả dạy học ở các nhà trường.

1.4.3. Biện pháp quản lý CSVC của Hiệu trưởng nhà trường THCS

1.4.3.1. Biện pháp

Có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp, nhưng nói chung biện pháp được hiểu “là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng”.

Thường có hai cách hiểu về biện pháp ở hai cấp độ khác nhau:

- Cấp độ vĩ mô: biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề ở tầm trung gian: thấp hơn giải pháp, nhưng cao hơn phương pháp. Cùng một biện pháp cũng có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau.

- Cấp độ vi mô: biện pháp được coi là một bộ phận của phương pháp, là kĩ thuật của phương pháp. Khi sử dụng một phương pháp nào đó người ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.

1.4.3.2. Biện pháp quản lý CSVC phục vụ cho dạy và học:

Từ những quan niệm, khái niệm dẫn xuất đã nêu trên về quản lý, biện pháp, quản lý nhà trường, CSVC có thể đi đến quan niệm về Biện pháp quản lý CSVC phục vụ cho dạy và học là: Những cách làm, cách ra quyết định của người Hiệu trưởng thông qua các chức năng quản lý tác động đến đầu tư mua sắm, xây dựng, bảo quản CSVC; quản lý sử dụng CSVC; quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật trong sử dụng CSVC phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục của nhà trường.

Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều nhân tố, các nhân tố của quá trình dạy học quy định, chế ước lẫn nhau. Chẳng hạn: mục đích dạy học quy định nội dung dạy học, nội dung dạy học quy định CSVC phục vụ cho dạy và học, đến lượt mình CSVC phục vụ cho dạy và học lại quy định các hình thức tổ chức và các phương tiện dạy học… Vì vậy, quản lý CSVC phục vụ cho dạy và học cần phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới, nâng cao, đầu tư CSVC và các thành tố khác của quá trình dạy học.

1.5. Những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý CSVC ở trường THCS

Từ những vấn đề cơ bản nhất về quản lý CSVC phục vụ cho dạy và học nêu trên, chúng tôi thấy một số yếu tố tác động đến hoạt động quản lý CSVC ở trường THCS như sau:

1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng, tác dụng của CSVC phục vụ cho dạy và học để nâng cao chất lượng dạy học

Nhận thức đúng của CBQL, giáo viên, nhân viên và các lực lượng tham gia giáo dục khác về ý nghĩa (tác dụng và giá trị) của trang bị và sử dụng đầu tư, mua sắm CSVC phục vụ cho dạy và học thì hành động của CBQL, nhất là giáo viên và học sinh sẽ có tác dụng trong việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy Hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao nhận thức của lực lượng tham gia giáo dục về ý nghĩa, vai trò của CSVC trong dạy và học.

1.5.2. Chất lượng huy động đầu tư mua sắm, xây dựng, trang bị CSVC

Ngoài việc tự làm của giáo viên và học sinh đối với các phương tiện dạy học trực quan phục vụ trực tiếp cho dạy học, thì các phương tiện dạy học hiện đại, phòng bộ môn, phòng nghe nhìn phù hợp chuẩn (theo quy định của Bộ GD&ĐT) phải đầu tư kinh phí để mua sắm. Như vậy vấn đề huy động kinh phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng CSVC nói chung và kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng dội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên sử dụng và bảo quản CSVC là vấn đề cần được ưu tiên. Như vậy, Hiệu trưởng cần có biện pháp quản lý về nâng cao chất lượng huy động kinh phí cho việc mua sắm, đầu tư, xây dựng CSVC, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên sử dụng và bảo quản CSVC phục vụ dạy và học trong nhà trường.

1.5.3. Vấn đề đổi mới việc thực hiện các chức năng quản lý CSVC phục vụ dạy và học của Hiệu trưởng

Khâu tiền đề và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả các hoạt động trong nhà trường là quản lý. Như vậy việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động dạy học nói chung và nói riêng với quản lý CSVC có tác dụng đến việc sử dụng CSVC. Như vậy, Hiệu trưởng cần có các biện pháp đổi mới hoạt động quản lý của mình.

1.5.4. Công tác tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng nghiệp vụ khai thác, sử dụng CSVC phục vụ dạy và học

Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động của nhà trường. Mặt khác việc quản lý, sử dụng CSVC trong nhà trường phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ giáo viên và nhân viên. Như vậy, Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và bảo quản CSVC.

Sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác CSVC nhà trường. Quan điểm này rất quan trọng và cần được thông suốt trong đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Nếu CSVC không được sử dụng thì việc đầu tư, trang bị, xây dựng hệ thống CSVC cũng trở thành thừa. Bản thân CSVC chỉ là vật vô tri, vô giác nếu con người không sử dụng thì không thể phát huy được tác dụng và khả năng sư phạm của nó.

1.5.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật việc quản lý sử dụng CSVC của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

Kiểm tra là một trong những khâu quan trọng trong quản lý nói chung và QLGD nói riêng. Lãnh đạo, quản lý mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo, không quản lý. Đây là khâu cuối của chu trình quản lý, đánh giá hiệu quả mức độ thực hiện các chủ trương, biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đến mức nào, từ đó Hiệu trưởng có những biện pháp quản lý tiếp theo để thực hiện tốt hơn việc quản lý hoặc phải điều chỉnh kế hoạch, cách thức tổ chức chỉ đạo.

Kiểm tra giúp CBQL điều tra, xem xét, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng CSVC có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không; chỉ ra những lệch lạc, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ và nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ ngược trong quản lý. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện, đánh gia chính xác, kịp thời nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, cho phù hợp với mục tiêu, qui chế, kế hoạch, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

Tiểu kết chương 1


CSVC có vai trò và vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý luôn là khâu tiền đề và là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường.

Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng là đổi mới động bộ về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, trong đó đặc biệt là phương pháp dạy học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023