Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia

- Theo dõi kết quả các kỳ thi bên ngoài nhà trường (thi THPT, thi học sinh giỏi).

- Sự thỏa mãn của cha mẹ, cộng đồng.

- Sự chuẩn bị khả năng thích ứng của HS khi đi vào cuộc sống, học cấp 3, học nghề.

1.3.3.3. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Trong tiêu chuẩn này các trường chuẩn quốc gia tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục; Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả [8].

Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện; Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch với các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả. Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp phải có kế hoạch tổ chức theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường [8].

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện; Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định; Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp; Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.

Đối với kết quả giáo dục thì đánh giá kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường; Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá trường trung học là các yêu cầu đối với trường trung học nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của trường trung học; trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí. Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học có 4 mức (từ Mức 1 đến Mức 4) với yêu cầu tăng dần. Trong đó, mức sau bao gồm tất cả các yêu cầu của mức trước và bổ sung các yêu cầu nâng cao [8].

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.4.1. Chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo với các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

Chủ trương chính sách và cơ chế chính sách QL của Nhà nước và Bộ GD &ĐT đối với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của các trường. Đó là các văn bản sau:

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 5

Năm 2012, Bộ GD & ĐT ban hành “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

Năm 2018, Bộ GD & ĐT ban hành quy định “Về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số 32/2018 về chương trình giáo dục phổ thông.

Vì vậy, chủ trương và các văn bản liên quan đến chất lượng giáo dục của các trường THCS đạt chuẩn quốc gia có ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng giáo dục.

1.4.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; nhu cầu của địa phương về ngành nghề xã hội có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp, mặt khác sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia sẽ tạo điều kiện trong thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Do vậy, cần có những đánh giá về tác động này để có những điều chỉnh, đổi mới từ hình thức, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chất lượng dạy học để đạt được các mục tiêu: phát triển HS tốt nhất, dạy học phù hợp với HS, với thực tiễn địa phương.

Tôn trọng và thu hút cộng đồng và địa phương tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường bằng hình thức vận động xã hội hóa giáo dục.

1.4.3. Yếu tố thuộc về các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

Hiệu trưởng các trường cần quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán, xu hướng phát triển của địa phương để phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo địa phương, cộng đồng trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực cho HS. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh đạt các tiêu chuẩn 3 và 4 trong hệ thống tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

- CBQL trong các trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần xây dựng môi trường làm việc theo hướng thân thiện, gần gũi, hiệu quả theo đường lối đổi mới phân cấp mạnh mẽ, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho GV và tổ chuyên môn trong đảm bảo chất lượng giáo dục một cách hiệu quả. Xây dựng phong trào thầy và trò thi đua “dạy tốt, học tốt” hiệu quả. CBQL cần có sự nhanh nhạy, đánh giá và phân tích tình hình, định hướng chiến lược và quyết đoán, năng động của người lãnh đạo sẽ hạn chế được những mặt tồn tại nhất định của đơn vị mình, nâng cao được chất lượng QL CLGD.

- Sử dụng hợp lí nguồn kinh phí hàng năm, có quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở đóng góp ý kiến của cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần thiết, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy và học.

- Phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường và địa phương như công đoàn, đoàn thanh niên trong giáo dục HS, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao cho GV và HS nhằm tạo một môi trường tích cực của hoạt động ngoại khóa, đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chất lượng giáo dục chính là kết quả của quá trình giáo dục được phản ánh ở năng lực và trình độ nhận thức của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình trình đào tạo ở bậc giáo dục đó, người học cần đạt được những phẩm chất, giá trị sức lao động, giá trị nhân cách theo mục tiêu đã đề ra. Quản lý chất lượng giáo dục đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các thành tố hoạt động và các quá trình trong quản lý chất lượng giáo dục. Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý chất lượng đầu vào, quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra của sản phẩm được giáo dục đào tạo nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chất lượng giáo dục trường THCS đạt chuẩn quốc gia được đánh giá qua các tiêu chí thể hiện trong quản lý chất lượng giáo dục như: Tổ chức và quản lý nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.

Quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần thiết phải quản lý chất lượng giáo dục các yếu tố đầu vào như công tác tuyển sinh, chất lượng đội ngũ GV, đảm bảo trang thiết bị dạy học. Quản lý chất lượng các yếu tố quá trình giáo dục như: chương trình dạy học, hoạt động học tập của HS, hoạt động giảng dạy của GV…. Bên cạnh đó, cần chú ý tác động của bối cảnh đến QLCLGD ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia như yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế QL của Bộ GD & ĐT với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, yếu tố thuộc về các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN‌

THỊ XÃ CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG


2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Từ năm 2018, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Chí Linh đã đồng tâm, hợp lực trong xây dựng thị xã ngày càng phát triển. Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là trong giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Nét nổi bật trong năm 2018 của thị xã, đó là thị xã huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, từng bước tạo nên đô thị hiện đại trong tương lai như khu du lịch hồ Mật Sơn, Nhà làm việc Thị ủy, Trung tâm Thương mại Vincom, quảng trường Trung tâm Sao Đỏ….Thị xã chủ động trong quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Chí Linh đến năm 2035; quy hoạch phát triển 6 xã lên phường, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị 8 phường hiện có; với sự đầu tư của Bộ Giao thông vận tải để nâng cấp quốc lộ 18 đoạn qua nội thị và cải tạo, nâng cấp dải phân cách giữa phù hợp với cảnh quan đô thị… tạo cơ sở đưa Chí Linh trở thành thành phố.

Khai thác lợi thế của địa phương, vận dụng các cơ chế, chính sách của tỉnh, Trung ương, thị xã Chí Linh phát triển theo hướng dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Thực tiễn là minh chứng sinh động cho sự định hướng đúng đắn của Đảng bộ. Cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý phát triển nhanh và bền vững. Thị xã có 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Các dự án về du lịch, nhất là du lịch tâm linh đang được triển khai tích cực.

Ngày 10/01/2019 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc nhập hai đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 6 phường thuộc thị xã Chí Linh và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.

Tình hình các trường THCS đạt chuẩn quốc gia:

Thị xã Chí Linh có tổng số 19 trường THCS, trong đó có 5 trường hạng 2, 14 trường hạng 3. Trường THCS Nguyễn Trãi là trường liên xã duy nhất trong toàn tỉnh và mỗi khối có 01 lớp dân tộc nội trú. Trường THCS Chu Văn An là trường trọng điểm chất lượng cao của thị xã, tuyển sinh các học sinh có kết quả học tập tốt từ các xã, phường. Năm học 2003-2004, trường THCS Chu Văn An là trường đầu tiên đạt chuẩn quốc gia, năm học 2019-2010 có tổng số 10 trường đạt chuẩn quốc gia, năm học 2017-2018 tổng số 19/19 trường đạt chuẩn quốc gia.

Bước vào năm học 2018 - 2019, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Chí Linh đã đổi mới công tác quản lý, chất lượng giáo viên ngày được chuẩn hóa, GV tích cực, say mê với công tác giảng dạy, đề xuất nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy. GV trong toàn ngành đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm phát triển năng lực HS. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Chí Linh đã chỉ đạo GV các cấp học từ mầm non đến THCS chủ động thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học, lồng ghép giảng dạy các nội dung giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông…, tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả. Đối với HS THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Chí Linh chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thông qua chất lượng dạy học bằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức dạy học và các phương pháp kiểm tra, đánh giá HS. Đổi mới sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, huy động các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2. Khái quát quá trình tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, qua đó, xác định được những mặt mạnh, mặt yếu, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 64 CBQL gồm lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách và Chủ tịch công đoàn ở 9 trường THCS (THCS Phả Lại, THCS Cổ Thành, THCS Đồng Lạc, THCS Thái Học, THCS Chu Văn An, THCS Hưng Đạo, THCS Cộng Hòa, THCS Nguyễn Trãi, THCS Hoàng Tân).

- Giáo viên các trường trung học cơ sở: Số lượng đối tượng khảo sát là 80 người ở 9 trường THCS nêu trên.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thu thập và tổng hợp số liệu nhằm đánh giá về chất lượng giáo dục tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: quản lý đầu vào, quản lý quy trình, quản lý đầu ra.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: quản lý đầu vào, quản lý quy trình, quản lý đầu ra.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng CBQL, GV ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí