Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Ảnh Hưởng Từ Vai Trò Của Ban Lãnh Đạo Các Khoa Chuy N Ngành Đến Qlctđt Theo Hướng Đbcl

lượng của nhà trường. Không thể “tự nhận” là nhà trường “có thương hiệu” nếu không có một CTĐT nào đạt tiêu chuẩn KĐCL giáo dục. Kiểm định chất lượng CTĐT dựa trên các chỉ số, các chuẩn mực để đánh giá. Vì vậy, mỗi CBGV phải nhận thức rõ hơn công việc, trách nhiệm cá nhân trong việc cam kết không ngừng nâng cao chất lượng trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, góp phần hành động theo chất lượng.Văn hóa chất lượng sẽ dần hình thành tại cơ sở GDĐH. Các khách thể khảo sát cũng khẳng định chưa nhận thấy Ban lãnh đạo có giải pháp quyết liệt thể hiện sự cam kết, quyết tâm trong cải tiến chất lượng CTĐT có ảnh hưởng ở mức khá cao đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL, với ĐTB = 3,15.

Tựu chung lại, để các CTĐT chất lượng, dần đáp ứng các tiêu chí KĐCL giáo dục của BGD&ĐTvà các tiêu chuẩn của AUN-QA, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, cam kết và đồng lòng CBGV nhà trường. Việc cam kết hành động chỉ thực sự có hiệu quả khi mỗi cá nhân đều nhận thức rõ về vị trí, vai trò của mình trong hoạt động đào tạo và gắn trách nhiệm cá nhân vào chất lượng công việc như một thứ văn hóa chất lượng đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp.

3.5.3. Vai trò của Ban lãn ạo các khoa chuyên ngành

Để có cái nhìn khách quan, đa chiều về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, tác giả khảo sát ý kiến của CBQL và GV, kết quả cho thấy, phần lớn đều khẳng định vai trò của Ban lãnh đạo các khoa chuyên ngành có ảnh hưởng ở mức khá cao với ĐTB nhóm là 3,15. Trong đó, việc phân công GV giảng dạy môn học đúng với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo có ảnh hưởng ở mức cao nhất với ĐTB = 3,38. Tiếp đến, yếu tố lãnh đạo các khoa chuyên ngành tạo điều kiện để GV phát huy năng lực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực ngoại ngữ có mức ảnh hưởng cao thứ hai với ĐTB = 3,32. Điều này cho thấy, quản lý CLĐT phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng, thiết kế CTĐT và có liên quan mật thiết đến việc GV được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành. Như vậy, GV mới có cơ hội được công hiến, phát huy kiến thức chuyên môn tích lũy được trong việc thiết kế, xây dựng từng học phần trong CTĐT một cách hiệu quả nhất và ngược lại.

Bảng 3. 14: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng từ vai trò của Ban lãnh đạo các khoa chuy n ngành đến QLCTĐT theo hướng ĐBCL

Vai trò của Ban lãnh đạo các khoa chuy n ngành

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Tạo điều kiện để giảng viên phát huy năng lực chuyên môn,

bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực ngoại ngữ

3,32

0,635

2

2. Phân công GV giảng dạy môn học đúng với chuyên môn,

chuyên ngành được đào tạo

3,38

0,574

1

3. Cách tính KPI/kết quả thi đua của khoa tạo động lực để phát triển GV*

2,75

0,738

6

4. Tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đổi mới

phương pháp pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn.

3,27

0,582

4

5. Tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên NCKH, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước, ứng dụng kết quả nghiên cứu

trong giảng dạy


3,29


0,645


3

6. Tỷ trọng giờ giảng trên định mức của GV là hợp lý*

2,89

0,850

5

Điểm trung bình nhóm

3,15

0,604


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 15

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Cán bộ quản lý và đội ngũ GV trong nhóm khách thể khảo sát cho rằng, lãnh đạo tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên NCKH, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy có ảnh hưởng lớn đến QLĐT theo hướng ĐBCL với ĐTB = 3,29. Việc xây dựng CTĐT chất lượng, đáp ứng yêu cầu người học và mang tính thực tiễn rất quan trọng, song việc truyền tải CTĐT đó hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV. Với phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm, kết hợp với sự đa dạng thông tin người học tiếp cận, khai thác được, đòi hỏi mỗi GV phải thay đổi phương thức tiếp cận tri thức mới, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp, kỹ năng giảng dạy và năng lực ngoại ngữ. Biết ứng dụng kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu vào giảng dạy. Những hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực của chính các GV nhưng cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ sự ủng hộ, khuyến khích của Ban lãnh đạo các Khoa

chuyên ngành và của Ban lãnh đạo HV. Bên cạnh đó, việc tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đổi mới phương pháp pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn có ảnh hưởng đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL ở mức cao, với ĐTB = 3,27. Tuy nhiên, nhóm khách thể khảo sát không đồng thuận khi được hỏi tỷ trọng giờ giảng trên định mức của GV là hợp lý với ĐTB = 2,89, đạt mức khá trong thang đánh giá. Điều này có nghĩa là GV chưa hoàn toàn đồng ý với số lượng giờ giảng thực tế tính theo học kỳ so với định mức giờ giảng theo quy định. Điều này cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ giảng và GV khó có đủ thời gian để tập trung cho NCKH hay tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, cách tính KPI/kết quả thi đua của khoa tạo động lực để phát triển GV được đánh giá mức điểm thấp nhất, với ĐTB = 2,75. Ban Giám đốc chưa quyết định tính KPI đối với cán bộ, GV, người lao động. Tuy nhiên, các khoa chuyên ngành đã và đang tự xây dựng KPI và áp dụng thí điểm từ năm học 2017 - 2018. Mặc dù mới được áp dụng thí điểm nhưng hệ thống các tiêu chí đánh giá và cách quy ước trong KPI hiện chưa nhận được sự đồng thuận từ GV. Với cách tính KPI như hiện nay, một GV muốn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến ngoài các tiêu chí về NCKH, GV phải có số lượng giờ giảng vượt 150% định mức. Thêm nữa, mỗi khoa cử người theo dõi, quan sát, ghi chép để “bắt lỗi” các GV và trừ điểm. Điều này khiến họ thấy căng thẳng và chưa thực sự tạo động lực cho GV phấn đấu và trên một phương diện nào đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng.

Kết quả tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, vai trò của BLĐ các Khoa chuyên ngành có ảnh hưởng tương đối lớn và đa chiều.

3.5.4. Nhận th c của giảng viên

Theo kết quả khảo sát, hầu hết GV đều khẳng định có ảnh hưởng ở mức khá với ĐTB nhóm = 2,94. Trong đó, các khách thể tham gia khảo sát đều cho rằng chưa thấy hết tầm quan trọng của quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL là yếu tố có ảnh hưởng cao nhất trong thang đánh giá, với ĐTB = 3,68. Nếu Ban lãnh đạo HV và các khoa chuyên ngành không quyết liệt chỉ đạo, triển khai, sử dụng kết hợp đồng bộ các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức, tầm quan trọng, ý

nghĩa và đối tượng thụ hưởng khi nhà trường có các CTĐT đạt chất lượng kiểm định trong nước và khu vực thì đội ngũ GV khó có thể tự xây dựng được “văn hóa chất lượng” trong quá trình thực thi công việc. Mỗi cán bộ, GV đều nhận thấy cần phải rèn luyện, có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, với đặc thù của HVNH, tỷ lệ GV trẻ tương đối lớn nên việc đổi mới PPGD, cách giúp SV tiếp cận vấn đề còn mang tính tự phát, ảnh hưởng lớn đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL, với ĐTB = 3,57. Theo Ng.V.H, giảng dạy 6 năm, tuy được đào tạo về phương pháp giảng dạy đại học, nhưng khi là GV tập sự, chưa hiểu hết các yêu cầu công việc nên mức độ “thấm” không nhiều. Khi giảng dạy nhận thấy việc đổi mới phương pháp, cách thức tiếp cận vấn đề không hề đơn giản bởi ngoài yêu nghề, vững chuyên môn, tâm huyết, còn cần có những khóa học về PPGD nâng cao để có thể thành thạo trong tổ chức giảng dạy, xây dựng các tình huống đúng với thực tiễn. Đây cũng là một trong những gợi ý để BLĐ xây dựng kế hoạch, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng hàng năm, đáp ứng nhu cầu của đội ngũ GV trẻ.

Bảng 3. 15: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng từ nhận thức của giảng viên đến quản lý CTĐT theo hướng đảm bảo chất lượng


Nhận thức của giảng vi n

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Chưa thực sự thấy hết tầm quan trọng của quản lý

CTĐT theo hướng ĐBCL

3,68

0,515

1

2. Khoa chuyên ngành chưa có nhiều các chuyên gia đầu

ngành nên xây dựng CTĐT gặp nhiều khó khăn

2,14

0,873

3

3. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cách giúp SV

tiếp cận vấn đề còn mang tính tự phát

3,57

0,640

2

4. Cơ chế, chính sách của nhà trường chưa mang tính khuyến khích hoạt động cải tiến CTĐT theo hướng

ĐBCL


2,08


0,892


4

Điểm trung bình nhóm

2,94

0,789


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Hai yếu tố có ảnh hưởng nhưng ở mức thấp hơn đó là khoa chuyên ngành chưa có nhiều các chuyên gia đầu ngành nên việc xây dựng CTĐT gặp nhiều khó khăn (ĐTB = 2,14) và cơ chế, chính sách của nhà trường chưa mang tính khuyến khích hoạt động cải tiến CTĐT theo hướng ĐBCL, với ĐTB = 2,08. Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng tại các khoa chuyên ngành của HVNH. Khó khăn dễ nhận thấy là HV được thành lập từ năm 1998 trên cơ sở trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, với lịch sử để lại, đây là cơ sở đào tạo nhân sự riêng cho ngành NH, trước sự biến đổi của XH, với xu hướng của thị trường và áp lực cạnh tranh trong đào tạo nhân lực tại Việt Nam, những năm qua, HVNH đã xác định chiến lược phát triển thành trường đào tạo đa ngành. Vì vậy, một số khoa chuyên ngành mới thành lập cũng gặp khó khăn khi xây dựng CTĐT. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố có ảnh hướng lớn đến chất lượng CTĐT bởi có thể có nhiều giải pháp hỗ trợ cho thiếu hụt này. Tìm hiểu về việc đội ngũ GV chưa thực sự hài lòng về cơ chế, chính sách trong việc khuyến khích hoạt động cải tiến CTĐT, theo giảng viên Ng.T.T đây là nhiệm vụ của GV, tuy nhiên nếu nhà trường có cơ chế tài chính tốt hơn thì GV thấy được quan tâm và động viên. Một học phần phải có ngân hàng đề với khối lượng ít nhất 500 câu hỏi chia theo các mức độ khác nhau, hàng năm chỉnh sửa, bổ sung phần thù lao nhận được không đáng kể. Vì vậy, rất khó để tạo động lực cho GV tâm huyết, chỉnh sửa, bổ sung ngân hàng đề phục vụ cho việc đánh giá sát với với chuẩn đầu ra của chương trình. Ý kiến này cũng là một trong những gợi ý để BLĐ điều chỉnh và có cơ chế chính sách phù hợp hơn trong triển khai các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT trong thời gian tới.

Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy, trong 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, phần lớn cán bộ, GV đều khẳng định tầm nhìn, quan điểm của BLĐ có ảnh hướng lớn nhất, sau đó đến vai trò của BLĐ các Khoa chuyên ngành và nhận thức của GV và cuối cùng là chỉ đạo của BGD&ĐT. Kết quả khảo sát là những gợi ý rất giá trị để tác giả phân tích, xem xét sâu hơn khi phân tích hồi quy cũng như đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý CTĐT tại HVNH.


3.6. Kết quả phân tích tương quan giữa quản lý chương trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng với các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại Học viện Ngân hàng

3.6.1. Ma trận tươn quan ữa các biến ộc lập và biến ph thuộc

Bảng 3. 16: Ma trận tương quan



Biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

Giới tính

1













Tuổi

0,123

1












Thời gian

-0,205*

-0,789*

1











QĐBGD

-0,167

-0,270**

0,134

1










TNBLD

-0,016

-0,092

0,077

-0,027*

1









VTKCN

0,079

-0,082

0,049

-0,135

0,772**

1








NTCBGV

-0,016

-0,186*

0,202*

0,304*

0,341**

0,299**

1







QLCTCT

0,144

-0,170

0,155

0,170

0,379**

0,430**

0,233**

1






QLNDCT

-0,122

-0,181

0,198*

0,021

0,627**

0,501**

0,337**

0,570**

1





(10)

QLCLSV

0,073

-0,135

0,016

-0,216

0,774**

0,689**

0,345**

0,430**

0,533**

1




(11)

QLCSHT

0,011

-0,067

0,079

-0,174

0,558**

0,434**

0,380**

0,363**

0,639**

0,595**

1



(12)

QLHDDG

0,044

-0,375**

0,300**

0,048

0,529**

0,552**

0,278**

0,349**

0,556**

0,587**

0,554**

1


(13) CLGV

-0,051

-0,038

0,084

0,042

0,653**

0,642**

0,358**

0,592**

0,650**

0,553**

0,546**

0,522**

1

Ghi chú: Tương quan Pearson, 1 tailed.*: p < 0,05; ** P < 0,01



108

Như đã trình bày trong Bảng 3.16 Ma trận tương quan các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc. Các biến kiểm soát trong mô hình có tương quan với biến phụ thuộc, tuy nhiên tương quan này không có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập không tương quan lớn với nhau, điều này dự báo không có sự tương quan trong mô hình. Tuy nhiên, để chắc chắn, cần phải xem xét chỉ sốVIF (Variance inflation factor) để biết thêm về sự tương quan.

3.6.2. Kết quả phân tích hồ quy a b ến

Tác giả tiến hành hồi quy đa biến với lần lượt là 6 mô hình có nhóm biến độc lập giống nhau và chỉ khác nhau biến phụ thuộc. Chi tiết các biến trong mô hình sẽ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 17: Các mô hình hồi quy


Mô hình

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Biến kiểm soát

Mô hình 1

Quản lý cấu trúc CTĐT

Quy định của BGD&ĐT

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 2

Quản lý nội dung CTĐT

Quy định của BGD&ĐT

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 3

Quản lý chất lượng GV

Quy định của BGD&ĐT

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 4

Quản lý hoạt động đánh giá giám sát

Quy định của BGD&ĐT

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 5

Quản lý cơ sở hạ tầng

Quy định của BGD&ĐT

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 6

Quản lý chất lượng SV

Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Giới tính

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

Tuổi

Vai trò của Khoa chuyên ngành

Thời gian

Nhận thức của cán bộ giảng viên


Mô hình 1

Kết quả hồi quy mô hình 1 cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102. Các biến độc lập không có đa cộng tuyến. Chỉ số Durblin

– Watson bằng 1,273 cho thấy không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 38% cho

thấy các biến độc lập giải thích được 38% sự dao động của biến phụ thuộc. F bằng 6,049 và sig (F) bằng 0,000 cho thấy mô hình không có khuyết tật (Bảng 3.18)

Bảng 3. 18: : Kết quả hồi quy mô hình 1


Mô hình 1: Biến phụ thuộc là Quản lý cấu trúc chương trình

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

0,208

0,121

0,091

1,068

Tuổi

0,014

0,014

0,337

2,966

Thời gian

0,101

0,070

0,154

2,730

Quy định của BGD&ĐT

0,210

0,073

0,005

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,236

0,145

0,108

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,246

0,163

0,135

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,132

0,104

0,209

1,359

R2

38%

F

6,049

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

1,273


Điều này có nghĩa chỉ có biến quy định của BGD&ĐT tác động đến Quản lý cấu trúc chương trình với ß = 0,210 (se = 0,073; p < 0,005). Kết quả hồi quy cho thấy nếu tăng biến Quy định của BGD&ĐT lên 1 đơn vị sẽ làm tăng Quản lý cấu trúc CTĐT lên 0,210. Ngược lại, nếu giảm biến Quy định của BGD&ĐT 1 đơn vị sẽ làm giảm Quản lý cấu trúc CTĐT 0,210 đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022