Kết Quả Khảo Sát Quản Lý Chất Lượng Đầu Ra Trong Quá Trình Đào Tạo

hoạch hoạt động, chương trình chi tiết và mục tiêu rõ ràng, gắn với mục đích của việc học. Qua quan sát, khi SV tham gia các CLB, SV tự tin, được bổ sung thêm tri thức và cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Hiểu biết của SV về kết quả học tập mong đợi, nhiệm vụ, quy trình, mục tiêu học tập thông qua các tuyên bố trong chuẩn đầu ra của từng học phần, tác giả nhận thấy có sự đánh giá tương đồng giữa nhóm GV và SV và chỉ khác nhau về thứ bậc khi xếp tiêu chí này cùng với các tiêu chí khác trong khảo sát. ĐTB lần lượt là 2,98 và 2,99, đạt mức khá theo quy ước của thang đo. Theo quan sát của tác giả và thông tin từ các Khoa, bộ môn, từ các GV đều khẳng định cung cấp thông tin đầy đủ về Chuẩn đầu ra trước khi giảng dạy một học phần cho SV. Tuy nhiên, SV chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc làm này, thậm chí ít quan tâm. Bên cạnh đó, GV và SV cũng khẳng định có kế hoạch học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức, gắn kết với chương trình và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp với ĐTB lần lượt là 3,01 và 2,91. Có sự đánh giá khác nhau này là do GV luôn đặt mục tiêu và sự kỳ vọng rất lớn với SV. Đôi khi, chỉ một nhóm SV lười học, ý thức học tập chưa tốt cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của GV khi đánh giá. Hơn nữa, thực tế cho thấy SV hiện nay đang được thừa hưởng sự tiến bộ của xã hội, thừa hưởng kết quả từ các thành tựu trong NCKH, công nghệ ứng dụng, cộng với sự phát triển của Internet nên có nhiều kênh để tìm hiểu, khai thác thông tin, chiếm lĩnh tri thức khoa học. Tuy nhiên, trước những thuận lợi đó thì còn một bộ phận lớn SV ý thức tự giác chưa cao, chưa thực sự coi việc học và tự học tập, chiếm lĩnh tri thức, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là một trong những trăn trở. Vì lẽ đó, GV có sự so sánh thế hệ SV bây giờ với trước đây, và có chung nhận định “SV hiện nay sáng tạo, thông minh, giỏi ngoại ngữ nhưng lười tư duy, ham chơi và ngại NCKH”. Đặc biệt, GV và SV đều nhận định rằng, mức độ chủ động của SV trong kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai các hoạt động học hiệu quả, chỉ ở mức khá. ĐTB lần lượt là 2,77 và 2,95, xếp bậc cuối cùng trong các tiêu chí khảo sát về QLCL SV trong QTĐT. Đây là một trong những gợi ý để tác giả đề xuất giải pháp trong nâng cao CLĐT theo hướng ĐBCL và sự gắn kết đào tạo theo định hướng XH, kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình bồi dưỡng, phát triển nhân lực.

Tìm hiểu về QLCL SV, tác giả xem xét đến QLCL đầu ra tại HVNH (xem bảng 3.10). Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GV đều chưa thực sự hài lòng về hoạt động QLCL đầu ra các CTĐT cử nhân chính quy. Nói cách khác, đây là hoạt động mà HV chưa thực sự triển khai đồng bộ, định kỳ và hiệu quả (ĐTB nhóm = 2,49), đạt mức ĐTB theo cách quy ước trong nghiên cứu này.

Trong các tiêu chí khảo sát, phần lớn GV đều khẳng định, tỉ lệ SV thôi học và tỉ lệ tốt nghiệp được xác định, giám sát và đối sánh, tìm hiểu nguyên nhân để cải tiến chất lượng luôn được HV chú trọng và đạt mức khá với ĐTB = 3,10. Số liệu được công bố và cuối mỗi năm học và các cuộc hợp sơ kết, triển khai HĐĐT của nhà trường. Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho SV có kết quả học tập kém, biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình đã được HV thực hiện đúng theo hướng dẫn và các văn bản quy định của BGD&ĐT. Đặc biệt, thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai các CTĐT, tất cả các vấn đề liên quan, các thắc mắc của GV, các chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của GV cũng được đề cập công khai, minh bạch. Các khoa chuyên ngành cùng phân tích, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, từng bước cải thiện CLĐT, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Bảng 3. 9: Kết quả khảo sát quản lý chất lượng đầu ra trong quá trình đào tạo


Quản lý chất lượng đầu ra

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Tỷ lệ SV thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp được xác định, giám sát và đối sánh, tìm hiểu nguyên nhân để cải tiến

chất lượng

3,10

0,75

1

2. Nhà trường có kênh tiếp nhận thông tin phản hồi về

CTĐT của SV sau khi tốt nghiệp.

2,03

0,88

4

3. Nhà trường nắm chắc tỷ lệ SV tìm được việc làm sau 1

năm kể từ khi tốt nghiệp.

2,69

0,82

2

4. Thu thập thông tin phản hồi từ các tổ chức sử dụng

nhân sự đào tạo từ HVNH được tổ chức định kỳ và có hệ thống.

2,12

0,88

3

Điểm trung bình nhóm

2,49

0,91


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 13

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Tìm hiểu thông tin về việc nhà trường có nắm chắc tỉ lệ SV tìm được việc làm sau 1 năm kể từ khi tốt nghiệp hay không? GV tham gia khảo sát cho biết nhà trường chưa thực sự đầu tư và chú trọng vấn đề này, mặc dù đã có bộ phận chuyên trách về ĐBCL đào tạo (ĐTB = 2,69). Theo số liệu của phòng Thanh tra và Quản lý chất lượng, tỉ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm là: năm 2015 đạt 96%; năm 2016 đạt tỉ lệ 95% và năm 2017 đạt tỉ lệ 95%. Tuy nhiên, số liệu khảo sát chưa làm rõ với tỉ lệ này thì SV học CTĐT nào/ngành nào có được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo nhất? Quan sát trên website của phòng chỉ có một Quyết định số 194/QĐ-HVNH, của Giám đốc HVNH ban hành 2/10/2009 về việc Tổ chức lấy ý kiến phản hồi trong hoạt động ĐBCLGD nhưng văn bản không chỉ rõ đối tượng mà HV hướng đến. Việc thu thập thông tin phản hồi từ các tổ chức sử dụng nhân sự đào tạo từ HVNH được tổ chức định kỳ và có hệ thống cũng được GV đánh giá với ĐTB = 2,12. Trên thực tế, muốn biết chất lượng đào tạo, sản phẩm của một cơ sở giáo dục thì kênh đánh giá chính xác nhất chính là từ phía sử dụng lao động. Chúng tôi đồng ý rằng, chất lượng nhân sự tốt nghiệp đại học tuy tốt nhưng khi tuyển dụng, tổ chức vẫn phải bồi dưỡng, đào tạo thêm nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, thông tin phản hồi từ phía đơn vị sử dụng lao động sẽ là dữ liệu chính thống và rất giá trị, giúp nhà trường luôn cải tiến, đổi mới CTĐT, từng bước khắc phục hạn chế và bổ sung tri thức, kỹ năng phù hợp với vị trí công việc.

Tìm hiểu về kênh tiếp nhận thông tin phản hồi về CTĐT của SV sau khi tốt nghiệp, GV trong nhóm khách thể khảo sát cho biết hoạt động này cũng chỉ ở mức khá, với ĐTB = 2,03. Kết quả này hoàn toàn phù hợp khi phỏng vấn sâu khách quan và ngẫu nhiên SV đã tốt nghiệp. Ng.M.H, SV tốt nghiệp 2 năm cho biết: Từ khi ra trường không nhận được điện thoại hay bất cứ phiếu khảo sát nào của trường về chất lượng Khoa, ngành đã học. H chia sẻ thêm về kiến thức được học trong trường với vị trí công việc đang làm giữa học trong trường và làm việc khác nhau. Nhiều môn học xong không biết ứng dụng được vào đâu? Có thể bỏ môn này và tăng thêm thời gian đi thực tế hoặc thời gian học các môn chuyên ngành. Đây cũng là một trong những băn khoăn mà rất nhiều cán bộ, GV đều nhận biết được từ rất lâu

nhưng hiện vẫn “loanh quanh” bởi khung CTĐT đã được BGD&ĐT quy định cho từng cấp, lĩnh vực đào tạo trong suốt nhiều năm qua.

3.4.5. T ực trạn quản lý cơ sở ạ tần , tran t ết bị và các oạt ộn ỗ trợ s n v n

Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV là một trong những hoạt động quan trọng và có tác động đến QLĐT theo hướng ĐBCL trong trường đại học. Để tìm hiểu hoạt động này tại HVNH, tác giả thực hiện khảo sát trên hai nhóm khách thể nghiên cứu đó là GV và SV với 7 khía cạnh như trong mô tả ở bảng 3.10. Kết quả có sự khác biệt đáng kể, nhóm GV khẳng định quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV hiện nay mới chỉ đạt mức trung bình trong khi SV đánh giá đạt mức tốt (ĐTB nhóm lần lượt là 2,92 và 3,00), đạt mức khá. Trong đó, nhà trường luôn có chính sách động viên, khen thưởng SV nghèo vượt khó, có kết quả học tập xuất sắc, đạt các thành tích trong NCKH hoặc các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, (ĐTB lần lượt là 3,15 và 3,02) là tiêu chí được GV và SV đánh giá đạt mức tốt nhất. Ngoài học bổng theo đúng quy định của BGD&ĐT, HVNH còn có các học bổng của Thống đốc, học bổng dành cho SV nghèo vượt khó, học bổng của các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại. Quỹ khen thưởng sinh viên NCKH hàng năm được Giám đốc HV rất quan tâm và trao nhiều giải thưởng nhằm động viên, khích lệ tinh thần học tập của SV. Đặc biệt, năm 2019, Giám đốc HV đã kí quyết định thành lập Ban Hỗ trợ Khởi nghiệp nhằm giúp nhà trường triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ SV khởi nghiệp trong trường đại học, giúp SV chủ động tự tạo công ăn, việc làm sau khi tốt nghiệp, tự định vị được bản thân để từng bước hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng còn khiếm khuyết so với yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Năm vừa qua, HV có 03 nhóm SV có ý tưởng khởi nghiệp lọt vào vòng thi chung kết và đều đạt giải cao Cuộc thi SV với ý tưởng khởi nghiệp do BGD&ĐT, VCCI tổ chức.

Bảng 3. 10: Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV


Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV

Đánh giá của GV

Đánh giá của SV

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị và cập nhật để hỗ trợ hoạt

động đào tạo và nghiên cứu


2,76


0,83


7


2,93


0,84


7

2. Thư viện, các nguồn học liệu được trang bị

đầy đủ và cập nhật


3,00


0,82


2


3,04


0,78


2

3. Hệ thống công nghệ thông tin, phòng Lab được

trang bị đầy đủ và đáp ứng việc học tập, NC


2,98


0,74


3


3,03


0,81


3

4. Các hoạt động tư vấn học tập được triển khai

khoa học, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV.


2,77


0,92


6


2,99


8,83


5

5. Các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi học thuật được tổ chức thường xuyên giúp SV cải thiện kỹ

năng và nâng cao chất lượng học tập


2,91


0,82


4


3,06


0,80


1

6. Nhà trường tổ chức các hỗ trợ khác: đi thực tế tại DN, thực tập tại các tổ chức phù hợp chuyên ngành đào tạo, hội chợ việc làm…nhằm tăng

khả năng tìm được việc làm cho SV.


2,88


0,85


5


2,96


0,86


6

7. Nhà trường luôn có chính sách động viên, khen thưởng SV nghèo vượt khó, có kết quả học tập xuất sắc, đạt thành tích trong NCKH hoặc

các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp…


3,15


0,93


1


3,02


0,76


4

Điểm trung bình nhóm

2,92

0,81


3,00

0,79


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Kết quả khảo sát về quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ người học cho thấy, GV và SV có đồng quan điểm thư viện, các nguồn học liệu được trang bị đầy đủ và cập nhật với ĐTB lần lượt là 3,00 và 3,04, đạt mức khá và xếp thứ 2 trong thang đánh giá. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin, phòng Lab được trang bị đầy đủ và đáp ứng việc học tập, nghiên cứu, được đánh giá và cùng xếp thứ 3, với ĐTB lần

lượt là 2,98 và 3,03. Có sự đánh giá chênh lệch là do GV có nhu cầu sử dụng và truy cập cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với SV. Vì lẽ đó, GV có xu hướng yêu cầu cao hơn về cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Cũng do cơ sở hạ tầng công nghệ của HV không đủ để cung cấp cho lượng lớn SV cùng truy cập Internet một thời điểm, mạng nội bộ bị ảnh hưởng và điều này dễ tạo ra sự không hài lòng từ phía GV. Bên cạnh đó, các khoa chuyên ngành đều có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi học thuật thường xuyên giúp SV cải thiện kỹ năng và nâng cao chất lượng học tập (ĐTB đánh giá của GV là 2,91 xếp thứ 4 và của SV là 3,06 xếp thứ nhất). Sở dĩ, có sự đánh giá khác nhau này, có thể do GV luôn có tâm thế yêu cầu cao về chất lượng các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi học thuật nên ít hài lòng với kết quả mà trong các hoạt động đó, các thầy/cô luôn song hành và định hướng tổ chức cho SV. Tìm hiểu sâu hơn, H.M.T cho biết HV luôn tổ chức các cuộc thi học thuật như: bản lĩnh nhà đầu tư, Nhà ngân hàng tương lai, SV với ý tưởng khởi nghiệp… Qua các cuộc thi này, SV được tôi luyện nhiều kỹ năng, bổ sung thêm nhiều kiến thức thực tế không có trong giáo trình các môn học. Xét trên quan điểm giáo dục toàn diện, bên cạnh lợi ích như SV cảm nhận, các hoạt động ngoại khóa và cuộc thi học thuật còn giúp SV gắn kết với môi trường học, có cơ hội tiếp xúc và mở rộng các mối quan hệ với bạn bè, thầy/cô, với các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình, đặc biệt là có nhiều cơ hội nhận được lời mời hợp tác hoặc cộng tác viên, thực tập sinh, thậm chí được tuyển dụng thẳng vào một số các tổ chức khác. Tuy nhiên, việc nhà trường tổ chức các hỗ trợ khác như: đi thực tế tại doanh nghiệp, thực tập tại các tổ chức phù hợp chuyên ngành đào tạo, hội chợ việc làm… nhằm tăng khả năng tìm được việc làm cho SV được đánh giá ở mức khá với ĐTB lần lượt là 2,88 và 2,96. Hội chợ việc làm là một trong những hoạt động thường niên HVNH phối kết hợp cùng các Ngân hàng Thương mại, các doanh nghiệp tổ chức trong nhiều năm qua. Kết quả của hoạt động này đã gắn kết và tạo cơ hội cho SV cũng như nhà tuyển dụng gặp gỡ, đạt được mục đích giữa các bên và được BGD&ĐT cũng như các trường đại học trong khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội đánh giá cao. Tuy nhiên, hoạt động tổ chức đi thực tế, một số năm trở lại đây được nhà

trường khuyến khích nhưng cũng chưa thực sự triển khai đồng bộ và hiệu quả ở tất cả các học phần, các khoa chuyên ngành. Hầu hết các khoa đều chọn phương án mời các chuyên gia về chia sẻ thực tế với SV. Một số khoa đã đẩy mạnh hoạt động đi thực tế tại doanh nghiệp cho SV chuyên ngành. Do đó, hầu hết CTĐT đều xây dựng và giảng dạy trên cơ sở và phương pháp luận về lý thuyết thông qua các tình huống mô phỏng do GV cung cấp. Thực trạng này tương đối phổ biến ở các trường công lập tại Việt Nam. Đặc biệt, kết quả khảo sát phản ánh thực trạng GV và SV chưa hài lòng với các hoạt động tư vấn học tập triển khai khoa học, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV với ĐTB lần lượt là 2,77 và 2,99. Tìm hiểu vấn đề này, hoạt động tư vấn người học được giao cho GV các khoa chuyên ngành và GV không đủ thời gian để thực hiện do phải lên lớp, tham gia các hoạt động NCKH, hội thảo và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các phong trào do HV phát động. Vì vậy, thực tế hoạt động tư vấn cho người học đang trở nên hình thức, chưa hiệu quả và chỉ dừng lại ở việc “kí giấy” cho SV thay đổi đăng kí học phần và một số các văn bản xác nhận khác giúp đảm bảo quyền lợi cho người học.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị và cập nhật để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu chỉ được đánh giá ở mức khá và xếp cuối cùng với ĐTB là 2,76 và 2,93. Qua quan sát, năm học vừa qua các giảng đường đã được trang bị điều hòa. Phần lớn GV và SV không hài lòng khi các giảng đường phần lớn sử dụng micro có dây và ảnh hưởng đến việc di chuyển của GV, nhất là trong các giờ SV thảo luận. Bộ phận kỹ thuật chưa hỗ trợ kịp thời, ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy.

Tóm lại, tìm hiểu quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV về cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng kiểm định CTĐT, song để tiến gần hơn các tiêu chuẩn kiểm định trong khu vực và trên thế giới thì nhà trường cần đặc biệt chú trọng tới chất lượng của các hoạt động tư vấn học tập, triển khai khoa học, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV. Tổ chức các hỗ trợ khác như đi thực tế tại DN, thực tập tại các tổ chức phù hợp chuyên ngành đào tạo, hội chợ việc làm… nhằm tăng khả năng tìm được việc làm cho SV. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị và cập nhật để hỗ trợ hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

3.4.6. T ực trạn k ểm tra, án á quá trìn ọc tập của s n v n

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV trong trường đại học là một trong những hoạt động không thể thiếu của quy trình đào tạo. Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV có vai trò quan trọng trong đổi mới, nâng cao CLĐT. Kết quả của kiểm tra, đánh giá SV là cơ sở để mỗi GV tự điều chỉnh, cải tiến PPGD và nắm được tình hình học tập của SV. Đánh giá kết quả học tập của SV một cách khách quan, chính xác và khoa học là động lực khích lệ sự vươn lên trong học tập, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của SV và ngược lại. Tìm hiểu về hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV HVNH, và để có đánh giá khách quan hơn từ phía người học, tác giả đã thực hiện khảo sát từ GV và SV. Kết quả khảo sát khẳng định, hoạt động này đang thực hiện ở mức khá nhưng có ĐTB mức cao, với ĐTB nhóm đánh giá của GV là 3,09 và của SV là 3,01, (Xem Bảng 3.11). Tuy có sự đánh giá ngang nhau về ĐTB nhóm nhưng xét trong từng tiêu chí vẫn có sự chênh lệch khi so sánh quan điểm của GV và SV.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022