Tổ Ch C Lấy Ý K Ến P Ản Ồ Của Sv Về C Ất Lượn Ctđt

ELOs tương thích và bổ trợ cho phương pháp đánh giá phương pháp dạy học trong 1

ELOs tương thích và bổ trợ cho phương pháp đánh giá, phương pháp dạy học trong quá trình xây dựng CTĐT. Phương pháp Xây dựng kết quả học tập mong đợi (ELOs) là một trong những tiêu chí đánh giá của Kiểm định AUN – QA.

* Các bước tiến hành rà soát, điều chỉnh cấu trúc, nội dung CTĐT

Bước 1: Lập kế hoạch rà soát cấu trúc, nội dung CTĐT;

Bước 2: Thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải rà soát, điều chỉnh CTĐT (Quy định của Nhà nước, của BGD&ĐT, của Ngân hàng Nhà nước; tham khảo các CTĐT của các trường đại học uy tín trong và ngoài nước; các biến đổi về kinh tế XH và phản hồi của các bên liên quan…).

Bước 3: Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của CTĐT đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy…); so sánh giữa kết quả nghiên cứu về yêu cầu phát triển CTĐT và mức độ đáp ứng yêu cầu của CTĐT đang thực hiện; dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật đổi mới CTĐT;

Bước 4: Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật, đổi mới CTĐT và trình Hội đồng khoa học cấp Khoa, cấp Học viện;

Bước 5: Tổ chức hội nghị khoa học xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành bên ngoài Học viện liên quan đến lĩnh vực của CTĐT

Bước 6: Hội đồng khoa học cấp Học viện thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật, đổi mới CTĐT

Bước 7: Giám đốc Học viện Ngân hàng kí ban hành CTĐT mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Bước 8: Các Khoa chuyên ngành tổ chức sinh hoạt chuyên môn và truyền thông để đội ngũ GV thấm nhuần quan điểm, mục tiêu của việc rà soát, điều chỉnh CTĐT giúp họ chuyển tải thông điệp tích cực đến người học.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp

- Khi rà soát cấu trúc, nội dung CTĐT của một ngành đào tạo nào đó cần tiếp cận theo quan điểm DACUM (Development A Curriculum/Phát triển một chương trình). Đây là một trong những phương pháp phân tích năng lực nghề nghiệp để thiết kế một CTĐT. Phương pháp DACUM được đề xuất từ tháng 7/1968 tại Anh, Columbia, Canada và áp dụng phổ biến từ những năm 1990 tại Canada và Hoa Kỳ như một cách tiếp cận mới trong xây dựng, phát triển các CTĐT dựa trên việc mô tả và phân tích công việc. Áp dụng phương pháp này, sẽ giúp các Khoa trả lời chính xác câu hỏi: nên lựa chọn học phần nào? dạy những gì để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động? DACUM còn giúp nhà trường tạo nên giá trị quan hệ cộng đồng với các nhà tuyển dụng nên vì thế rất phù hợp trong thiết kế CTĐT theo chuẩn năng lực đầu ra.

- Ban lãnh đạo HV cần có biện pháp chỉ đạo sát sao, có quyết sách, giải pháp kịp thời khi phát hiện các Khoa chuyên ngành có dấu hiệu “lợi ích nhóm” trong xây dựng, cải tiến CTĐT. Thành lập Hội đồng chuyên gia và mời các chuyên gia đầu ngành bên ngoài HV đánh giá kết cấu, nội dung CTĐT khi phát hiện có dấu hiệu “lợi ích nhóm”.

4.2.4. Tổ ch c lấy ý k ến p ản ồ của SV về c ất lượn CTĐT

a) Mục tiêu của giải pháp

- Lấy ý kiến phản hồi của SV về chất lượng chương trình đào tạo nhằm giúp nhà trường và các đơn vị liên quan có thông tin phản hồi;

- Là dữ liệu quan trọng giúp Ban lãnh đạo có kế hoạch, quyết sách kịp thời trong bồi dưỡng, phát triển chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu của người học.

- Giúp GV tự xem xét, điều chỉnh những phản hồi chưa tích cực từ phía người học.

b) Nội dung giải pháp

- Một là, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV phải bao gồm các thông tin về quy trình giảng dạy như: cung cấp đề cương học phần; phổ biến về mục tiêu,

chuẩn đầu ra, nội dung và yêu cầu của học phần, thời lượng (số tín chỉ, số tiết lý thuyết, thực hành,…); thông tin về hình thức kiểm tra, đánh giá và tiêu chí đánh giá kết quả học tập; thông tin về tài liệu học tập (giáo trình, tài liệu tham khảo,...) ngay từ khi bắt đầu môn học và các thông tin khác (nếu có).

- Hai là, đánh giá nội dung của GV: tính cập nhật, nội dung bài giảng gắn với thực tiễn, khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp SV đạt được các năng lực đã công bố tại Chuẩn đầu ra của học phần.

- Ba là, đánh giá phương pháp tổ chức, giảng dạy của GV; Tính đổi mới, phù hợp với thực tiễn, gắn với phát triển các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm của người học. Cách thức GV tạo hứng thú, khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập.

- Bốn là, đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá người học: Bao gồm tính KH, công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ…và sự phù hợp giữa nội dung kiểm tra, đánh giá với chuẩn đầu ra, mục tiêu học phần, phản ánh đúng mức độ tích lũy kiến thức và năng lực của người học.

- Năm là, đánh giá về tác phong sư phạm, đạo đức nghề nghiệp, tư chất, năng lực của GV trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc, tư vấn, hỗ trợ SV.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp

- Phải đảm bảo tính khoa học, khách quan trong khảo sát, lấy ý kiến phản hồi từ người học về GV;

- Số lượng SV thực hiện khảo sát phải đảm bảo tính đại diện của mẫu tính trên tổng số lượng SV mà kỳ học đó GV trực tiếp giảng dạy;

- Là một trong những kênh để BLĐ tham chiếu trong đánh giá CL GV;

- Dữ liệu thu thập được phải được người có chuyên môn về thu thập, dữ liệu khảo sát trực tiếp tập hợp, phân tích.

- Dữ liệu thu thập được cần so sánh giữa các kỳ, các năm đánh giá để nhận thấy sự khác biệt theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đối với một GV;

- Dữ liệu thu thập được từ ý kiến phản hồi của người học phải được sử dụng đúng mục đích, chỉ cung cấp cho chính GV đó và trưởng khoa quản lý GV biết, điều chỉnh và tìm giải pháp hợp lý khắc phục sau mỗi kỳ đánh giá.

4.2.5. Tổ c c lấy ý k ến p ản ồ từ cựu SV và n à tuyển d n lao

ộn về c ất lượn c ươn trìn ào tạo

Một trong những tồn tại trong Báo cáo đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định ĐHQG Hà Nội đã nêu đó là việc khảo sát về tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp cho thấy HVNH chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là SV hệ chính quy trình độ đại học và tổ chức khảo sát bằng hình thức Online, nên số lượng SV tham gia trả lời trên Google Doc rất ít so với số SV tốt nghiệp hằng năm (trên 2000 SV). Từ tồn tại trên, cùng với kết quả phỏng vấn sâu SV tốt nghiệp sau một năm của tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đề xuất giải pháp nêu trên nhằm mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu của giải pháp

- Giúp cải tiến CTĐT gần hơn với yêu cầu vị trí việc làm của các tổ chức, giúp SV có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong công việc;

- Đảm bảo CTĐT tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập;

b) Nội dung giải pháp

- Theo định kỳ hằng năm (tính từ thời điểm trao bằng tốt nghiệp cho đến sau 1 năm SV tốt nghiệp), bộ phận chuyên trách lập kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch lấy ý kiến phản hồi từ cựu SV đã tốt nghiệp 1 năm trước và ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng, bao gồm: mẫu phiếu khảo sát (thể hiện chi tiết mục đích khảo sát, các thông tin cần thu thập từ đối tượng khảo sát liên quan đến tình trạng đã đi làm hay chưa? Việc làm có đúng chuyên ngành không? Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc? mối liên quan giữa kiến thức, kỹ năng được đào tạo với yêu cầu vị trí việc làm hiện nay; Hình thức khảo sát (gửi thư, gửi Email, Online .v.v); Danh sách, địa chỉ liên hệ của cựu SV; Danh sách và địa chỉ liên hệ của các nhà tuyển dụng lao động… Kinh phí dự kiến thực hiện khảo sát.

- Sau khi được Giám đốc phê duyệt và ra quyết định giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên trách thực hiện theo kế hoạch, bộ phận chuyên trách tiến hành triển khai lấy ý kiến cựu SV và nhà tuyển dụng theo kế hoạch bằng các hình thức đã lựa chọn.

- Sau khi kết thúc thời gian khảo sát, bộ phận chuyên trách tiến hành tập hợp dữ liệu, xử lý các thông tin, dữ liệu khảo sát theo yêu cầu, viết báo cáo, phân tích,

đánh giá trên cơ sở thông tin thu thập được trong năm khảo sát và so sánh, đối chiếu với kết quả thu được của những khảo sát trước để thấy được tác động của các hoạt động cải tiến chất lượng và mức độ đáp ứng nhu cầu của XH, thị trường lao động của các CTĐT, trình Giám đốc xem xét phê duyệt.

- Công bố kết quả khảo sát và gửi về các đơn vị liên quan và các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm phân tích và lên kế hoạch, đề xuất các biện pháp thực hiện cải tiến chất lượng CTĐT, rà soát chuẩn đầu ra dựa trên kết quả khảo sát đã được phân tích nhằm cải tiến CTĐT đáp ứng yêu cầu XH và thị trường sử dụng lao động.

- Sau khi thực hiện kế hoạch và các biện pháp cải tiến chất lượng CTĐT dựa trên kết quả khảo sát, các đơn vị liên quan tiến hành so sánh kết quả cải tiến giữa các năm để rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch, biện pháp cải tiến chất lượng CTĐT cho những năm tiếp theo.

4.2.6. Xây dựng tiêu chí kiểm ịn c ươn trìn ào tạo theo tiêu chuẩn của AUN-QA phiên bản 3.0

Trong kết luận Báo cáo Đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã chỉ rõ một số tồn tại: Học viện chưa xây dựng kế hoạch hoạt động ĐBCL trong từng giai đoạn, từng năm học trên cơ sở các mục tiêu chiến lược chung; chưa xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện hoạt động KĐCL các CTĐT và xây dựng, phát triển văn hóa chất lượng. Việc tổng kết, đánh giá và đưa ra phương hướng hoạt động trong lĩnh vực ĐBCL nhằm đáp ứng những nhu cầu, mục tiêu chiến lược chưa thực sự được chú trọng; việc kiến nghị, đề xuất những biện pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở ý kiến phản hồi thu nhận được từ các hoạt động khảo sát của bộ phận chuyên môn còn hạn chế. Học viện chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình ĐBCL bên trong; chưa thiết lập hệ thống đầu mối theo dõi các hoạt động ĐBCL tại Phòng ban, Khoa, Bộ môn, Trung tâm, các Phân viện và các đơn vị khác. Vì vậy, việc đề xuất giải pháp này nhằm góp phần giải quyết một phần những tồn tại mà Báo cáo đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã nêu cũng như từ những phát hiện trong quá trình khảo sát thực trạng QLĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH của tác giả.

a) Mục tiêu của giải pháp

- Giúp HVNH có đủ thời gian để chuẩn bị kiểm định chất lượng CTĐT theo các chuẩn của mô hình AUN-QA.

- Huy động sức mạnh nội lực nhằm đạt được mục tiêu kiểm định chất lượng CTĐT theo chuẩn của AUN-QA.

b) Nội dung giải pháp

Mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN-QA tập trung vào chất lượng của các hoạt động đào tạo trên các phương diện: Chất lượng đầu vào; Chất lượng quá trình đào tạo và Chất lượng đầu ra. Cho đến nay, mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN- QA đã được cải tiến từ phiên bản 1.0 đến 3.0 và AUN đã điều chỉnh các tiêu chí đánh giá khác nhau sát hơn với nhu cầu của thị trường. Theo đó, phiên bản 3 của mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN-QA bao gồm 11 tiêu chuẩn: Kết quả học tập mong đợi; Mô tả CTĐT; Cấu trúc và nội dung CTĐT; Phương thức dạy và học; Kiểm tra, đánh giá SV; Chất lượng GV; Chất lượng đội ngũ CB hỗ trợ; Chất lượng SV và các hoạt động hỗ trợ SV; Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; Nâng cao chất lượng; Đầu ra. Trong mỗi tiêu chuẩn, có các tiêu chí nhỏ và được xem xét ở 7 mức độ khác nhau [34, tr,101-108]. Căn cứ vào kết quả khảo sát của đề tài và yêu cầu của 11 Tiêu chí KĐCL CTĐT của AUN-QA, tác giả đề xuất các bước trong thực hiện giải pháp như sau:

Bước 1: Thành lập Ban xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng 06 CTĐT chủ yếu tại HVNH từ năm 2020 đến 2025

Bước 2: Huy động và tập trung các nguồn lực tại các đơn vị liên quan đến nội hàm của 11 Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT theo mô hình AUN-QA để triển khai kế hoạch đã xây dựng

Bước 3: Tổ chức Hội thảo cấp ngành ngân hàng để xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị sử dụng nhân sự (sản phẩm đào tạo của HVNH) về nội dung chuyên đề của các CTĐT, kiến thức, kỹ năng, quy trình đào tạo, sự phối kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu XH…

Bước 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của HVNH trong quá trình chuẩn hóa các CTĐT. Lên kế hoạch phân công cụ thể cho các cá nhân,

đơn vị, bộ phận liên quan đến hoạt động cải tiến nâng cao chất lượng CTĐT, đáp ứng chuẩn của AUN-QA.

Bước 5: Thành lập bộ phận tự đánh giá hằng năm (bắt đầu từ năm 2021) theo hướng dẫn, mô tả chi tiết các yêu cầu trong 11 tiêu chí của AUN-QA, có minh chứng cụ thể theo hướng dẫn. Kết quả tự kiểm định được lập thành Báo cáo kết quả kiểm định chất lượng CTĐT như các đơn vị kiểm định độc lập mời bên ngoài.

Bước 6: Căn cứ vào kết quả Báo cáo kết quả tự kiểm định hàng năm, Ban xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng các CTĐT lập văn bản tham mưu cho Ban giám đốc để tiếp tục hoàn thiện, cải tiến rút ngắn hạn chế so với các tiêu chuẩn.

Bước 7: Lộ trình chậm nhất đến năm 2024, tối thiểu HVNH có 03 CTĐT đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình theo tiêu chuẩn của AUN-QA; Lộ trình đến năm 2025, đủ 06 CTĐT của 06 ngành học tại HVNH được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT theo 11 tiêu chuẩn của AUN-QA.

Bước 8: Tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu trong 11 tiêu chí và các minh chứng đối với các CTĐT của các ngành học còn lại. Phấn đấu muộn nhất đến năm 2030, tất cả các CTĐT của HVNH đáp ứng tiêu chuẩn của AUN-QA; Cập nhật, bổ sung thường xuyên khi các chuẩn trong mô hình QUN-QA được cập nhật.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp

- Các cá nhân trong Ban xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT đáp ứng các tiêu chuẩn của mô hình AUN-QA phải là các nhà giáo dục, các cá nhân thuộc đơn vị liên quan, trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chuẩn bị các minh chứng. Tuyệt đối không thành lập Ban cho có đủ các thành phần nhưng rất ít các cá nhân, các đơn vị đúng chuyên môn và lĩnh vực liên quan.

- Các cá nhân vừa am hiểu về các CTĐT, nắm chắc chủ trương, định hướng chiến lược của nhà trường, vừa giỏi về phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và các yêu cầu, minh chứng… của 11 Tiêu chuẩn mà mô hình đề cập đến.

- Ban lãnh đạo Học viện cần quan tâm, chỉ đạo kịp thời và có nguồn lực hỗ trợ cần thiết để các cá nhân hòa thành tốt nhiệm vụ được giao.

4.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các giải pháp

Để quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL ở HVNH, đề tài đề xuất 6 giải pháp cơ bản, ngoài ra có thể còn những biện pháp khác tác động đến công tác quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL nhưng chưa được đề cập đến trong luận án. Mỗi giải pháp được đề xuất có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại và hỗ trợ nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH trong thời gian tới.

* Mục tiêu thực hiện khảo sát

- Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL mà tác giả đề xuất trong nghiên cứu;

- Kết quả khảo sát là cơ sở để tác giả có những điều chỉnh và khuyến nghị kịp thời với các bên liên quan trong quá trình đẩy nhanh tiến độ quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL của mô hình AUN-QA.

* Nội dung, khách thể khảo sát

- Nội dung khảo sát được trình bày trong Phiếu khảo sát (xem Phụ lục 3)

- Khách thể khảo sát: Tổng số 175 người bao gồm

+ Cán bộ quản lý các cấp: Giám đốc HV; Trưởng/Phó 06 Khoa chuyên ngành, các Trưởng/Phó BM trực thuộc Khoa và các GV của 06 khoa: 158.

+ Các Trưởng/phó và chuyên viên Phòng Đào tạo, phòng Thanh tra Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, Phòng Quản lý người học: 17.

* Phương pháp xử lý kết quả khảo sát

Phương pháp thống kê mô tả

* Kết quả khảo sát

- Số phiếu khảo sát phát ra: 175. Số phiếu thu về: 175. Số phiếu điền đầy đủ thông tin và phù hợp với mục tiêu khảo sát: 128, đạt tỷ lệ 73,1%. Số phiếu điều thiếu từ 50% thông tin trở lên là 47 phiếu, chiếm tỷ lệ 26,9%.

- Sau khi sàng lọc và loại bỏ các phiếu không hợp lệ, tác giả giữ lại 128 phiếu hợp lệ và tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu theo phương pháp thống kê, kết quả được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí