Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Lào

11


Theo tác giả, thực chất vai trò nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan là vai trò tính tích cực xã hội của họ - động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng quân đội. Tác giả làm sáng tỏ vai trò nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan trong sự thống nhất hai phương diện. Đội ngũ sĩ quan vừa là nguồn lực đặc biệt, vừa là kiểu nhân cách tiêu biểu của cán bộ cách mạng trong sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay. Tác giả làm rò những nét căn bản về việc phát huy và sử dụng hệ thống động lực lợi ích, dân chủ và trí tuệ trong giải quyết vấn đề tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan. Tác giả đề xuất ba nhóm phương pháp cơ bản nhằm tích cực hóa nhân tố con người, đó là định hướng giá trị lợi ích, dân chủ hóa và trí tuệ hóa. Đặc biệt, trong đó cần quan tâm thực hiện những biện pháp chủ yếu về giáo dục, đào tạo, chính sách, cơ chế, tổ chức và xây dựng môi trường cho tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan.

Đặng Quốc Cẩm, “Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh hiện nay” [16]. Tác giả tập trung làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của họ. Đó là quá trình tác động làm biến đổi, nâng cao những yếu tố bên trong của người học viên như năng lực tư duy, động cơ, thái độ, trách nhiệm, phương pháp học tập, tự học nhằm khai thác một cách có hiệu quả những phẩm chất, tâm lý, nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo, giúp họ nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức, rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường. Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh là kết quả của sự tác động biện chứng của những điều kiện khách quan của quá trình đào tạo như mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất bảo đảm trong dạy học. Đây cũng là một khía cảnh, một một phương pháp, một phương hướng trong nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan nói

12


chung, phát huy nhân tố chủ quan của một chủ thể nói riêng. Song, trong quá trình đào tạo sĩ quan là một quá trình ghép, một bên là quá trình tiếp thu, lĩnh hội, tự học, tự rèn luyện của học viên, và một bên nữa là quá trình truyền thụ, dẫn dắt của đội ngũ giảng viên. Mặc dù đội ngũ học viên sẽ tự học, tự rèn luyện tốt đến mấy cũng không thể thiếu vai trò truyền tải tri thức, sự dẫn dắt, gương mẫu của đội ngũ giảng viên. Cho nên, chúng ta muốn phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ học viên trong quá trình đào tạo sĩ quan, trước hết phải phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên để làm gương mẫu cho đội ngũ học viên.

Trần Thị Hà Thái, “Phát huy nhân tố chủ quan trong việc xây dựng người nữ trí thức mới Việt Nam hiện nay” [77]. Tác giả tập trung làm rò cơ sơ lý luân và thực tiễn phát huy nhân tố chủ quan với việc xây dựng người nữ tri thức ở Việt Nam. Tác giả đã đưa ra mô hình người nữ tri thức mới hiện nay là: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Có tinh thần học tập, kiên trì khắc phục trở ngại để nâng cao trình độ học vấn, trình độ kiến thức đa dạng của mình. Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có suy nghĩ độc lập, sáng tạo, không chỉ nghĩ theo, làm theo người khác mà có chủ kiến thức của mình. Biết tổ chức công việc, cuộc sống của mình một cách khoa học, có nề nếp là điều giúp nữ tri thức khắc phục những khó khăn khách quan. Có lòng tin vào năng lực bản thân, đánh giá đúng khả năng của mình để có thể quyết định công việc một cách chủ động, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có tác phong làm việc nhanh nhẹn, tháo vắt phù hơp với xã hội công nghiệp và hiện đại. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

13


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguyễn Anh Tuấn, “Biện chứng cái chủ quan và cái khách quan trong tư tưởng của V.I.Lênin” [86]. Theo tác giả, V.I.Lênin hiểu điều kiện khách quan là những hoàn cảnh không phụ thuộc vào ý chí và ý thức, mơ ước và lý thuyết của những cá nhân này hay khác nhưng lại là cơ sở hoạt động của con người, xác định xu hướng, tính chất và các nhiệm vụ phát triển xã hội, chế định ý chí và các dự định của các chủ thể hành động lịch sử, trực tiếp xác định nội dung hoạt động của họ, đặt ra trước con người những nhiệm vụ xác định và cung cấp phương tiện cho việc giải quyết chúng. V.I.Lênin đưa vào khái niệm điều kiện khách quan lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như là cơ sở vật chất của sự phát triển xã hội, được định hình như kết quả lao động của nhiều người, và do vậy, không phụ thuộc gì vào ý thức và ý chí của từng thế hệ riêng rẽ. Các điều kiện khách quan còn bao gồm cả chế độ chính trị - xã hội, tương quan giữa các giai cấp và lực lượng chính trị trong nước và trên trường quốc tế. Mối liên hệ bên trong giữa các nhân tố khách quan được phản ánh trong các quy luật phát triển xã hội.

V.I.Lênin đã luận chứng toàn diện cho luận điểm mácxít về vai trò của nhân tố chủ quan trong lịch sử. Đối với V.I.Lênin, nhân tố chủ quan là hành trang tinh thần và tư tưởng của mọi người, sự chín chắn chính trị, tính tự giác và tính có tổ chức của họ hướng đến đạt những mục tiêu nhất định. Nhân tố chủ quan phản ánh trước hết những lợi ích của các giai cấp xã hội. Nội dung của nó mang tính giai cấp. V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc các thành tố cơ bản của nhân tố chủ quan vốn biểu hiện các mục tiêu, ý đồ của chủ thể sáng tạo lịch sử. Thuộc tính cố hữu của nhân tố chủ quan là tính có tổ chức, - là sự kết tinh cao nhất của ý thức giai cấp. Thành tố quan trọng của nhân tố chủ quan là trạng thái tâm lý của những người tham gia vào hoạt động cải biến xã hội. V.I.Lênin viết: “còn cách mạng - trong những lúc mà tất cả những tài trí con người được đặc biệt phát huy và đặc biệt khẩn trương - lại là sự nghiệp của ý thức, ý chí, nhiệt tình và trí tưởng tượng của hàng chục triệu người được cuộc

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 3

14


đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất khích lệ” [101, tr.101]. Ngoài ra, các trạng thái đạo đức của con người (tính vững chãi, kiên định) cũng là những thành tố thuộc cái chủ quan. Tuy nhiên, cũng không thể dựa vào đó mà quy nhân tố chủ quan chỉ về ý thức con người, về cái tinh thần. Cách hiểu quá hẹp như vậy làm nghèo đi nội dung thực tế của nhân tố đó, hạn chế tính hiệu lực của nó. Ý thức và tính tự giác là những thành phần không tách rời của nhân tố chủ quan, thể hiện trong hoạt động thực tiễn của quần chúng, trong chính hoạt động của con người.

Lương Việt Hải, “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội ” [36]. Tác giả đã bàn đến các khái niệm cơ bản là chủ quan, nhân tố chủ quan, vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội nói chung và ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau đổi mới nói riêng. Theo tác giả, “nhân tố chủ quan là những gì thuộc về chủ thể như ý thức, phẩm chất, hoạt động của chủ thể ” [36, tr.51].

Khăm Xúc Phôm Sa Vẳn,“Mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong nâng cao năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay” [42]. Tác giả luận giải mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong nâng cao hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao năng lực của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Theo tác giả, thực chất điều kiện khách quan trong năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị là bao gồm tổng thể những mặt, những yếu tố mà sự tồn tại của chúng không phụ thuộc vào ý chí, ý muốn chủ quan của người cán bộ chính trị với tư cách là chủ thể hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, đó là các yếu tố được thu hút vào quá trình hoạt động của cán bộ chính trị tạo thành hoàn cảnh hiện thực vận động theo quy luật khách quan,

15


vừa tạo khả năng, vừa là cái chế định hoạt động, chế định quá trình hình thành, phát triển năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Nhân tố chủ quan trong năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị là khả năng nhận thức, khả năng tổ chức thực hiện công tác đảng, công tác chính trị; là lòng tin, là ý chí, tình cảm…tạo nên tính năng động, sáng tạo của người cán bộ chính trị cấp phân đội trong quá trình biến yêu cầu khách quan thành yêu cầu chủ quan trong hoạt động tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cấp phân đội. Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong nâng cao năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của người cán bộ cấp phân đội là sự tác động biện chứng, chi phối, quy định lẫn nhau giữa tổng thể những mặt, những yếu tố của hoàn cảnh hiện thực với những mặt, những yếu tố tích cực, năng động sáng tạo của người cán bộ cấp phân đội tạo nên một quá trình hình thành và phát triển năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của người cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Lào. Năng lực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là sản phẩm của sự tác động thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đó là vấn đề có tính quy luật. Sự thống nhất này biểu hiện rất đa dạng, phong phú, nhưng tập trung nhất biểu hiện thông qua các mối quan hệ giữa người cán bộ cấp phân đội với tổ chức đảng và sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, với cơ quan đơn vị và tổ chức quân đội; với quần chúng và phong trào quần chúng; với tinh thần và chất lượng giáo dục, đào tạo của Quân đội nhân dân Lào.

Sôm Mát Phôn Sê Na, “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [75]. Tác giả đã phân tích sau hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương đổi mới, đất nước Lào đang bước sang một thời kỳ phát triển mới, trong đó vị thế kinh tế và năng lực không còn đơn thuần phụ thuộc vào sự sẵn có của các lợi thế cạnh tranh

16


truyền thống, dựa trên tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ. Trong thời kỳ mới, yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức và kỹ năng, sẽ giữ vai trò then chốt đảm bảo cho khả năng phát triển, hội nhập thành công của nền kinh tế.

Đengyang Kongchi, “Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [31]. Tác giả đã yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào phải đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo từ cấp trung học cơ sở - trung học phổ thông đến đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp và đào tạo đại học, sau đại học. Song song với đổi mới toàn diện đào tạo đại học và sau đại học, tác giả còn yêu cầu đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Theo Đengyang kongchi, Gary Becker đã khẳng rằng: “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục” [31, tr.43].

Látđaphon Xỉxảạt, “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay” [47]. Tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, phân tích vị trí, vai trò và những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực công tác quan trọng này một cách có hệ thống.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN LÀO

Đinh Xuân Khuê, “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giáo viên trong giáo dục, đào tạo ở Trường sĩ quan lục quan 2 hiện nay” [44]. Tác giả tập trung làm rò cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cơ

17


bản nhằm góp phần phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giáo viên trong giáo dục, đào tạo ở Trường sĩ quan lục quân 2. Tác giả đưa ra thực chất, kết cấu và đặc điểm có tính quy luật của việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giáo viên trong giáo dục, đào tạo ở Trường sĩ quan lục quân 2. Đó là toàn bộ những tri thức, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, và năng lực thực tiễn sư phạm của đội ngũ giáo viên ở Trường sĩ quan lục quân 2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan là quá trình làm biến đổi, nâng cao những yếu tố: tri thức, tình cảm, ý chí, năng lực sư phạm…của đội ngũ giáo viên nhằm khai thác có hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Trường sĩ quan lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vũ Thế Dũng, “Vài suy nghĩ về vai trò mới của giảng viên đại học” [20]. Tác giả nêu lên vai trò của giảng viên ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) Nhà khoa học, và (3) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Giảng viên = Nhà giáo + Nhà khoa học + Nhà cung ứng dịch vụ. Đây là vai trò truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người thầy giỏi. Thế nào là một người thầy giỏi? Đó là một người uyên bác về kiến thức chuyên ngành mà mình giảng dạy - Đúng nhưng chưa đủ, uyên bác về kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải điều kiện đủ cho một thầy giáo giỏi.

Theo các nhà giáo dục thế giới thì một giảng viên tòan diện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau:

Một, kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chuyên môn học mà mình giảng dạy.

Hai, kiến thức về chương trình đào tạo: tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên về một chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về cả chương trình giảng dạy.

18


Ba, kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy học trong từng chuyên ngành cụ thể.

Bốn, kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học.

Ở vai trò thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng (cộng đồng khoa học, xã hội nói chung, trong nước và quốc tế) là ba chức năng chính của một nhà khoa học.

Ở vai trò thứ ba, giảng viên thực hiện vai trò nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội. Đây là một vai trò mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện - nó cũng là một vai trò mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trò này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức xã hội - đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Cụ thể đối với nhà trường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản lý, các công việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên… Với ngành của mình, giảng viên làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự vào tổ chức các hội thảo khoa học.

Vũ Văn Ban, “Vai trò của tư duy lý luận đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ” [4]. Tác giả đã đi sâu phân tích làm rò vai trò của tư duy lý luận đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên trẻ trong các Học viện, Trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trên 03 nội dung sau:

Thứ nhất, giúp họ ngày càng nhận thức thấu đáo tri thức khoa học chuyên ngành và các khoa học khác; Thứ hai, giúp họ có điều kiện tìm tòi, lựa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/07/2022