Thống K Số Lượng Cán Bộ, Gv Và Sv, Các Công Trình Nckh Của Gv Từ Năm Học 2016 – 2017 Đến 2018-2019

Bảng 3. 5: Thống k số lượng cán bộ, GV và SV, các công trình NCKH của GV từ năm học 2016 – 2017 đến 2018-2019



STT


CÁC TIÊU CHÍ

NĂM HỌC 2016-2017

NĂM HỌC 2017-2018

NĂM HỌC 2018-2019

Số

lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

I

Tổng số cán bộ GV tại trụ sở chính Học viện Ngân hàng

667

100

713

100

755

100

1

Giảng viên cơ hữu

474

71,1

485

68

525

69,5

2

Cán bộ nhân viên

188

28,2

219

30,7

222

29,4

3

Giảng viên thỉnh giảng

5

0,7

9

1,3

8

1,1

II

Giảng vi n cơ hữu phân theo học hàm, học vị

474


483


491


1

Giáo sư

01


3,16

01


3,73

01


3,73

2

Phó giáo sư

14

17

17

3

Tiến sỹ

71

15

83

17,2

91

18,5

4

Thạc sỹ

338

71,3

330

68,3

342

69,7

5

Đại học

50

10,6

53

11

60

12,2

III

Số lượng SV đại học chính quy (không bao gồm sv CTĐT chất

lượng cao)


11.052



12.542



14.927


1

Tỷ lệ SV ĐH/GV cơ hữu

28,14


25,85


28,43


IV

Số lượng công trình NCKH

671


692


713


1

Số lượng bài báo đăng Tạp chí, Hội

thảo KH trong nước

275


264


324


2

Số lượng bài báo đăng trên Tạp chí,

Hội thảo nước ngoài

24


36


38


3

Số lượng các Đề tài/Dự án/Đề án cấp

Nhà nước

2


2


3


4

Số lượng các Đề tài/Dự án/Đề án cấp

Bộ/Ngành

7


6


8


5

Số lượng các Đề tài/Dự án/Đề án cấp

cơ sở

22


44


41


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 12


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo đào tạo và Báo cáo hoạt động NCKH từ năm học 2016-2017 đến 2018-2019

Số lượng, cơ cấu đội ngũ GV chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trước mắt và lâu dài theo thống kê từ các báo cáo. Thêm nữa, thực trạng hẫng hụt giữa các thế hệ GV, thiếu đội ngũ cán bộ, nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao. Đối chiếu với tỉ lệ SV/GV với một số trường và trung bình của thế giới cho thấy, ngoại trừ những trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard có tỉ số SV/GS là 3,5 và số SV/GV là 23/2, các nước có nền GDĐH tiên tiến nói chung có tỉ lệ SV/GV nằm trong khoảng từ 15 đến 20, trong khi đó tại HVNH, tỉ lệ SV/GV hiện nay là quá cao. Đặc biệt, kết quả số liệu thống kê các công trình NCKH, các bài báo đăng trên Tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế của HVNH còn rất khiêm tốn, điều này có tác động lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.

3.4.3.2. Kết quả khảo sát quản lý chất lượng giảng viên

Chất lượng GV là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến CLĐT tạo và năng lực nghề nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc coi chất lượng GV là yếu tố sống còn, quyết định CLĐT, thương hiệu, uy tín của trường đại học là rất cần thiết, đòi hỏi nhà trường cần có những giải pháp mang tính chiến lược, chính sách hợp lý để nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ GV. Tìm hiểu công tác quản lý CLGV đang giảng dạy cho các CTĐT hệ đại học chính quy HVNH, kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV tham gia khảo sát chưa thực sự hài lòng (ĐTB nhóm = 2,76), chỉ đạt mức khá so với quy ước về ĐTB trong thang đo. Cụ thể, trong 9 tiêu chí được khảo sát, GV khẳng định làm tốt nhất việc bố trí thời gian đi thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài HVNH nhằm hỗ trợ hoạt động giảng dạy (ĐTB = 3,00), sau đó đến việc bồi dưỡng, tự học tập để có năng lực sử dụng đa dạng các phương pháp dạy và học, phát huy các nguồn lực hỗ trợ (ĐTB

= 2,99). Thực tế, với đặc thù và độ khó của mỗi môn học khác nhau trong mỗi CTĐT, trong khối trường kinh tế thì việc đề cao hoạt động đi thực tế, quan sát các trải nghiệm từ các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến học phần giảng dạy là một trong những hoạt động được hầu hết các GV chú trọng và đầu tư nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp nhiều PPGD khác nhau nhằm gia tăng tính chủ động của SV và khai thác các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp thông qua hoạt động chia sẻ chuyên gia, hợp tác đào tạo, tham

quan thực tế cũng được một bộ phận GV quan tâm và thực hiện trong quá trình giảng dạy. Thông qua các hoạt động này, GV và SV có cơ hội nắm bắt, cập nhật thông tin mới, gia tăng cơ hội tiếp xúc thực tế.

Bảng 3. 6: Quản lý chất lượng giảng vi n


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN


ĐTB


ĐLC

Thứ

bậc

1. Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng

dạy đáp ứng yêu cầu người học


2,61


0,88


8

2. Được phân công giảng dạy các học phần đúng với chuyên

môn đào tạo, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm giảng dạy

2,78

0,82

7

3. Có khả năng thiết kế, triển khai chương trình giảng dạy một

cách nhất quán, phù hợp với đối tượng người học.

2,85

0,95

6

4. Có năng lực sử dụng đa dạng các phương pháp dạy và học,

phát huy các nguồn lực hỗ trợ

2,99

0,76

2

5. Chủ động giám sát chất lượng giảng dạy và học tập của SV

2,93

0,79

4

6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá người học phù hợp, khoa học,

đúng quy định đã tuyên bố trong Chuẩn đầu ra của học phần.

2,90

0,91

5

7. Phát huy năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết

quả nghiên cứu trong giảng dạy

2,94

0,82

3

8. Bố trí thời gian đi thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp bên

ngoài HVNH nhằm hỗ trợ hoạt động dạy.

3,00

0,86

1

9. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng

viên luôn thúc đẩy họ nỗ lực phấn đấu.

1,91

0,89

9

Điểm trung bình nhóm

2,76

0,89


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy, một bộ phận GV thừa nhận việc phát huy năng lực NCKH và ứng dụng kết quả NC trong giảng dạy còn hạn chế, chỉ đạt mức độ trung bình so với cách quy ước điểm trong thang đo (ĐTB = 2,94). Tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, H.T.T.H giảng dạy 15 năm chia sẻ rất muốn NCKH, nhưng do thời gian giảng dạy quá nhiều và các thủ tục đăng kí đề tài NC phức tạp nên ngại.

Ng.T.H, giảng dạy gần 7 năm lại có khó khăn khác vì là GV trẻ nên kinh nghiệm NCKH không nhiều, đăng kí đề tài cũng khó được duyệt. Ở mỗi vị trí khác nhau, GV đều có những lý do dẫn đến việc ít tham gia hoạt động NCKH. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, NCKH là một trong hai nhiệm vụ rất quan trọng của GV trong trường đại học, giúp GV có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn, cung cấp số liệu khoa học là minh chứng sinh động cho các bài giảng, giúp SV hiểu sâu hơn kiến thức môn học. NCKH còn khẳng định trình độ, năng lực của mỗi GV và thương hiệu của nhà trường so với các trường trong khu vực và trên thế giới. Vì lẽ đó, nếu GV chưa thực sự chú trọng, đầu tư nhiều hơn trong hoạt động NCKH, làm “ đối phó”, để đủ điểm NCKH theo quy định và được tính điểm thông qua các bài báo, hội thảo khoa học sẽ làm nghèo đi tư duy, trí tuệ đội ngũ người thầy và ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Chủ động giám sát chất lượng giảng dạy và học tập của SV là một trong những yếu tố được GV đánh giá thực hiện ở mức quan trọng thứ 4 trong thang đo (ĐTB = 2,93), sau đó đến tổ chức kiểm tra, đánh giá người học phù hợp, khoa học, đúng quy định đã tuyên bố trong Chuẩn đầu ra của học phần (ĐTB = 2,90). Việc giám sát chất lượng giảng dạy trong chính môn học GV đảm nhận và quá trình học tập của SV theo phương pháp, tổ chức giảng dạy thể hiện trách nhiệm của GV. Một bộ phận không nhỏ GV cho rằng, SV phải tự ý thức và có trách nhiệm với việc học không thể phụ thuộc vào sự giám sát của GV. Tác giả cho rằng, để có kết quả học tập tốt đòi hỏi cần phối kết hợp nhịp nhàng giữa GV và tự ý thức của SV trong QTĐT. Mặc dù kế hoạch kiểm tra, cách thức đánh giá kết quả học tập của SV đã được cung cấp đầy đủ từ đầu môn học, nhưng GV cho rằng đã áp dụng đúng cách thức, với tỉ lệ và cách thức tính điểm theo đúng quy định nhưng linh hoạt về hình thức và thời gian tổ chức cho SV kiểm tra lấy điểm thành phần. Đặc biệt, cách thức tính điểm chuyên cần các GV có cách quy ước và đánh giá khác nhau. Mặt khác, phần lớn GV tham gia khảo sát lúng túng trong thiết kế, triển khai chương trình giảng dạy một cách nhất quán, phù hợp với đối tượng người học (ĐTB = 2,85). Tính nhất quán thể hiện sự đồng nhất về đề cương, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, nội dung bài giảng giữa các GV trong bộ môn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của người học.

Điều này có thể được lý giải một phần bởi GV phải trực tiếp giảng dạy cùng lúc nhiều môn học khác nhau, thậm chí một bộ phận không nhỏ GV được phân công giảng dạy các học phần mới, gần với chuyên môn đào tạo, và chưa thực sự phù hợp với năng lực và kinh nghiệm (ĐTB = 2,78). Vì lẽ đó, nội dung giảng dạy còn nặng về lý thuyết, đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu sử dụng nhân lực, với đời sống kinh tế - xã hội, chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của SV.

Kết quả khảo sát cho thấy tính chủ động của GV trong việc tự xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu người học vẫn chỉ ở mức trên trung bình (ĐTB = 2,61), điều này hoàn toàn phù hợp với số liệu thống kê về tỉ lệ GV có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong các năm qua. Đây cũng là một trong những gợi ý để tác giả đưa ra những khuyến nghị với Ban lãnh đạo HVNH trong xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, GV tham gia thực hiện khảo sát khẳng định, các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc thúc đẩy họ nỗ lực phấn đấu (ĐTB = 1,91), đạt mức thấp nhất và dưới mức trung bình trong thang đo. Để thỏa mãn nhu cầu của GV trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện công việc theo học kỳ và theo năm học, buộc nhà trường phải xây dựng được Bộ tiêu chí với các thang đo chuẩn, bao hàm toàn bộ hoạt động giảng dạy, NCKH và sự tham gia của GV trong các hoạt động khác như hoạt động của Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên… và phải có đánh giá khách quan, công tâm từ các bên liên quan, nhằm hạn chế thấp nhất những mâu thuẫn nội bộ trong đánh giá kết quả thực hiện công việc ở các khoa, bộ môn.

Đối với chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý, hoàn thành việc xây dựng chuẩn GV và CBQL làm căn cứ xây dựng các CTĐT, bồi dưỡng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao và quản lý cơ sở đào tạo hiệu quả trong điều kiện tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.

3.4.4. Quản lý c ất lượn s n v n

Tìm hiểu về quản lý chất lượng SV, tác giả xem xét dưới ba khía cạnh, bao gồm QLCL đầu vào, QLCL trong quá trình đào tạo và QLCL đầu ra. Ở hai khía cạnh QLCL đầu vào và QLCL trong QTĐT, tác giả khảo sát hai nhóm khách thể tham chiếu là GV và SV. Tuy nhiên, ở khía cạnh QLCL đầu ra tác giả chỉ khảo sát nhóm khách thể GV và sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân đối với SV đã tốt nghiệp bởi các tiêu chí đánh giá nếu khảo sát nhóm SV sẽ ít có ý nghĩa tham chiếu trong nghiên cứu này.

Bảng 3. 7: Kết quả khảo sát quản lý chất lượng đầu vào tại HVNH



Quản lý chất lượng đầu vào

Đánh giá của GV

Đánh giá của

SV

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Chính sách và tiêu chí tuyển sinh của các CTĐT được xác định rõ ràng, ban hành, phổ

biến rộng rãi và cập nhật.


3,05


0,78


1


2,98


0,77


3

2. Các phương pháp và tiêu chí tuyển sinh được xác định rõ và được đánh giá đảm bảo

tuyển đủ số lượng học sinh chất lượng


2,98


0,72


3


3,04


0,75


2

3. Đề án tuyển sinh của nhà trường nhằm hướng đến tuyển những học sinh đảm bảo có năng lực học tập đáp ứng tiêu chí đào tạo

đảm bảo chất lượng của nhà trường.


3,01


0,75


2


3,12


0,78


1

Điểm trung bình nhóm

3,01

0,70


3,04

0,70


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy, trong QLCL đầu vào được GV và SV trong nhóm khách thể khảo sát đánh giá tương đồng nhau, đều đạt ở mức tốt và ĐTB chênh lệch không nhiều. Nhóm GV hài lòng về chính sách và tiêu chí tuyển sinh của các CTĐT được xác định rõ ràng, ban hành, phổ biến rộng rãi và cập nhật với ĐTB = 3,05 và xếp bậc 1, còn nhóm SV thực hiện khảo sát chỉ xếp bậc 3 với ĐTB = 2,98. Sở dĩ, có

sự khác nhau này có thể từ nhiều lý do nhưng có tới 68% số SV được hỏi cho rằng, khi nộp hồ sơ tuyển sinh vào HVNH, SV biết rất ít thông tin về nhà trường, chủ yếu tiếp cận thông tin, tìm hiểu về ngành học, môi trường, CLĐT thông qua thầy/cô, bạn bè và các anh, chị, em họ hàng đã từng học ở Hà Nội hoặc học tại HVNH, hoặc qua ngày hội tuyển sinh diễn ra theo cụm các trường đại học. Các em rất lo lắng và bận rộn với việc học, ôn thi. Hơn nữa, ở các vùng, miền xa trung tâmSV không biết đến Website của nhà trường…Thậm chí, một bộ phận nhỏ SV hiện nay vẫn chưa biết sau khi tốt nghiệp có thể xin việc đúng chuyên ngành vào các tổ chức nào? Mặc dù, qua tuần sinh hoạt công dân, qua hoạt động tư vấn tuyển sinh nhà trường tổ chức, qua các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên, các CLB… SV đã được truyền thông và định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, GV và SV đều khẳng định đề án tuyển sinh của nhà trường nhằm hướng đến tuyển những học sinh ĐB có năng lực học tập đáp ứng tiêu chí đào tạo ĐBCL của nhà trường, đạt mức khá với ĐTB lần lượt là 3,01 và 3,12. Đặc biệt, những năm qua, mặc dù ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, các thông tin dự báo về nhân sự đều giảm nhưng HVNH đã chuyển chiến lược đào tạo đa ngành và mở mới thêm nhiều ngành khác ngoài CTĐT cử nhân Tài chính Ngân hàng, do đó các phương pháp và tiêu chí tuyển sinh được xác định rõ.

Nếu hoạt động QLCL đầu vào được GV và SV trong nhóm khách thể khảo sát đánh giá ở mức cao, thì ở hoạt động QLCL SV trong quá trình đào tạo có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể, GV cho rằng QLCLSV ở các CTĐT, ngành học chỉ đạt mức khá với ĐTB nhóm = 2,91 (theo cách quy ước tính ĐTB) và SV có nhận định tương đồng với đánh giá của GV, nghĩa là việc QLCL SV trong quá trình đào tạo đạt mức khá với ĐTB nhóm = 3,02. (Xem bảng 3.8)

Bảng 3. 8: Kết quả khảo sát QLCL sinh vi n trong quá trình đào tạo



Chất lượng SV trong quá trình đào tạo

Đánh giá của GV

Đánh giá của SV

ĐTB

ĐL

C

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. SV biết rõ kết quả học tập mong đợi, nhiệm

vụ, quy trình, mục tiêu học tập thông qua các tuyên bố trong chuẩn đầu ra của từng học phần.


2,98


0,74


2


2,99


0,79


4

2. SV có kế hoạch học tập, chủ động chiếm

lĩnh tri thức, gắn kết với chương trình và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp.


2,91


8,82


3


3,01


0,80


3

3. SV chủ động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai các hoạt động học hiệu

quả.


2,77


0,92


5


2,95


0,81


5

4. Chất lượng và số lượng các công trình

NCKH của SV ngày càng được cải thiện.


2,86


0,85


4


3,03


0,76


2

5. SV nỗ lực tham gia các CLB trong Học

viện nhằm cải thiện kỹ năng, kiến thức, gia tăng cơ hội tiếp xúc với người làm thực tiễn.


3,05


0,93


1


3,11


0,78


1

Điểm trung bình nhóm

2,91

0,81


3,02

0,71


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Tuy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức ĐTB như tác giả đã nêu nhưng xét trong từng tiêu chí cụ thể, GV và SV trong nhóm khách thể khảo sát vẫn có chung một số quan điểm nhất định trong đánh giá QLCL SV. Cụ thể, số liệu Bảng

3.8 cho thấy, GV và SV đều khẳng định, SV nỗ lực tham gia các CLB nhằm cải thiện kỹ năng, kiến thức, gia tăng cơ hội tiếp xúc với người làm thực tiễn ở mức khá, với ĐTB lần lượt là 3,05 và 3,11. Tìm hiểu thêm vấn đề này, L.Th.M.Ng, GV kiêm Phó bí thư đoàn trường cho biết: HVNH có 30 CLB được thành lập và đang hoạt động, thu hút lượng lớn SV tham gia. Một số CLB hoạt động rất hiệu quả như CLBSV nghiên cứu khoa học, CLBSV khởi nghiệp, CLB thủ lĩnh đoàn, CLB Chứng khoán, CLB Kế toán Kiểm toán, CLB Nhà ngân hàng tương lai… SV có kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022