2.2.11. Dành một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 673 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng [6], [7].
Người lập di chúc với tư cách là chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền để lại hay không để lại một phần tài sản để dùng vào việc thờ cúng. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu di chúc dành một phần di sản để thờ cúng, nhưng lại không chỉ định người quản lý để thờ cúng thì những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc cử ra một người để quản lý di sản thờ cúng. Nếu người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng theo di chúc không thực hiện đúng di chúc, người quản lý di sản thờ cúng do những người thừa kế theo pháp luật cử ra
không thực hiện thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp nghĩa vụ về tài sản của người chết lớn hơn di sản người đó để lại, mà người đó lập di chúc để lại một phần di sản dành vào việc thờ cúng, thì di chúc này không phát sinh hiệu lực vì toàn bộ di sản phải được dùng vào việc thực hiện nghĩa vụ của người lập di chúc.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Về Độ Tuổi Của Người Lập Di Chúc
- Chỉ Định Người Thừa Kế, Truất Quyền Hưởng Di Sản Của Người Thừa Kế, Phân Định Di Sản Cho Từng Người Thừa Kế
- Quyền Chỉ Định Người Giữ Di Chúc
- Việc Chỉ Định Người Thực Hiện Nghĩa Vụ Và Nội Dung Của Nghĩa Vụ
- Di Chúc Bằng Văn Bản Có Chứng Thực Của Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị Trấn Hoặc Chứng Nhận Của Công Chứng Nhà Nước
- Thực Trạng Giải Quyết Những Tranh Chấp Về Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Tại Tòa Án Nhân Dân
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
2.3. Về nội dung của di chúc
2.3.1. Ngày, tháng, năm lập di chúc
Đây là một vấn đề mà hầu hết các loại văn bản đều yêu cầu thực hiện. Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là việc làm đơn giản, nhưng nó lại rất quan trọng. Trong những trường hợp nhất định, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc quyết định giá trị pháp lý của di chúc. Ví dụ, trường hợp một người lập nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản, thì bản di chúc sau cùng của người đó có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 5 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 5 Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005).
Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản (điểm a khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 và điểm a khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005). Việc quy định như vậy thể hiện tầm quan trọng của việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc vì nó thể hiện thời điểm người để lại di sản lập di chúc, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hiệu lực pháp luật của di chúc, đồng thời nó cũng là căn cứ cho việc giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Ví dụ trong trường hợp một người mắc bệnh tâm thần đến mức không điều chỉnh được hành vi của mình. Trước khi vào điều trị tại bệnh viện tâm thần, người đó đã viết một bản di chúc định đoạt tài sản, nhưng lại không ghi ngày, tháng, năm lập di chúc. Sau khi người đó chết, người thừa kế theo di chúc của người đó yêu cầu được chia thừa kế theo di chúc. Những người thừa kế khác thì không đồng ý chia di sản theo di chúc vì họ cho rằng di chúc được lập khi người để lại di sản đã mắc bệnh tâm thần và đang điều trị tại bệnh viện. Do di chúc không ghi ngày, tháng, năm lập di chúc nên việc xác định thời điểm người để lại di sản lập di chúc người đó đã mắc bệnh tâm thần đến mức phải vào điều trị
tại bệnh viện tâm thần hay không, người đó có điều chỉnh được hành vi dân sự hay không là một vấn đề khó khăn cho cơ quan xét xử. Trong trường hợp này, Tòa án yêu cầu người đề nghị chia thừa kế theo di chúc phải chứng minh thời điểm lập di chúc. Nếu họ không chứng minh được thời điểm lập di chúc, người để lại di sản hoàn toàn minh mẫn thì di chúc đó không có hiệu lực pháp luật. Tòa án bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật, nếu các đương sự có yêu cầu.
Như vậy, trong trường hợp nói trên, các đương sự đều thừa nhận về việc người để lại di sản lập di chúc… nhưng chỉ vì di chúc không ghi ngày, tháng, năm lập di chúc nên di chúc không có giá trị pháp lý.
Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là điều kiện bắt buộc đối với di chúc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. ở Cộng hòa Pháp và Nhật Bản, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc cũng được quy định tương tự. Theo quy định Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp, vấn đề này được quy định tại Điều 970; còn ở Nhật Bản, việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc được quy định tại Điều 968 Bộ luật dân sự Nhật Bản [5], [8].
2.3.2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
Trong bất cứ giao dịch dân sự nào, việc ghi rò họ, tên, nơi cư trú của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự là việc làm không thể thiếu, bởi vì: Có ghi rò đặc điểm về tên, họ, nơi cư trú thì mới xác định được chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng xã hội đều có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ.
Như vậy, khi con người sinh ra thì trong giấy khai sinh của người đó đã ghi rò họ, tên. Họ của một người có thể là họ của người cha hoặc họ của người mẹ. Tên của một người do cha, mẹ đặt cho, bao gồm tên chính và tên đệm.
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú. Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân, thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản, nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ, nếu được cha, mẹ đồng ý. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý.
Để xác định về mặt chủ thể trong việc lập di chúc, tại điểm b, khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm b, khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định nội dung của di chúc phải ghi rò họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc. Việc ghi rò như vậy sẽ là tiền đề để xác định người lập di chúc có đúng là người để lại di sản hay không. Chỉ khi nào người lập di chúc cũng chính là người để lại di sản thì di chúc mới phát sinh hiệu lực.
Thực tế cho thấy, có một số trường hợp trùng họ, tên với nhau. Nếu những người này ở thành phố, thị xã thì có thể dễ dàng phân biệt được bởi việc xác định nơi cư trú bằng số nhà, số ngách, tổ, phường… Tuy nhiên, do ở những vùng nông thôn thì trong một xóm, một đội sản xuất, một cụm dân cư có diện tích tương đối rộng nên trường hợp có những người cùng một tên, cùng một họ thì việc phân biệt người này với người kia bằng họ, tên, nơi cư trú vẫn chưa đủ. Chúng tôi cho rằng, nên chăng cần quy định thêm về việc người lập di chúc cần phải ghi rò năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân… thì việc xác định về chủ thể lập di chúc sẽ rò ràng hơn, chính xác hơn, tránh những tranh chấp sau này có thể xảy ra về chủ thể lập di chúc.
2.3.3. Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
Việc quy định di chúc phải ghi rò họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản có ý nghĩa quan trọng, qua đó biết được địa chỉ của người được hưởng di sản theo di
chúc. Vì vậy, chỉ khi có chính xác họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thì mới chuyển được di sản đến đúng địa chỉ theo ý nguyện của người lập di chúc.
Bàn về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, cũng tương tự như phân tích ở phần trên về họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc, việc quy định phải ghi cụ thể hơn về địa chỉ của người, cơ quan, tổ chức được nhận di sản là điều cần thiết. Đối với cá nhân nhận di sản, cần phải quy định ghi rò họ, tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân… Đối với cơ quan, tổ chức, cần yêu cầu người lập di chúc phải ghi rò những thông tin về cơ quan, tổ chức đó như: Địa chỉ, trực thuộc cơ quan, tổ chức nào…
2.3.4. Di sản để lại và nơi có di sản
Di sản để lại và nơi có di sản là một nội dung mà di chúc phải ghi rò, được pháp luật dân sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm d khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005).
Di sản thừa kế trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có những quy định khác nhau. ở Việt Nam trước những năm 1945, trong nhân dân có tục lệ "phụ trái tử hoàn" quy trách nhiệm cho những người thừa kế phải trả toàn bộ các khoản nợ của người chết cho các chủ nợ. Đối với tất cả những khoản nợ của người cha, các con đều phải gánh chịu, phải dùng tài sản của mình để trả nợ cho người cha đã chết. Vì vậy, nếu người cha chết đi, dù để lại số nợ bao nhiêu đi nữa, thì các con cũng đều phải gánh chịu. Như vậy, di sản thừa kế mà người chết để lại trong thời kỳ này bao gồm toàn bộ tài sản và nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lệ "phụ trái tử hoàn" đã từng tồn tại dưới chế độ thực dân, phong kiến đã bị xóa bỏ cùng với việc ban hành Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950. Theo quy định của Sắc lệnh số 97-SL, trước khi phân chia di sản của người cha hay người mẹ đã chết thì phải thanh toán tài sản chung vợ chồng. Việc thanh toán đó nhằm mục đích xác định tài sản của người vợ góa hoặc chồng góa trong khối tài sản chung vợ chồng, phần còn lại là di sản thừa kế được chia cho người thừa kế [38].
Theo thông tư số 594, di sản thừa kế được xác định: "Di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những tài sản mà người chết đó để lại mà còn gồm
cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại mà người chết để lại". Như vậy, theo quy định này thì di sản thừa kế bao gồm không những tài sản, quyền tài sản mà còn bao gồm nghĩa vụ tài sản của một người đã chết được chuyển dịch hợp pháp cho người thừa kế hợp pháp của người đó; người thừa kế là người kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại [41].
Theo Thông tư 81 thì quan niệm về di sản thừa kế giống như hướng dẫn của Thông tư 594. Tuy nhiên, Thông tư số 81 xác định di sản thừa kế của cá nhân là tài sản, quyền tài sản được liệt kê cụ thể hơn, bao gồm: Những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Theo hướng dẫn của Thông tư 81 thì di sản thừa kế được hiểu là toàn bộ tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ tài sản của một người để lại sau khi chết được chuyển dịch cho những người thừa kế của người đó [44].
Khi Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990 được ban hành thì việc xác định di sản thừa kế đã thay đổi. Điều 4 Pháp lệnh Thừa kế quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác". Tài sản của người chết có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất và các thu nhập hợp pháp. Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết [35].
Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tương đối rò ràng về di sản thừa kế tại Điều
637
1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
2- Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này [6].
Theo quy định này thì di sản thừa kế bao gồm tài sản và quyền tài sản của người
chết để lại, mà không nói rò có bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết hay không. Nội dung của khoản 1 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 về cơ bản quy định như Điều 4 Pháp lệnh Thừa kế, nhưng tại khoản 2 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 có quy định
mới về di sản thừa kế so với hệ thống các quy định trước đây, đó là quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì khái niệm di sản được quy định ở Điều 634: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác". Như vậy, quy định này tưởng như hẹp hơn so với quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, nhưng thực chất không có gì thay đổi, bởi vì tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, nên nó là tài sản. Vì vậy, việc Bộ luật dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm di sản như vậy là ngắn gọn và đủ.
Như trên đã phân tích thì di sản thừa kế bao gồm cả tài sản riêng của người chết. Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, đồ dùng, tư trang cá nhân.
Điều 637 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tương đối rò ràng về di sản. Tuy nhiên, hiểu về quy định của điều luật này, hiện trong khoa học pháp lý vẫn còn có hai quan điểm khác nhau về di sản:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, di sản thừa kế bao gồm tổng hợp tất cả các loại tài sản, các quyền tài sản và các nghĩa vụ tài sản của một người để lại sau khi chết được chuyển dịch cho những người thừa kế. Người thừa kế là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tổng hợp của người chết để lại. Những người theo trường phái này dựa trên căn cứ: Khi một người còn sống thì họ có quyền sở hữu đối với tài sản, quyền tài sản và họ phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ với người khác. Cho nên, khi họ chết đi thì toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các nghĩa vụ tài sản để lại cho những người thừa kế là việc đương nhiên.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, di sản thừa kế chỉ bao gồm tài sản, quyền tài sản của người chết để lại, được chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó. Những
người theo quan điểm này không thừa nhận di sản thừa kế bao gồm nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai vì nếu theo quan điểm thứ nhất thì việc chia di sản thừa kế chỉ được thực hiện sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và trong trường hợp nếu tài sản, quyền tài sản của người chết không đủ để thanh toán các khoản nghĩa vụ thì những người thừa kế phải bằng tài sản của mình thanh toán các nghĩa vụ mà trước đó họ không hề biết. Một người khi còn sống thì họ phải chịu trách nhiệm với các giao dịch dân sự mà họ thực hiện. Nếu họ không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ, thì những người thân thích của họ không có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ đó. Do vậy, khi họ chết thì việc buộc những người thừa kế của họ phải thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của họ là điều vô lý. Hơn nữa, người thừa kế không phải là người được chuyển giao nghĩa vụ mà là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản.
Như vậy, di sản thừa kế chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của một người sau khi chết được chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó theo di chúc hoặc theo pháp luật, sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản.
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì vấn đề này được quy định rò ràng hơn, quy định rò những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản. Đây là một tiến bộ lớn, tránh việc hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.
Cùng với sự phát triển của đất nước, di sản thừa kế hiện nay rất đa dạng về số lượng, chủng loại… vì theo quy định của pháp luật về sở hữu của cá nhân ngày càng phong phú. Từ những quy định của pháp luật, có thể thống kê những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân bao gồm: Thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, các trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, sổ tiết kiệm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận tiền bảo hiểm, quyền đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp…