Mô Tả Hoạt Động Cải Tiến Chất Lượng Sau Đánh Giá Kiểm Định Độc Lập

thực hiện những mục tiêu chung; chưa triển khai việc rà soát, đánh giá thường xuyên việc thực hiện các chỉ tiêu chiến lược theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời; việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển Học viện chưa thực sự bám sát các tiêu chuẩn của ĐH định hướng ứng dụng, các tiêu chuẩn quốc tế cũng như xu hướng ĐH tự chủ hiện nay;

(iii) Một số CTĐT mới mở hoặc rà soát điều chỉnh chưa đảm bảo đầy đủ quy trình (trong đối sánh CTĐT tiên tiến quốc tế, khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan, xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng/điều chỉnh CTĐT, mời chuyên gia phản biện/thẩm định, ra quyết định ban hành); các yêu cầu về nội dung và khối lượng các học phần tự chọn đối với các CTĐT thạc sĩ hướng nghiên cứu/ứng dụng chưa được chú trọng đúng mức;

(iv) Vẫn còn có những vị trí quản lý chuyên môn chưa đạt chuẩn về học vị theo quy định; một số BM còn thiếu hoặc ít GV có trình độ cao để phát triển chuyên ngành; đội ngũ GV đang mất cân đối về độ tuổi, thâm niên, kinh nghiệm công tác và giới; chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giảng dạy, NCKH; tỉ lệ SV/GV còn cao so với quy định; đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên chưa được thường xuyên và định kỳ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

(v) CTĐT, đề cương chi tiết các học phần được công bố trên cổng thông tin điện tử của Học viện còn tản mát, không thống nhất; CSVC phục vụ hoạt động giảng dạy, văn hóa, thể thao còn hạn chế; việc giải quyết một số chế độ chính sách cho SV còn chậm; chưa có hệ thống đánh giá mức độ tham gia và hiệu quả các hoạt động rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học; công tác phát triển đảng trong SV chưa có các chỉ tiêu cụ thể; hệ thống cố vấn học tập chưa đảm bảo đúng quy định; hiệu quả các hoạt động hỗ trợ SV tìm kiếm việc làm chưa cao; kết quả điều tra khảo sát các hoạt động liên quan đến đào tạo còn đơn giản, chưa có các phân tích và đề xuất, kiến nghị đối với những tồn tại, hạn chế xuất phát từ kết quả điều tra; tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với ngành đào tạo chưa cao;

(vi) Chiến lược KHCN và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh phù hợp với sứ mạng và định hướng phát triển của Học viện; các chính sách khuyến khích KHCN đưa ra chưa đa dạng, và chưa đủ mạnh để có tác

động hiệu quả. Các chỉ số về số lượng đề tài, số lượng bài báo công bố còn thấp, và không đồng đều giữa Học viện với các Phân viện; mức đầu tư cho hoạt động KHCN chưa đáp ứng quy định và yêu cầu của thực tế nên chưa nâng cao được năng lực nghiên cứu cho đội ngũ GV, đặc biệt ở các Phân viện;

3.3.2. Kế hoạch cải tiến chất lượng sau đánh giá

Một là, HVNH thực hiện định hướng ưu tiên các công việc cải tiến chất lượng thông qua việc hình thành khung chất lượng đào tạo, ưu tiên thực hiện những hoạt động trọng tâm (vùng A), cơ sở định hướng cho các giải pháp và đặc biệt là sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng.

Hình 3. 1: Mô tả hoạt động cải tiến chất lượng sau đánh giá kiểm định độc lập


Nguồn Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Học viện 1

Nguồn: Phòng Thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Học viện Ngân hàng, 2018

Hai là, HVNH quyết định lựa chọn chuẩn đầu ra học phần là trọng tâm triển khai để đổi mới cách dạy, cách học và đánh giá người học sau khi công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Xây dựng, công bố, tổ chức thực hiện (qua dạy, học, đánh giá, hỗ trợ…). Đánh giá độc lập, kết quả đánh giá được phản hồi trực tiếp cho các đơn vị chuyên môn. Định hướng đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy năng lực người học, tăng cường hướng dẫn học của GV theo cho những cách truyền thống. Đổi mới công tác đánh giá người học được hướng tới đánh giá đạt chuẩn đầu ra học

phần, thực hiện hình thành kỹ năng và rất chú trọng việc sử dụng kết quả sau đánh giá người học.

Ba là, tổ chức thực hiện Chuẩn đầu ra ngành đào tạo và Chuẩn đầu ra học phần. Chuẩn đầu ra học phần (Learning objectives) là các kỹ năng mà người học có thể sử dụng sau khi hoàn thành học phần. Nguyên tắc xây dựng chuẩn đầu ra học phần - Áp dụng cấu phần PCS:

P: Performance - có thể làm gì

C: Conditions - trong điều kiện nào

S: Standard - đạt được mức độ nào hoặc theo chuẩn mực nào

Mục tiêu đào tạo đại học và phân loại Bloom trong xây dựng chuẩn đầu ra học phần, đảm bảo 4 mức tối thiểu của một CTĐT đại học cần đạt.

Bốn là, HVNH tiến hành bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan trong việc trực tiếp phụ trách tiêu chuẩn, tiêu chí và hệ thống minh chứng. công tác khảo thí và thanh tra nội bộ của HV được đảm bảo tập trung cho việc thực hiện ĐBCL đào tạo.

Mặc dù sau năm 2017, HVNH về cơ bản đã xây dựng được lộ trình và kế hoạch từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn trong KĐCL đào tạo đại học. Tuy nhiên, chưa xác định rõ các tiêu chí kiểm định và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, đơn vị trong thu thập minh chứng, tổ chức, triển khai tự đánh giá, dần hoàn thiện các tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng CTĐT; chưa có lộ trình và kế hoạch chi tiết cho việc triển khai kiểm định chất lượng CTĐT cho các ngành học...

3.4. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại Học viện Ngân hàng

Như đã phân tích trong Chương 2, để tìm hiểu hoạt động quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ, GV và SV của 6 CTĐT cho SV hệ đại chính quy (không bao gồm CTĐT chất lượng cao), bao gồm các ngành: Quản trị Kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Kế toán Kiểm toán; Hệ thống Thông tin Quản lý; Kinh doanh Quốc tế; Ngôn ngữ Anh trên 06 phương diện: Quản lý cấu trúc chương trình; Quản lý nội dung CTĐT; Quản lý chất lượng GV; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV; Quản lý cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV; Quản lý chất lượng SV. Trên cơ sở đó, xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến QLCTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, bao gồm: Quy định của BGD&ĐT; Tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV; Vai trò của Ban lãnh đạo các Khoa chuyên ngành và Nhận thức của cán bộ, GV.

3.4 1 Kết quả quản lý cấu trúc c ươn trìn ào tạo

Có thể thấy, quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT trong trường ĐH đào tạo đa ngành là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu, có tác động trực tiếp đến hiệu quả QTĐT. Một trường đại học ĐBCL theo tiêu chuẩn của BGD&ĐT, các nước trong khu vực và quốc tế cần đáp ứng rất nhiều tiêu chí khác nhau. Bên cạnh các tiêu chí quan trọng khác thì cấu trúc và nội dung của CTĐT phải được coi trọng hàng đầu và được xây dựng, rà soát thường xuyên, chuyên nghiệp, khoa học, đáp ứng nhu cầu của người học và gắn với yêu cầu của thị trường nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Kết quả khảo sát cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể trong từng tiêu chí đánh giá của GV và SV về quản lý cấu trúc CTĐT, tuy nhiên ĐTB của hai nhóm khách thể khảo sát cùng đánh giá ở mức khá, nhưng với ĐTB thấp (ĐTB nhóm của GV = 2,69 và ĐTB nhóm của SV = 2,86). Điều này có nghĩa là, công tác quản lý cấu trúc CTĐT vẫn chưa được đội ngũ cán bộ, GV và SV thực sự hài lòng.


Bảng 3. 3: Kết quả khảo sát quản lý cấu trúc chương trình đào tạo



Quản lý cấu trúc chương trình đào tạo

Đánh giá của

giảng vi n

Đánh giá của

sinh viên

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. Kết quả học tập mong đợi phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của HVNH và mỗi

khoa/ngành học


2,56


0,82


3


2,67


0,84


3

2. CTĐT luôn tương thích với với yêu

cầu của thị trường lao động

2,52

0,82

4

2,81

0,78

4

3. Các môn học được cấu trúc với tỷ lệ hợp lý, đảm bảo sự gắn kết và liền mạch

giữa các môn cơ sở và chuyên ngành


2,79


0,83


2


2,98


0,85


1

4. Mối liên hệ giữa các môn cơ bản, cơ sở và môn chuyên ngành trong nhóm học phần bắt buộc và nhóm học phần tự chọn

được xây dựng hợp lý, logic.


2,87


0,83


1


2,97


0,78


2

ĐTB nhóm

2,69

0,991


2,86

0,885


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau đáng kể về thứ bậc khi xếp ĐTB giữa GV và SV trong đánh giá yếu tố “Mối liên hệ giữa các môn cơ bản, cơ sở ngành và môn chuyên ngành trong nhóm học phần bắt buộc và nhóm học phần tự chọn được xây dựng hợp lý, logic” (ĐTB lần lượt là 2,87 và 2,97) và “Các môn học được cấu trúc với tỷ lệ hợp lý, đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các môn cơ sở và chuyên ngành” (ĐTB là 2,79 và 2,98) chỉ đạt mức khá. Bên cạnh đó, GV và SV đều khẳng định: “Kết quả học tập mong đợi phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của HVNH và mỗi khoa/ngành học” cùng với “Nội dung CTĐT luôn tương thích với với yêu cầu của thị trường lao động” là hai tiêu chí được đánh giá thấp. Điều này có nghĩa là, kết quả học

tập mong đợi từ phía SV vẫn còn khoảng trống lớn với CTĐT họ đang được trang bị trong nhà trường và chưa thực sự đáp ứng sự kỳ vọng của người học. Các GV cũng có đánh giá tương tự. Đây cũng là một gợi ý hữu ích để từng bước nhà trường có chỉ đạo kịp thời và quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng nội dung CTĐT, gắn lý thuyết với thực tế và gia tăng thời lượng phối kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nhất là giai đoạn chuyên ngành chuyên sâu. Thực trạng này cho thấy, khi xây dựng cấu trúc một CTĐT đòi hỏi Ban lãnh đạo HV và GV các khoa chuyên ngành cần thấu hiểu sâu sắc chiến lược phát triển của nhà trường và mong muốn của người học trên yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động ở thời điểm đó và dự báo trong tương lai. Thước đo chất lượng, thương hiệu của một cơ sở giáo dục đào tạo nằm ở chất lượng sản phẩm nhà trường tạo ra, thông qua việc sử dụng sản phẩm của nhà trường và đánh giá từ các tổ chức sử dụng nhân sự. Do đó, nếu CTĐT của ngành học ít linh hoạt, không được cập nhật và điều chỉnh kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của xã hội sẽ rất khó để có nhân sự chất lượng, tương thích với yêu cầu của thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay.

3.4 2 Quản lý nộ dun c ươn trìn ào tạo

Tìm hiểu sâu hơn về quản lý nội dung CTĐT, kết quả khảo sát cho thấy, GV và SV đều khẳng định Bản mô tả học phần của các môn học được cung cấp cho các bên liên quan và được đánh giá ở mức cao nhất với ĐTB lần lượt là 2,96 và 3,07, đạt mức điểm khá theo cách quy ước điểm trong nghiên cứu này. Bản mô tả học phần bao gồm: Tên môn học; Các yêu cầu như điều kiện để được đăng ký học, số tín chỉ; Kết quả học tập mong đợi về kiến thức, kỹ năng và thái độ; Các phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá SV; Đề cương môn học; Ngày ban hành và ngày điều chỉnh (nếu có). Đây là việc làm quan trọng và rất có ý nghĩa bởi văn bản này là cơ sở nền tảng để mỗi SV tự xây dựng kế hoạch học tập cho từng học phần đã đăng kí. Đặc biệt, GV và SV khẳng định bản mô tả của mỗi CTĐT được công bố công khai cho các bên liên quan. Trên cơ sở đó GV có cách nhìn bao quát quá trình học tập của SV, SV biết lập mục tiêu và kế hoạch đạt được mục tiêu trong từng học kỳ, từng học phần. ĐTB lần lượt là 2,75 và 3,01. Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, khi được hỏi về việc tốt nghiệp ngành đào tạo đang theo học, phải tích lũy đủ bao

nhiêu tín chỉ theo quy định? Ng.H.Tr, SV năm 2 khoa A cho biết đã biết được CTĐT ngành học trên Website của khoa và biết được từng học kỳ được học tối đa bao nhiêu tín chỉ, nhưng cũng không để ý là để tốt nghiệp được thì phải tích lũy đủ bao nhiêu tín chỉ. D.M.H, SV năm 2 Khoa C cho biết là tốt nghiệp sẽ phải học khoảng 120 tín chỉ, song không đọc được trên cổng thông tin. Trên thực tế, để đáp ứng các tiêu chuẩn về KĐ chất lượng CTĐT theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn của BGD&ĐT và tiêu chuẩn của AUN-QA, Bản mô tả của mỗi CTĐT bao gồm các thông tin về mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật và được cung cấp rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau cho các đối tượng liên quan.

Bảng 3. 4: Quản lý nội dung chương trình đào tạo


Quản lý nội dung chương trình đào tạo

Đánh giá của GV

Đánh giá của SV

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1. CTĐT được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo “tương thích có định hướng” với kết quả học

tập mong đợi


2,71


1,00


3


2,83


0,82


3

2. Bản mô tả của mỗi CTĐT được công bố công khai cho các bên

liên quan.


2,75


0,95


2


3,01


0,81


2

3. Bản mô tả học phần được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các bên

liên quan.


2.96


0,82


1


3,07


0,81


1

4. CTĐT đảm bảo tính cập nhật, thúc

đẩy sự đa dạng, chủ động của SV

2,57

0,99

4

2,80

0,87

4

ĐTB nhóm

2,75

0,890


2,93

0,804


Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của đề tài

Trong nghiên cứu này, GV và SV trong nhóm khách thể khảo sát đều cho rằng, CTĐT hiện nay chưa thực sự thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo “tương thích có định hướng” với “kết quả học tập mong đợi” chỉ đạt mức khá với ĐTB lần lượt là 2,71 và 2,83 và nội dung CTĐT đảm bảo tính cập nhật, thúc đẩy sự đa dạng, chủ động của SV chỉ đạt mức đánh giá khá với ĐTB lần lượt là 2,57 và 2,80.

Kết quả khảo sát CTĐT thông qua đánh giá từ phía GV và SV cho thấy, các kênh truyền thông của trường, của các khoa chuyên ngành chưa thực sự phát huy hiệu quả để công bố công khai về về khung CTĐT, giúp SV hiểu và nắm rõ tổng số tín chỉ phải tích lũy đủ, chuẩn đầu ra đang được đào tạo ngành học. Thậm chí, bản thân SV cũng chưa hiểu rõ thế nào là CTĐT?

3.4.3 Quản lý oạt ộn ản dạy của ản v n

3.4.3.1. Về số lượng cán bộ, giảng viên và SV, các công trình NCKH

Số liệu thống kê trong Bảng 3.5. cho thấy, tổng số cán bộ GV tại HVNH tăng dần đều trong các năm, trong đó năm 2016 – 2017 là 667, năm 2017 – 2018 là 713 và năm học 2018- 2019 là 755. Số lượng GV cơ hữu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số cán bộ, GV cơ hữu và GV thỉnh giảng (năm học 2016-2017 là 474, chiếm 71,1 %; năm học 2017 – 2018 là 485, chiếm 68 % và năm học 2018 – 2019 là 525, chiếm 69,5 %. Tuy nhiên, số liệu thống kế về GV cơ hữu phân theo học hàm, học vị cho thấy, tỉ lệ GV là GS, PGS và TS tại HVNH vẫn còn rất “khiêm tốn” so với các trường khác trong khối trường kinh tế. Tính đến năm học 2018 – 2019, tại HVNH mới có 1 GS, 17 PGS, 91 TS. Phần lớn GV có trình độ thạc sĩ (342) và trình độ cử nhân do mới tuyển dụng (60). Trong khi đó, số lượng SV tuyển sinh các CTĐT tại HVNH tăng dần đều theo các năm, dẫn đến thực trạng tỉ lệ SV/GV cơ hữu năm học 2016 – 2017 là 28,14 SV/1GV. Năm học 2017 – 2018 là 25,85/1GV và năm học 2018 – 2019 là 28,43/1GV. Tỉ lệ này cho thấy thực trạng HVNH đang thiếu rất nhiều GV tính theo tỉ lệ SV hiện có.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022