Kết Quả Đánh Giá Các Chương Trình Đào Tạo Của Học Viện Ngân Hàng

3.2.2 Mô tả n óm mẫu n n c u

3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu khảo sát

Theo Hair và cộng sự (2006), để đảm bảo tính khoa học, cỡ mẫu tối thiểu cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố là 100. Suanders và cộng sự (2007) đưa ra một bảng về quy tắc lấy mẫu theo sai số biên (marginal error) dựa trên tổng thể nghiên cứu. Bollen (1989), đưa ra cách tính mẫu theo quy tắc nhân 5, nghĩa là lấy 1 biến quan sát nhân với 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu. Mặt khác, kích thước mẫu tối ưu còn phụ thuộc vào phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng phổ biến trong NC cũng như các tham số cần ước lượng.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Hair và cộng sự (2006) cho rằng số lượng mẫu gấp 5 lần so với số lượng biến. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khẳng định, số quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố. Theo Hachter (2006), cỡ mẫu cho một nghiên cứu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát và tốt nhất là gấp 10 lần. Như vậy, số biến quan sát trong nghiên cứu này là 44. Vì vậy, chúng tôi lấy cỡ mẫu mục tiêu: 44*10 = 440. Tuy nhiên, có thể tỷ lệ số người phản hồi ước tính chỉ khoảng 60 – 65% nên mẫu ban đầu lấy là 550 người [66].

3.2.2.2. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát

Tác giả tiến hành gửi bảng hỏi giấy tới các khoa bộ môn và các lớp đang học của HVNH. Tổng số phiếu phát ra là 550 phiếu, số phiếu thu về là 532 phiếu. Trong đó, 173 phiếu thiếu thông tin. Sau khi xem xét kỹ tác giả nhận thấy 67 phiếu thiếu những thông tin quan trọng để tiến hành phân tích hồi quy và có 6 phiếu thiếu những thông tin không quan trọng như giới tính, độ tuổi. Vì vậy, tác giả quyết định bỏ 67 quan sát thiếu thông tin quan trọng và giữ lại 6 phiếu thiếu những thông tin ít quan trọng. Tổng số phiếu được phân tích là 465 phiếu.

Mô tả mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1. Trong 465 quan sát có 2 quan sát thiếu thông tin về giới tính. Trong 463 quan sát đủ thông tin có 193 nam chiếm 41,68%; 270 nữ chiếm 58,31%. Tỷ lệ nam nữ không cân bằng trong nghiên cứu này phù hợp với thực tế ở HVNH khi số lượng GV, SV là nữ chiếm đa số.

Bảng 3. 1: Mô tả mẫu nghiên cứu


Stt

Biến nhân khẩu học

Lựa chọn

Tần

suất

Phần

trăm


1

Giới tính

Tổng quan sát: 465 Số quan sát thiếu: 2

Nam


41,68

Nữ

270

58,31


2

Khoa chuyên ngành Tổng quan sát: 465 (cả giảng viên và SV chia theo khoa chuyên ngành)

Số quan sát thiếu: 0

Ngân hàng

85

18,27

Tài chính

86

18,49

Kế toán Kiểm toán

80

17,20

Quản trị Kinh doanh

74

15,91

Kinh doanh Quốc tế

60

12,90

Hệ thống Thông tin QL

44

9,46

Ngôn ngữ Anh

36

7,74


3

Giảng viên và SV. Tổng quan sát: 465

Số quan sát thiếu: 0

Giảng viên

187

40,22

Sinh viên

278

59,78


4

Năm học

Tổng quan sát: 278 Số quan sát thiếu: 1

Năm 1

60

21,66

Năm 2

75

27,08

Năm 3

83

29,96

Năm 4

59

21,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 10

3.2.3. Độ t n cậy của t an o

Thang đo Quy định của BGD&ĐT gồm 5 chỉ biến, ví dụ 1 chỉ biến trong Quy định của BGD&ĐT là: “Chưa có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ tín chỉ giữa các học phần cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành”. Người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý đối với các nhận định với các cấp độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy của thang đo là 0,927. Theo nghiên cứu của Nunnally

[84] thang đo có độ tin cậy lớn hơn 0,7 là thang đo tốt. Bên cạnh đó chỉ số tương quan biến tổng (Correlated Item – Total Correlation) dao động từ 0,758 đến 0,852 cho thấy các chỉ biến Quy định của BGD&ĐT gắn kết với nhau. Như vậy, thông qua chỉ số độ tin cậy và tương quan biến tổng cho thấy thang đo này đáng tin cậy.

Thang đo Tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV gồm 6 chỉ biến, ví dụ 1 chỉ biến “Lãnh đạo HV cần có những quyết sách quyết liệt phát triển GV”. Người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý đối với các nhận định từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy của thang đo là 0,031. Theo Nunnally thang đo có độ tin cậy lớn hơn 0,7 là thang đo tốt, mức chấp nhận được là 0,6. Vậy, thang đo này chưa đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu bỏ chỉ biến “BLĐ luôn lắng nghe cán bộ, GV bày tỏ sự hài lòng/ không hài lòng về CTĐT, các nguồn lực, cơ sở vật chất, quy trình chính sách, hỗ trợ đào tạo ĐBCL” thì độ tin cậy lên 0,914. Tác giả bỏ chỉ biến này và độ tin cậy là 0,914. Chỉ số tương quan biến tổng dao động từ 0,702 đến 0,835 cho thấy các chỉ biến gắn kết với nhau. Thông qua chỉ số độ tin cậy và tương quan biến tổng cho thấy thang đo này là đáng tin cậy.

Thang đo Vai trò của Ban lãnh đạo các Khoa chuyên ngành gồm 6 chỉ biến. Ví dụ chỉ biến:“Tạo điều kiện để GV phát huy năng lực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực ngoại ngữ”. Người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ đồng ý về 6 nhận định trên từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số Cronbach Alpha là 0,831. Nếu loại chỉ biến “Cách tính KPI/ kết quả thi đua của Khoa tạo động lực để phát triển GV” thì độ tin cậy lên thành 0,855. Tuy nhiên, độ kết dính nội bộ là 0,368 lớn hơn 0,3 cho thấy có thể giữ lại chỉ biến này. Sau khi xem xét, tác giả giữ lại 6 chỉ biến.

Thang đo Nhận thức của CBGV gồm 8 chỉ biến. Ví dụ chỉ biến “Chưa thực sự thấy hết tầm quan trọng của quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL”. Người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ đồng ý về 8 nhận định trên từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số Cronbach Alpha là 0,593. Nếu loại chỉ biến“Đam mê khoa học nhưng không có thời gian dành cho các hoạt động này” “Việc phát phiếu để đánh giá GV chưa thật sự hợp lý” thì độ tin cậy lên hơn 0,6. Tác giả quyết định bỏ 2 chỉ biến này và độ tin cậy là 0,614 đạt mức chấp nhận được. Độ kết dính nội bộ của chỉ biến “Số giờ lên lớp quá nhiều nên hạn hẹp thời gian đi thực tế và tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ giảng dạy” là 0,233 nhỏ hơn 0,3, nên loại bỏ và độ tin cậy là 0,629. Thêm nữa, độ kết dính nội bộ của chỉ biến “Công việc đang rất hấp dẫn và phù hợp với năng lực” là 0,233 nên loại bỏ. Độ tin cậy sau khi tính lại là 0,643. Tương quan biến tổng dao động từ 0,330 đến 0,537 cho thấy các chỉ biến tương quan chặt chẽ với nhau và thang đo này đáng tin cậy.

Thang đo Quản lý cấu trúc CTĐT gồm 4 chỉ biến, trong đó “Kết quả học tập mong đợi phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của HVNH và mỗi khoa ngành học” người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ đồng ý về 4 nhận định trên từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số Cronbach Alpha cho thang đo quan điểm của Quản lý cấu trúc CTĐT là 0,787. Nếu loại chỉ biến “Nội dung CTĐT luôn tương thích với yêu cầu của thị trường lao động” thì độ tin cậy là 0,797. Độ kết dính nội bộ là 0,453 lớn hơn 0,3. Sau khi xem xét, tác giả giữ lại 4 chỉ biến.

Thang đo Quản lý nội dung CTĐT gồm 4 chỉ biến, trong đó:“CTĐT đảm bảo tính cập nhật, thúc đẩy sự đa dạng, chủ động của SV”. Người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ đồng ý về 4 nhận định trên từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số Cronbach Alpha của Quản lý nội dung CTĐT là 0,791. Chỉ số kết dính nội bộ dao động từ 0,491 đến 0,721 nên thang đo đáng tin cậy.

Thang đo Quản lý chất lượng GV gồm 9 chỉ biến. Ví dụ về chỉ biến“Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu người học”. Người trả lời được yêu cầu cho biết mức độ đồng ý về 9 nhận định trên từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến

“Hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số Cronbach Alpha là 0,924. Nếu bỏ chỉ biến “Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của GV luôn thúc đẩy họ nỗ lực phấn đấu” thì độ tin cậy sẽ là 0,930. Nhưng tương quan biến tổng là 0,526 lớn hơn 0,3 nên tác giả quyết định giữ lại. Tương quan biến tổng nằm trong khoảng 0,526 đến 0,800 cho thấy thang đo tin cậy dùng phân tích sau.

Thang đo Quản lý hoạt động đánh giá, giám sát quá trình học tập của SV gồm 8 chỉ biến. Ví dụ 1 chỉ biến là “Các phương pháp kiểm tra, đánh giá SV có độ giá trị, tin cậy và đảm bảo sự công bằng”. Người trả lời được yêu cầu đánh giá về mức độ đồng ý từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy là 0,882, tương quan biến tổng nằm trong khoảng 0,545 đến 0,721 là đáng tin cậy.

Thang đo Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hoạt động hỗ trợ SV gồm 7 chỉ biến. Ví dụ 1 chỉ biến “Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị và cập nhật để hỗ trợ HĐĐT và nghiên cứu”. Người trả lời được yêu cầu đánh giá về mức độ đồng ý từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy của thang đo là 0,884. Đối với chỉ biến “Các hoạt động tư vấn học tập được triển khai khoa học, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV” nếu bị loại thì độ tin cậy là 0,888, nhưng tương quan biến tổng là 0,481 lớn hơn 0,3 nên có thể giữ lại và thang đo đáng tin cậy.

Thang đo QL chất lượng SV gồm 12 chỉ biến. Trong đó,“Chính sách và tiêu chí tuyển sinh của CT được xác định rõ ràng, ban hành, phổ biến rộng rãi và cập nhật”. Người trả lời được yêu cầu đánh giá về mức độ đồng ý từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Độ tin cậy của thang đo là 0,889, tương quan biến tổng nằm trong khoảng 0,373 đến 0,731 là đáng tin cậy.

Bảng 3. 2: Độ tin cậy của thang đo trong nghi n cứu



Stt


T n thang đo

Số chỉ biến ban

đầu

Số chỉ biến bị loại

Số chỉ biến

còn

Độ tin cậy của thang đo

1

Quản lý cấu trúc CTĐT

4

0

4

0,787

2

Quản lý nội dung CTĐT

4

0

4

0,791

3

Quản lý chất lượng giảng viên

9

0

9

0,921

4

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

quá trình học tập của SV

8

0

8

0,882

5

Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và

các hoạt động hỗ trợ SV

7

0

7

0,827

6

Quản lý chất lượng SV

12

0

12

0,889

7

Quy định của BGD&ĐT

5

0

5

0,927

8

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo Học viện

6

1

5

0,911

9

Vai trò của BLĐ khoa chuyên ngành

6

0

6

0,831

10

Nhận thức của cán bộ, giảng viên

8

4

4

0,643

Nguồn: Từ kết quả phân tích của luận án

3.3. Kết quả đánh giá các chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 9/2/1998 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng được thành lập ngày 13/9/1961. Trải qua quá trình phát triển, HVNH hiện nay là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường ĐH. Quá trình tự đánh giá các CTĐT tại HVNH cho đến nay đã trải qua hai giai đoạn: (1) Giai đoạn từ năm 2007- 2009: Kế hoạch chiến lược, đổi mới hệ thống đào tạo, đào tạo đạt chuẩn và các điều kiện ĐBCL trong quá trình phát triển.

(2) Giai đoạn từ năm 2007- 2009: Kế hoạch chiến lược, đổi mới hệ thống đào tạo, đào tạo đạt chuẩn và các điều kiện ĐBCL trong quá trình phát triển. Ngày 10/11/2017, HVNH phối hợp với Trung tâm Kiểm định CLGD - ĐHQG Hà Nội đã

tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định CLGD của Bộ GD&ĐT với 51/61 tiêu chí đạt yêu cầu kiểm định, chiếm tỷ lệ 83,6%.

3.3.1. Kết quả Báo cáo án á n oà của Trun tâm K ểm ịn c ất lượn áo d c Đạ ọc Quốc a Hà Nộ

Căn cứ vào kết quả báo cáo đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG công bố năm 2017, thông qua đánh giá 10 tiêu chuẩn bao gồm: Sứ mạng và mục tiêu của trường ĐH; Tổ chức và quản lý; CTĐT hoạt động đào tạo; Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, NV Người học; NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Hoạt động hợp tác quốc tế; Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; Tài chính và quản lý tài chính. Tác giả chỉ trích dẫn một số nhận xét có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Báo cáo tóm tắt chỉ rõ các ưu điểm của HVNH:

(i) Sứ mạng của HV được xác định phù hợp với chức năng nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của HV, phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế XH của đất nước và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành NH chiến lược phát triển được rà soát, điều chỉnh. Mục tiêu giáo dục của nhà trường được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ ĐH quy định tại Luật giáo dục, phù hợp với sứ mạng đã tuyên bố; mục tiêu phát triển được công bố và tổ chức thực hiện hướng tới xây dựng HV trở thành trung tâm NCKH với hệ thống viện chuyên ngành gắn với ngành đào tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn;

(ii) Cơ cấu tổ chức của HV được cụ thể trong quy chế về tổ chức và hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng, ban chức năng, Khoa, BM, viện, trung tâm và các đơn vị tương đương được xác định rõ; các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TN và Hội SV của nhà trường được thành lập theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; trong 5 năm qua không xảy ra sai phạm gì liên quan đến pháp luật. Chiến lược phát triển của nhà trường đã được ban hành và được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh chung và điều kiện thực tế của Học viện;

(iii) Các ngành đào tạo của Học viện được xây dựng từ rất sớm; đến nay vẫn ổn định và mang tính đặc thù; tính đặc thù; Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo

trình độ ĐH được ban hành từ năm 2009; các CTĐT hệ chính quy được rà soát, điều chỉnh với cấu trúc được thiết kế một cách hệ thống với số lượng tín chỉ đảm bảo theo quy định; các khối môn học đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng tương ứng với mỗi cấp độ đào tạo;

(iv) Học viện có nhiều hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động các năm qua; đã thực hiện chuyển đổi tất cả các chuyên ngành đào tạo sang phương thức đào tạo theo tín chỉ và công nhận KQ học tập của người học theo tín chỉ; đã chú trọng đổi mới PPDH, công tác cố vấn học tập; văn bằng, chứng chỉ về cơ bản được cấp và lưu trữ theo quy định. Học viện thực hiện đánh giá hoạt động giảng dạy của GV định kỳ hàng năm; kết quả đánh giá được xử lý phân tích và xây dựng kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho các năm học tới;

(vi) HV đã có chiến lược thành phần về KHCN trong chiến lược phát triển; kết quả hoạt động KHCN hàng năm về cơ bản đáp ứng mục tiêu chung đề ra cho từng lĩnh vực theo kế hoạch hàng năm. HV đã bắt đầu có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích CBGV tham gia NCKH, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và theo xu thế hội nhập quốc tế; kết quả hoạt động KHCN đã có những đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn, phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; đã hợp tác với các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp và ngân hàng trong triển khai các đề tài KHCN;

Một số tồn tại

(i) Học viện chưa phổ biến rộng rãi về sứ mạng tới tất cả các bên liên quan; trong nội dung tuyên bố về sứ mạng không nêu rõ vai trò “định hướng nghiên cứu” để trở thành “trường ĐH hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng” của Việt Nam; tầm nhìn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn;

(ii) Học viện chưa thành lập Hội đồng Học viện và chưa xây dựng các quy định về tổ chức và hoạt động của các Hội đồng tư vấn; việc phát triển và thành lập các đơn vị có chức năng nghiên cứu để đáp ứng mục tiêu phát triển còn hạn chế. Chưa có kế hoạch chiến lược phát triển của từng lĩnh vực hoạt động theo các giai đoạn trung hạn và ngắn hạn trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển chung; các đơn vị trực thuộc chưa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của đơn vị nhằm

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí