Việc giảng dạy đại học trái với nguyên lý đào tạo là học không đi đôi với hành, SV rất ít có cơ hội đi thực tế, ý thức tự học còn thấp và rất ít SV có hứng thú với NCKH. Nếu bản thân mỗi thầy/cô không thấu hiểu rõ vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra chất lượng nguồn nhân lực phát triển XH, đổi mới cơ bản GDĐH cả về cách thức tổ chức, quản lý cũng như nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, chắc chắn sẽ khó đảm bảo cam kết có sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tìm hiểu sâu hơn từ GV, tác giả xem xét trên các khía cạnh sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL
- Khoa chuyên ngành chưa có nhiều các chuyên gia đầu ngành nên việc xây dựng CTĐT gặp nhiều khó khăn
- Việc đổi mới PPGD, giúp SV tiếp cận vấn đề còn mang tính tự phát
- Cơ chế, chính sách của nhà trường chưa mang tính khuyến khích hoạt động cải tiến CTĐT theo hướng ĐBCL.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tổng hợp, phân tích và xác định một số khái niệm công cụ được sử dụng làm cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu đề tài. Theo đó, quản lý CTĐT đại học là hoạt động cốt lõi, có mục đích, kế hoạch của nhà trường nhằm tổ chức, triển khai đồng bộ và hiệu quả các hoạt động từ xây dựng nội dung, CTĐT, chuẩn đầu ra đến QLCL giảng viên, hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình đánh giá SV đến QL quá trình học tập của SV, chất lượng CSVC hỗ trợ hoạt động giảng dạy nhằm ĐBCL sản phẩm theo chuẩn đầu ra đã cam kết, đáp ứng yêu cầu XH.
Tác giả đã trình bày một số mô hình ĐBCL như: Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO (UNESCO, 2000); Mô hình đảm bảo chất lượngcủa AUN – QA; Mô hình quản lý của tổ chức SEAMEO; Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn mô hình quản lý chất lượng chương trình đào tạo theo cách thức tiếp cận AUN-QA làm mô hình nghiên cứu của đề tài.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm Bảo Chất Lượng Chương Trình Đào Tạo Đại Học
- Mô Ìn Quản Lý Của Tổ C C Seameo ( Ay Còn Ọ Là Mô Ìn Các Yếu Tố Tổ C C - Organization Element Model)
- Quản Lý Cơ Sở Hạ Tầng, Trang Thiết Bị Và Các Hoạt Động Hỗ Trợ Sv
- Kết Quả Đánh Giá Các Chương Trình Đào Tạo Của Học Viện Ngân Hàng
- Mô Tả Hoạt Động Cải Tiến Chất Lượng Sau Đánh Giá Kiểm Định Độc Lập
- Thống K Số Lượng Cán Bộ, Gv Và Sv, Các Công Trình Nckh Của Gv Từ Năm Học 2016 – 2017 Đến 2018-2019
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Nội dung nghiên cứu quản lý chương trình đào tạo theo hướng ĐBCL của AUN-QA được tác giả nghiên cứu dựa trên 11 tiêu chí theo mô hình ĐBCL cấp CTĐT theo AUN phiên bản 3.0: Quản lý cấu trúc CTĐT; Quản lý nội dung CTĐT; Quản lý chất lượng giảng viên; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV và quản lý chất lượng SV trong quá trình đào tạo. Trên cơ sở đó, tác giả xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTĐT đại học theo hướng ĐBCL bao gồm: Quy định của BGD&ĐT; Tầm nhìn/Chiến lược của Ban lãnh đạo; Vai trò của lãnh đạo các khoa chuyên ngành; Nhận thức của cán bộ, giảng viên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
3.1. Giới thiệu chung về Học viện Ngân hàng
3 1 1 Cơ cấu, tổ ch c của Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và BGD&ĐT, có trụ sở chính tại Hà Nội, các Phân viện tại Bắc Ninh và Phú Yên. Được thành lập từ năm 1961, HVNH đang là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của Việt Nam. Hiện nay, Học viện đã mở rộng đào tạo 8 ngành học: Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Hệ thống Thông tin Quản lý, Kinh tế Quốc tế, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh, với đội ngũ gần 600 giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên ngành, thu hút 20.000 người học hàng năm ở tất cả các bậc học từ cao đẳng, đại học và sau đại học. HVNH cam kết mạnh mẽ trong việc quốc tế hóa chương trình giảng dạy để cung cấp các tiêu chuẩn CLĐT và yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Học viện Ngân hàng đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây trong hoạt động NCKH, mở rộng hợp tác NCKH với các đối tác nước ngoài. Số lượng công trình NCKH không ngừng được tăng lên thể hiện qua các ấn phẩm khoa học, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, các buổi hội thảo trong nước và quốc tế. Học viện tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các GV, SV, HV, nghiên cứu sinh có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt động NCKH.
Sứ mạng: Học viện Ngân hàng là trường đại học thực hiện đào tạo và NCKH trong lĩnh vực kinh tế ứng dụng với trọng tâm là lĩnh vực Tài chính - ngân hàng, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Tầm nhìn: Năm 2020, HVNH sẽ là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam.
Hệ thống các giá trị cơ bản
- Người học là trung tâm của mọi hoạt động.
- Chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả cao trong mọi hoạt động - Cam kết khuyến khích sự đa dạng và công bằng trong đội ngũ cán bộ, GV và người học.
- Môi trường dạy và học hiện đại, linh hoạt và khoa học.
Mục ti u chiến lược
- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo của các cá nhân, người sử dụng lao động và xã hội với khoảng 15 chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế ứng dụng; là một trong các trường đại học đứng đầu về đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng.
- Xây dựng và phát triển các Phân viện và Cơ sở đào tạo của HVNH đủ năng lực để mở rộng thị phần đào tạo và hình ảnh của HVNH trong khu vực.
- Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học với hệ thống viện nghiên cứu chuyên ngành gắn với ngành đào tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam và khu vực, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
- Trở thành một trong những trường đại học có thương hiệu uy tín tại Việt Nam và quốc tế.
Điều chỉnh Chiến lược phát triển HVNH giai đoạn 2016- 2020 theo quan điểm của TS. Bùi Tín Nghị, bí thư Đảng ủy, Giám đốc HVNH, “HVNH xác định là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, theo định hướng ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính
- Ngân hàng của Việt Nam.” [50].
Sơ đồ 3. 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
PHÒNG CHỨC NĂNG
1. Văn phòng Học viện
2. Phòng Đào tạo
3. Phòng Tổ chức cán bộ
4. Phòng Kế toán – TC
5. Phòng QL người học
6. Phòng Quản trị
7. Phòng Thanh tra KT & đảm bảo CL
8. Trạm Y tế
9. Văn phòng Đảng- Đoàn
10. Đoàn thanh niên.
KHOA – BỘ MÔN TRỰC THUỘC BAN GIÁM ĐÓC
1. Khoa Sau Đại học
2. Khoa Ngân hàng
3. Khoa Tài chính
4. Khoa Kế toán Kiểm toán
5. Khoa Quản trị Kinh doanh
6. Khoa Kinh Doanh Quốc tế
7. Khoa Hệ thống TT quản lý
8. Khoa Ngôn ngữ Anh
9. Khoa Luật
10. Khoa GDQP & An ninh
11. Khoa Lý luận chính trị
12. Bộ môn Toán
13. Bộ môn GDTC.
VIỆN VÀ CÁC TRUNG TÂM
1. Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng
2. Viện Đào tạo Hợp tác Quốc tế
3. Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng
4. Trung tâm Tài chính Vi mô
5. Trung tâm Hỗ trợ ĐT
6. Trung tâm CNTT
7. Trung tâm thông tin – Thư viện.
CÁC PHÂN VIỆN, CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1. Phân viện Phú Yên
2. Phân viện Bắc Ninh
3. Cơ sở Đào tạo Sơn Tây
Nguồn:Phòng tổ chức cán bộ, Học viện Ngân hàng, 2019
59
3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
3 2 1 K á lược về quá trìn n n c u
Nghiên cứu được khảo sát trên 550 cán bộ, giảng viên và SV các khoa chuyên ngành (ngoại trừ khoa Kinh tế và Khoa Luật vì đây là hai khoa mới được thành lập) và 38 trường hợp phỏng vấn sâu. Khách thể nghiên cứu thuộc các nhóm: cán bộ quản lý tại HVNH; Giảng viên các khoa chuyên ngành đang công tác, giảng dạy tại HVNH và SV từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 của 6 khoa chuyên ngành với 6 CTĐT (không bao gồm CTĐT chất lượng cao tại HVNH), (Khoa Ngân hàng và Khoa Tài chính cùng mã ngành và CTĐT); Khoa Quản trị Kinh doanh; Khoa Kinh doanh Quốc tế; Khoa Kế toán Kiểm toán; Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý và Khoa Ngôn ngữ Anh). Dữ liệu nghiên cứu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0. Quá trình làm sạch phiếu, kiểm định độ tin cậy của thang đo được chúng tôi tiến hành theo đúng quy trình, đảm bảo sự chính xác, có ý nghĩa khoa học cho nghiên cứu này. Để tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo theo hướng ĐBCL đối với CTĐT sinh viên hệ đại học chính quy của 6 khoa chuyên ngành tại HVNH, chúng tôi đã sử dụng thang đo với 4 mức độ. Từng mệnh đề trong mỗi thang đo có 4 phương án trả lời ứng với các điểm số như sau: Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm; Đồng ý một phần: 2 điểm; Phần lớn đồng ý: 3 điểm và Hoàn toàn đồng ý: 4 điểm.
Để thuận lợi cho việc so sánh, đối với mỗi thang đo chúng tôi phân điểm trung bình (ĐTB) khách thể đạt được thành 4 nhóm điểm khác nhau: thấp, trung bình, khá và cao. Việc phân chia này chỉ áp dụng cho mẫu khách thể tham gia khảo sát của nghiên cứu. Ở thang đo này, điểm tối đa là 4 và điểm tối thiểu là 1, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4 -1)/4 = 0.75
Như vậy, điểm ở các mức độ cụ thể như sau: mức độ thấp (ĐTB từ 1.00 đến
1.75 điểm), mức độ trung bình (ĐTB từ 1.75 đến 2.50 điểm), Mức độ khá (ĐTB từ
2.50 đến 3.25) mức độ cao/tốt (ĐTB từ trên 3.25 đến 4 điểm). Việc phân ra 04 mức độ và quy ước tính điểm này chỉ có ý nghĩa tương đối để tìm hiểu thực trạng hoạt động QL CTĐT tại HVNH theo hướng ĐBCL trong nghiên cứu này.
Quản lý chương trình đào tạo tại HVNH theo hướng ĐBCL trong nghiên cứu này được tác giả xem xét dưới 6 nội dung lớn, bao gồm: Quản lý cấu trúc chương trình đào tạo – 4 item; Quản lý nội dung CTĐT – 4 item; Quản lý chất lượng giảng viên – 9item; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên – 8item; Quản lý cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ đào tạo – 7 item; Quản lý chất lượng sinh viên – 12 item. Trong mỗi nội dung cụ thể, được xem xét bởi nhiều tiêu chí khác nhau. Tác giả sử dụng các thang đo để tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo tại HVNH theo hướng ĐBCL trong thời gian qua cũng như xác định các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo theo hướng ĐBCLcác CTĐT của nhà trường.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định được 4 yếu tố tác động đến QLĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, bao gồm: Quy định của BGD&ĐT – 5 item; Tầm nhìn/Chiến lược của Ban lãnh đạo Học viện – 5 item; Vai trò của Ban lãnh đạo khoa chuyên ngành – 6 item và Nhận thức của cán bộ giảng viên – 4 item). Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT theo hướng ĐBCL giúp tác giả đề xuất biện pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực trong QLĐT và củng cố, cải tiến những mặt còn hạn chế, từng bước đạt các chỉ tiêu trong kiểm định CTĐT theo chuẩn AUN-QA, đáp ứng xu hướng cạnh trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Quá trình nghiên cứu Luận án được mô tả trong Sơ đồ sau:
Sơ đồ 3. 2: Quá trình nghiên cứu đề tài
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính
Phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn cá nhân
Khảo sát bằng bảng hỏi
Xử lý số liệu nghiên cứu
Khảo sát thử và hiệu chỉnh thang đo
Khảo sát chính thức
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
- Kiểm định Cronbach Alpha
- Thống kê mô tả
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi quy