Giám Sát Và Điều Chỉnh Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi


2.2.5. Giám sát và điều chỉnh cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Rủi ro trong cho vay nói chung và trong lĩnh vực chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi. Chi nhánh không thể loại bỏ nó hoàn toàn mà chỉ có thể phòng tránh. Để hạn chế rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra tất cả các hoạt động tín dụng của mình trong lĩnh vực chăn nuôi.

2.2.5.1. Kiểm soát cho vay trước giải ngân

Giai đoạn trước giải ngân là giai đoạn sàng lọc khách hàng có nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi từ đó, ngân hàng sẽ quyết định loại bỏ khoản vay hay thực hiện các bước tiếp theo của quy trình cho vay để dối mặt với rủi ro hay thu lãi.

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát

Mục tiêu: Đưa ra quyết định cho hộ sản xuất vay hay không cho vay

Nội dung kiểm soát: năng lực pháp lý của hộ sản xuất, tình hình tài chính hiện tại, tài sản đảm bảo và hồ sơ có hợp lý, hợp lệ hay không, sự tuân thủ các quy định của pháp luật và của ngân hàng của các nhân viên tín dụng .

Các chỉ số kiểm soát bao gồm: sự đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ liên quan; các chỉ số về tài chính của hộ sản xuất như: doanh thu, lợi nhuận, cac khoản phải thu, các khoản phải trả, các thông số của dự ánh sản xuất kinh doanh....

Bước 2: Xác định hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát

Chủ thể kiểm soát ở giai đoạn này của Agribank Chi nhánh Hà Nam là nhân viên tín dụng, cán bộ ngân hàng, lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Các công cụ kiểm soát: các bản báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng, hệ thống máy móc, thông tin, các chiến lược cho vay của ngân hàng.

Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường: Quá trình giám sát đo lường của Agribank Chi nhánh Hà Nam diễn ra đối với các chủ thể kiểm soát như sau:

Nhân viên tín dụng tiến hàng kiểm tra hồ sơ và khai thác thông tin từ khách hàng, từ CIC và các nguồn thông tin khác, sau đố trình lãnh đạo phòng khách hàng


và phối hợp với lãnh đạo phòng khách hàng tiến hành thảm định phương án sản xuất, kinh doanh, tài sản đảm bảo qua các báo cáo, qua quá trình đi thực tế và qua những phân tích của cán bộ ngân hàng.

Quá trình này có thể coi là quá trình nhân viên tín dụng phân tích tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn tùy theo loại khách hàng, mục đích vay vốn, tài sản đảm bảo mà khách hàng cần cung cấp cho nhân viên tín dụng trực tiếp với mình những giấy tờ cần thiết. Từ đó nhân viên tín dụng tiến hành phân tích về năng lực pháp lý, uy tín của người vay, mục đích sử dụng vốn, đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, năng lực điều hành của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng và thảm định tài sản thế chấp.

Ở giai đoạn này nhân viên tín dụng ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nam đã rất chú trọng tới việc kiểm tra hồ sơ khoản vay, phỏng vấn khách hàng từ đó sàng lọc khách hàng, lựa chọn đối tượng vay vốn để đưa ra quyết định cho vay phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng Agribank. Nhân viên tín dụng ngân hàng Agribank Chi nhánh đã rất nhiệt tình hướng dẫn khách hàng hoàn thành đầy đủ thủ tục, hồ sơ vay vốn.

Nhân viên tín dụng và trưởng phòng khách hàng cũng đã linh hoạt trong việc áp dụng mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay được áp dụng một mặt phụ thuộc vào mức lãi suất của Agribank Việt Nam quy định, mặt khác tùy thuộc vào dự án vay vốn của từng khách hàng cụ thể, với những khách hàng đã có mối quan hệ tốt với ngân hàng trước đó thì sẽ được áp dụng mức lãi suất ưu đãi.

Lãnh đạo phòng kiểm tra, rà soát hồ sơ và nội dung tờ trình thẩm định do nhân viên tín dụng trình, ký và ghi rõ ý kiến đề xuất, trình người có thẩm quyền quyết định cho vay ký duyệt.

Người có thẩm quyền quyết định cho vay kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay và tờ trình thẩm định có chữ ký của nhân viên tín dụng, lãnh đạo phòng khách hàng, kỹ và ghi tõ ý kiến đề xuất.

Bước 4: Đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ và thẩm định, nếu nhân viên tín dụng phát


hiện hồ sơ, giấy tì không đủ, sai quy định thì yêu cầu khách hàng bổ sung và làm đúng theo quy định. Nếu phát hiện giấy tờ giả mạo hoặc các chỉ số về tài chính không rõ ràng hay tài sản đảm bảo có vấn đề thì cần báo lãnh đạo phòng xem xét giải quyết. Khó khăn mà nhân viên tín dụng ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nam gặp phải là hầu hết khách hàng thường không biết được thủ tục, hồ sơ và điều kiện vay vồn (trừ khách hàng quyen thuộc).

Trong quá trình kiểm tra, rà soát lại hồ sơ vay vốn và nội dung tờ trình thẩm đinh, lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền quyết định cho vay nếu thấy không hợp lý, chưa đủ, các điều kiện cho vay chưa ph hợp hay cần bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì yêu cầu nhân viên tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa và làm việc lại với khách hàng.

Bước 5: Đưa ra kết luận:

Kết luận cuối c ng cho vay hay không cho vay đưa ra là quyết định của người có thẩm quyền quyết định cho vay của ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nam sau khi đã xem xét toàn bộ hồ sơ, nếu quyết định cho vay thì nhân viên tín dụng thông báo tới khách hàng và soạn thảo các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo. Trong cách hợp đồng dó phải có chữ ký của nhân viên tín dụng, lãnh đạo phòng, người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Sau khi ký kết hợp đồng, lãnh đạo phòng khách hàng còn phải kiểm tra, kiểm soát việc nhập dữ liệu vào hệ thống của nhân viên tín dụng để tiện cho việc theo dõi khoản vay sau này.

2.2.5.2 Kiểm soát cho vay giai đoạn giải ngân

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát

Mục tiêu: giải ngân đúng đối tượng, đúng số tiền, đúng thời hạn, đúng hình thức, đúng quy định như hợp đồng tín dụng đã ký.

Nội dung: kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân (Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi hoặc các giấy tờ tút tiền khác và cá chứng từ khác nếu có), giảm sát việc nhập dữ liệu giải ngân.


Bước 2: Xác định hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát

Chủ thể kiểm soát: nhân viên tín dụng, lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định quyền cho vay, càn bộ phòng kế toán giao dịch.

Công cụ kiểm soát: hệ thống mạng máy tính giao dịch, Hợp đồng tín dụng, các hóa đơn chứng từ do khách hàng cung cấp.

Bước 3: Tiến hành giám sát đô lường

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký, nhân viên tín dụng kiểm tra các hồ sơn, chứng từ do khách hàng cung cấp để giải ngân.

Lãnh đạo phòng khách hàng có trách nhiệm kiểm tra lại nội dung giấy tờ nhận nợ và cá chứng từ liên quan, nếu phù hợp các quy định về điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng và cá quy định hiện hành của ngân hàng Agribank, ký và trình người có thẩm quyền quyết định cho vay. Đồng thời kiểm tra việc nhập giữ liệu giải ngân trên hệ thống của nhân viên tín dụng .

Người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh kiểm tra lại giấy nhận nợ, hố sơ giải ngân. Khi các chứng từ giải ngân phù hợp thì ký quyết định giải ngân.

Cán bộ kế toán giao dịch căn cứ vào hồ sơ giải ngân để tiến hành giải ngân Nhân viên tín dụng ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nam đã giúp khách

hàng giải ngân nhanh chóng khi đầy đủ các điều kiện để khách hàng có vốn kịp thời.

Bước 4: Đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh

Sau khi kiểm tra thấy việc rút vốn lần trước phù hợp mới phát tiếp vốn cho khách hàng, đồng thời nhân viên tín dụng thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để sớm phát hiện những lệch lạc trong việc sử dụng vốn vay, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để kịp thời tư vấn cho khách hàng vượt qua, bảo vệ vốn vay tránh những rủi ro mất vốn (với trường hợp vốn vay được giải ngân nhiều lần).

Khi có sự cố biểu hiện ảnh hưởng đến vốn vay, nhân viên tín dụng phải xử lý kịp thời, thông báo ngay cho kế toán biết và đình chỉ việc rút vốn của khách hàng nếu cần thiết thì thi hồi lại vốn đã phát cho vay.


Bước 5: Đưa ra kết luận

Các kết luận được đưa ra trong quá trình kiểm soát cho vay trong giai đoạn này là hồ sơ giả ngân có phù hợp không? có tiến hành giải ngân không? giải ngân bao nhiêu?

2.2.5.3. Kiểm soát cho vay giai đoạn sau giải ngân

Giai đoạn này thường là rất nhiều và rủi ro là cao nhất vì lúc này đồng vốn của ngân hàng đã được chuyển cho khách hàng, do vậy đồi hỏi sự giám sát hết sức chặt chẽ của ngân hàng.

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát

Mục tiêu: đảm bảo nguồn vốn cho vay sử dụng đúng mục đích, khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn

Nội dung: kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ,...

Các chỉ số kiểm soát: việc sử dụng vốn vay có đúng mịch đích không? Giá trịn tài sản đảm bảo, thời gian và vốn sử dụng vào dự án, việc sản xuất kinh doanh, bán hàng của khách hàng.

Bước 2: Xác định hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát

Chủ thể kiểm soát là nhân viên tín dụng, lãnh đạo phòng khách hàng. Đây là các chủ thể kiểm soát nội bộ, ngoài ra còn có cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank Việt Nam tại ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nam, cán bộ kiểm tra kiểm soát của NHTW, các cán bộ ngân hàng... là các chủ thể kiểm soát độc lập.

Công cụ kiểm soát được sử dụng là: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, hệ thống thông tin, máy móc trang thiết bị, các văn bản của Nhà nước và của Agribank Việt Nam liên quan đến việc cho vay, kiến thức kỹ năng của nhân viên tín dụng ...

Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường

Định kỳ, nhân viên tín dụng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vat về diễn biến dư nợ, phân loại nợ, gửi thông báo trả lãi, trả gốc cho


khách hàng khi đến hạn. Đồng thờ kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, kiểm tra thực trạng hoạt động tài sản đảm bảo.

Lãnh đạo phòng khách hàng chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản cho vay của nhân viên tín dụng. Đôn đốc nhân viên tín dụng lập các bản sao kê hàng tháng về số dư nợ cuối tháng của khách hàng của từng nhân viên tín dụng. Đồng thời trưởng phòng khách hàng xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định.

Định kỳ, cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank Việt Nam thực hiện kiểm tra việc cho vay tình hình thu hồi của các nhân viên tín dụng .

Bước 4: Đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh

Sau khi thu thập và tiến hành kiểm tra, nhân viên tín dụng tiến hành phân tích đưa ra những đánh giá về mịch đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh... Đồng thời kiểm tra đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo và lập biên bản kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất khi nhân viên tín dụng hoặc lãnh đạo phòng khách hàng phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro như: tần suất giao dịch rút vốn tăng nhanh, các chỉ số tài chính dưới mức trung bình ngành... thì nhân viên tín dụng trình người có thẩm quyền quyết định và đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý.

Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, nếu có văn bản giải trình xin gia hạn nợ thì căn cứ vào tình hình, giám đốc xem xét cho gia hạn. Nếu khách hàng không được cho gia hạn thì chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn the quy định. Sau một thời gian mà vẫn không thanh toán đượcthì nợ quá hạn chuyển thành nợ có vấn đề.

Trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ hoặc không trả nợ đúng hạn thì thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ: kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo để đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản cho số dư nợ còn lại và có biện pháp kịp thời.


Bước 5: Đưa ra kết luận

Quá trình kiểm soát chỉ kết thúc và được coi là có hiệu quả khi mà ngân hàng đã thu hồi cả gốc là lãi đủ và đúng hạn. Nhân viên tín dụng sau kiểm tra phân tích đánh giá đưa ra kết luận: khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Mếu không thì có biện pháp thu hồi lại vốn như thế nào? Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có thuận lợi không? Nếu không thì tư vấn cho khách hàng xử lý khoản vay như thế nào? Tài sản đảm bảo có bị mất mát hư hỏng không, hay có những biến động về tăng giảm giá trị không? Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị vật tư hàng hóa thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát không? Khách hàng có vi phạm các cam kết của hợp đồng tín dụng không...Sau đó lập báo cáo lên lãnh đạo Chi nhánh.

Bảng 2.9: Kết quả kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nam


STT


Tiêu chí

Số lượng

(lỗi/khách hàng)

2018

2019

2020

1

Vi phạm thẩm quyền phán quyết

5

4

8

2

Vi phạm quy định về tài sản đảm bảo

23

27

33

3

Thiếu hồ sơ pháp lý

9

7

8

4

Vi phạm quy chế, chính sách khách hàng

7

5

12

6

Vi phạm quy định về đánh giá, kiểm tra sau cho

vay

17

22

27

7

Vi phạm liên quan đến nhân viên

-

-

1

8

Số lượng khách hàng có dấu hiệu rủi ro tín dụng

56

32

28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 9

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nam)

Theo kết quả kiểm soát năm 2018 có 56 khách hàng của Chi nhánh có nguy cơ mất khả năng thanh toán, xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ rủi ro tín dụng, theo đó số tín dụng tương ứng có khả năng gặp RRTD là 18 tỷ. Năm 2019, số khách hàng là


32 khách hàng tương ứng 12,3 tỷ. Năm 2020, số lượng khách hàng xếp vào đối tượng có nguy cơ xảy ra RRTD còn 28 khách hàng. Ngoài ra, các vi phạm về quy định, tại Chi nhánh năm 2020 có dấu hiệu tăng mạnh đặc biệt là các vi phạm trong công tác định giá tài sản đảm bảo và thực hiện đúng quy chế, chính sách khách hàng. Vẫn còn nhiều tồn tại các sai sót tập trung đều ở các khâu, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và tái thẩm định, xét duyệt cho vay đến giải ngân và thu nợ. cụ thể. Qua kiểm tra, kiểm soát cho thấy một số cá nhân vay sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh: Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Văn Khiêm (món vay trung hạn sử dụng vốn sai mục đích), Tô Văn Dũng, B i Văn Hậu (vay chăn nuôi nhưng kinh doanh thức ăn gia súc). Một số hộ vẫn sản xuất kinh doanh nhưng cầm chừng, tình hình tài chính khó khăn: Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Đại Tuyến, Nguyễn Đại Trịnh, Nguyễn Văn Bốn, Ngô Văn Đậu và cá nhân bà Bùi Nguyên Hạnh.

Ngoài ra, theo thực trạng cho thấy nhiều trường hợp, tình hình hoạt động chăn nuôi của khách hàng không tốt, có nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng là do quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có một số khách hàng thông báo không trung thực tình hình tài chính,… Trong tình trạng khách hàng không trung thực, trong khi đó áp lực công việc của các nhân viên tín dụng rất lớn về doanh số cho vay, đồng thời phải trả lời về việc cấp tín dụng cho khách hàng đúng quy định, nên xảy ra tình trạng không thu thập đủ thông tin và phân tích, xếp hạng khách hàng cá nhân còn sơ sài, dẫn đến tình trạng xảy ra RRTD tại Chi nhánh.

Tùy theo mức độ và nguyên nhân phát sinh rủi ro của từng khoản cấp tín dụng, Chi nhánh sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như: Khách hàng tự trả nợ, khuyến khích khách hàng trả nợ, phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Công tác thẩm định, kiểm tra giám sát cho vay được CBTD tiến hành thực hiện ở tất cả các khâu từ trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, đảm bảo sự nhất quán, logic, hợp lý và chính xác trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng về phía khách hàng.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí