TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng thương mại. Sau đó, chương 1 trình bày rõ các lý luận liên quan tới quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng thương mại. Theo đó, quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng thương mại là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của các cấp quản lý đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thông qua chính sách, quy định, hướng dẫn, tổ chức bộ máy, thực thi, kiểm tra, giám sát nhằm tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận, hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại.
Chương 1 đã làm rõ nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng thương mại gồm: hoạch định chính sách cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi; thiết lập bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi; lập kế hoạc cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi; tổ chức thực hiện cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi và giám sát thanh tra cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH HÀ NAM
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam
Năm 1988, Agribank Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là NHTM mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là thành viên trực thuộc của Agribank Việt Nam được thành lập từ 01/01/1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Về mô hình tổ chức ban đầu, toàn tỉnh có 06 Agribank Chi nhánh huyện, thị xã; 10 phòng giao dịch; địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các địa bàn trong tỉnh Hà Nam.
Trong thời kỳ mới thành lập, Ngân hàng đứng trước những khó khăn thử thách lớn như: Số lượng khách hàng ít; khách hàng lớn hầu như không có mà chỉ có những khách hàng nhỏ lẻ và cá nhân trên địa bàn; sự cạnh tranh rất lớn của các ngân hàng khác trên địa bàn,... Song bằng ý chí quyết tâm vươn lên, bằng khả năng tuyên truyền, tiếp thị và chăm sóc khách hàng và trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ
viên chức lao động, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam thực sự vươn lên một tầm cao mới, có vị thế so với các NHTM khác đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Từ một ngân hàng bao cấp chuyển hẳn sang thương mại, gặp không ít những khó khăn, trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNo lần lượt giải thể và tan rã, về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ kinh doanh thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, biên chế ban đầu là 215 người, trình độ bất cập. Tổng số nguồn vốn huy động là 37,9 tỷ, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế là 46,2 tỷ. Đến 30/03/2019 tổng nguồn vốn huy động đã đạt gần mốc 12 nghìn tỷ, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt gần 11 nghìn tỷ đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Hà Nam.
Ngày 01/04/2019, để phù hợp với thị trường kinh doanh tại tỉnh Hà Nam, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đã tách làm hai trở thành Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam và Agribank chi nhánh Hà Nam II. Việc tách ra như vậy giúp Agribank mở rộng địa bàn quản lý, tăng cường sức cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác. Ngoài ra còn tăng nguồn vốn để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa vào năm 2020.
Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam hiện quản lý 3 địa bàn trọng điểm: Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng. Việc phân rõ địa bàn trong tỉnh giúp Agribank nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng trú trọng phát triển khách hàng theo mục tiêu định sẵn, không dàn trải thiếu chiều sâu. Hiện Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam tại thời điểm 01/04/2019 biên chế 178 nhân viên, tổng nguồn vốn huy động đạt 7,5 nghìn tỷ, dư nợ đạt 6,5 nghìn tỉ vẫn đứng đầu trong hệ tống ngân hàng tỉnh Hà Nam d đã chia tách.
Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam gặp không ít những khó khăn và thách thức. Nhưng đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã từng bước trưởng thành đi lên và phát triển ngày càng vững mạnh, giành được niềm tin của khách hàng ,đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị thế, uy tín và thương hiệu của mình trong khu vực. Agribank luôn nỗ lực giữ vững thị phần, đứng thứ nhất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, dân cư và
trở thành một trong những đơn vị xuất sắc nhất trong hệ thống Agribank Việt Nam. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam với chức năng kinh doanh đa năng về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng không chỉ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn mà cả các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam
Mô hình tổ chức hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên Agribank về mọi hoạt động của Ngân hàng. Giám đốc điều hành công việc hàng ngày thông qua các bộ phân giúp việc với 08 phòng chuyên môn tại Hội sở, 03 Chi nhánh loại II và 5 phòng giao dịch. Dưới quyền trực tiếp Giám đốc có 03 Phó giám đốc phụ trách.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam
(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam)
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020
2.1.3.1. Hoạt động huy động
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2018-2020
(Đvt: tỷ đồng)
2018 | 2019 | 2020 | |
Nguồn vốn huy động | 6.062 | 7.022 | 8.584 |
1. Phân theo đối tượng khách hàng | |||
Khách hàng cá nhân | 3.589 | 3.987 | 5.278 |
Khách hàng tổ chức | 2.473 | 3.035 | 3.306 |
2. Phân the kỳ hạn | |||
Không kỳ hạn | 104 | 135 | 124 |
Ngắn hạn | 3.076 | 3.914 | 4.257 |
Trung và dài hạn | 2.882 | 2.973 | 4.203 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại.
- Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Giám Sát Và Điều Chỉnh Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tình Hình Dư Nợ Khách Hàng Cá Nhân Vay Vốn Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi Tại Agribank Hà Nam
- Kết Quả Đào Tạo, Tập Huấn Cho Nhân Viên Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh
- Giám Sát Và Điều Chỉnh Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam)
Huy động vốn tăng trưởng mạnh liên tục, tính đến ngày hết năm 2020, tổng số tiền huy động được trên toàn tỉnh Hà Nam đạt 8.584 tỷ đồng.
Gần đây, thị trường Ngân hàng tại địa bàn Hà Nam có nhiều diễn biến phức tạp khi các Ngân hàng đối thủ đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Nhưng bằng nhiều chương trình ưu đãi khác nhau, Agribank nỗ lực cạnh tranh và giành lại thị phần. Agribank đã duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh và không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng với lãi suất linh động; phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp. Đồng thời với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đã gia tăng quy mô huy động ở các đơn vị với tốc độ tăng trưởng ổn định. Do đó, thời gian qua, tình hình nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục
gia tăn, ngay cả trong năm 2020, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid19.
Do định hình phân khúc khách hàng chính là khách hàng cá nhân nên huy động khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô huy động và có xu hướng tăng lên trong năm 2020 do các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn. Điều này đảm bảo được sự ổn định về nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư tín dụng, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi trung và dài hạn, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh khó khăn, tiền gửi trung và dài hạn có xu hướng tăng lên. Như vậy, có thể thấy Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đang có lượng tiền gửi tiết kiệm dài hạn khá lớn, thể hiện uy tín và các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng hiện hữu rất tốt. Điều đó không chỉ tạo nguồn lợi nhuận ổn định mà còn là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng phát triển.
Trong mảng huy động tiền gửi, để tạo ra nhiều lợi nhuận, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đã xây dựng chính sách nhằm gia tăng tỷ lệ nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn như: đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, công ty, đơn vị hành chính sự nghiệp để mở tài khoản thanh toán, tài khoản trả lương, tài khoản liên kết thanh toán tiền điện, nước, internet, điện thoại…tăng cường ưu đãi mở tài khoản thanh toán đặc biệt cho cá nhân, tài khoản thương gia.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2: Tình hình tổng dư nợ cho vay của Agribank tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020
(Đvt: tỷ đồng)
2018 | 2019 | 2020 | |
Tổng dư nợ | 6.044 | 6.656 | 6.949 |
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam)
Năm 2018, Agribank Hà Nam đã chủ động tăng trưởng dư nợ bứt phá nhằm hướng đến mục tiêu tài trợ vốn cho cả khu vực thành thị và nông thôn trên đại bàn. Chính vì vậy, dư nợ đã tăng lên mức 6.044 tỷ đồng so với năm 2017, tăng thêm 10,24%. Dư nợ cho vay khách hàng cả năm 2019 đạt 6.656 tỷ đồng. Ngay cả năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn nhưng dư nợ của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 6.949 tỷ đồng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng đây vẫn là tín hiệu khả quan trong bối cảnh khó khăn.
Với định hướng mục tiêu chủ đạo là khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Agribank tỉnh Hà Nam đã đưa ra chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Cho vay KHCN và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đến hết năm 2020, chênh lệch thu - chi đạt 145,3 tỷ đồng, hệ số tiền lương đạt 1,85 (đạt 91,4% kế hoạch NHNo Việt Nam giao năm); tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh đúng thực trạng kết quả tài chính vì toàn tỉnh chưa thực hiện việc trích lập dự phòng của các khoản nợ đã mua lại của VAMC (57 tỷ đồng) và trích lập dự phòng thông thường của quý III năm 2019 (25 tỷ đồng).
Agribank tỉnh Hà Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao trong năm 2020 với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động được duy trì ổn định tại các đơn vị.
Trong năm 2020, chi nhánh gặp khó khăn trong hoạt động tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh.
Mặc dù vậy, chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn được đảm bảo, chi nhánh kiểm soát được nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu 1,5%-1,6%/ tổng dư nợ. Chủ động chia sẻ, tháo gỡ đối với khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3.4 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi
Từ 2018 – 2020, thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh
cho vay KHCN đã có tác động mạnh mẽ đến số lượng khách hàng tại Agribank Hà Nam. Do đó, số lượng khách hàng cá nhân cũng như dư nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh có sự gia tăng nhất định. Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên cả nước nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng luôn tạo điều kiện cho các KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi vay vốn, góp phân xây dựng ngành nông nghiệp bền vững.
đvt: lượt
Hình 2.2: Số lượt khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam
Nguồn: Agribank Hà Nam Số lượt khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank
Hà Nam vay vốn đã liên tục tăng từng 1.565 lượt năm 2018 lên 1.657 lượt năm 2019 và 1.768 lượt năm 2020.
Nhờ số lượt KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi ngày càng tăng nên dư nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh cũng gia tăng.
Dư nợ cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2018 đạt mức 194 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã tăng lên 254 tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ khá là 30,69%. Trong năm 2020, d nền kinh tế gặp những khó khăn nhất định nhưng dư