Tổng Hợp Dự Toán Kinh Phí Chi Thường Xuyên Được Sử Dụng Giai Đoạn 2017 – 2019 Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan (Bao Gồm Dư Tạm


trị. Các khoản chi đã được minh bạch, có hiệu quả và theo đúng kế hoạch, định hướng của Nhà nước, vừa đem lại hiệu quả cho quản lý chi thường xuyên tại đơn vị, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành Hải quan và xã hội.

2.2.2.2. Về phương pháp quản lý chi thường xuyên

* Phương pháp hành chính

Cục Tài vụ - Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, các văn bản có tính bắt buộc trong các tình huống nhất định. Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ trực thuộc Cục Tài vụ - Quản trị là cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị, tuân thủ quy định về tài chính kế toán, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ lãnh đạo Cục và Vụ Quản lý tài chính, Bộ Tài chính. Căn cứ các quy định, yêu cầu về quản lý chi NSNN, phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện đúng chức năm nhiệm vụ được giao.

Công tác chỉ đạo Cục Tài vụ - Quản trị những năm gần đây có nhiều bước tiến mới, ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà những vẫn đảm bảo trật tự, quy định, kỷ cương làm việc trong hệ thống, tạo thuận lợi cho các đơn vị đẩy nhanh mực độ tự chủ.

* Phương pháp kinh tế

Chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị được Nhà nước cấp kinh phí dựa trên nhiệm vụ chi thường xuyên theo chức năng, đó là điều kiện tiên quyết để các đơn vị xác định chính xác nhiệm vụ của đơn vị mình, xây dựng dự toán phù hợp giữa nhu cầu kinh phí và hiệu quả của nhiệm vụ. Kinh phí được quyết toán hay phải thu hồi nộp ngân sách dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá giữa kỳ và nghiệm thu kết quả thực hiện cuối kỳ của các nhiệm vụ. Vì vậy, các đơn vị được phê duyệt nhiệm vụ, giao dự toán hoàn toàn tự giác và chủ động hoàn thành kế hoạch, thể hiện sức mạnh của phương pháp kinh tế.


Phương pháp kinh tế còn được vận dụng thông qua chế độ lương, đãi ngộ đối với cán bộ công chức; khen thưởng cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Cục Tài vụ - Quản trị cân đối chi thường xuyên để đảm bảo việc tăng lương và các khoản theo lương cho cán bộ đúng quy định, tăng lương trước thời hạn nhằm khuyến khích cán bộ, viên chức có cải tiến đột phá trong công việc. Chi đủ tiền lương theo mức tăng lương cơ sở của Nhà nước, điều chỉnh hệ số chức danh, hệ số phụ cấp, thang bảng lương đúng chế độ và phù hợp với cơ cấu của đơn vị. Các đơn vị tiến hành tinh giản biên chế đối với các đối tượng làm việc không hiệu quả, chuyên môn kém, giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, giảm gánh nặng lương cho NSNN và cho chính đơn vị trong quá trình tự chủ tài chính.

* Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục được vận dụng, bên cạnh các tác động chung của Nhà nước nhằm nâng cao đạo đức, nhận thức của đối tượng quản lý, nâng cao tính tự giác của cán bộ, viên chức thông qua phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, truyền hình, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi đảng viên qua các buổi học nghị quyết, phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cục Tài vụ

- Quản trị tổ chức các hội nghị tổng kết, biểu dương các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức trách nhiệm, có đóng góp tích cực cho đơn vị, tổ chức thao toàn Cục để tăng tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập thể vững mạnh từ mỗi cán bộ vững mạnh. Thông qua phương pháp giáo dục đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, xây dựng tư cách, thái độ làm việc chuẩn mực của người cán bộ, công chức.

2.2.2.3. Về nội dung quản lý chi thường xuyên

a. Quản lý dự toán chi thường xuyên

Trong giai đoạn 2017 – 2019, công tac xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên NSNN của các tổ chức nói chung và Cục Tài vụ - Quản trị nói riêng đã có bước thay đổi lớn. Dự toán chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị được lập theo trình tự:


- Các đơn vị xác định nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được NSNN cấp kinh phí thỏa mãn yêu cầu:

+ Nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị là hoạt động đơn vị thực hiện trong cả năm theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được quy định tại quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Tài vụ - Quản trị và Quyết định 2368/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 7 năm 2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Tài vụ - Quản trị. Các phòng xác định nội dung công việc thực hiện trong năm, phân tích và tổng hợp thành các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng gắn với nội dung và kết quả cụ thể.

+ Các nhiệm vụ phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định được phê duyệt theo quy định.

+ Dự toán kinh phí các phòng chức năng xây dựng phải phù hợp với khả năng nguồn kinh phí NSNN và phần vốn tự có của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

+ Các nhiệm vụ đảm bảo tính khả thi và khả năng thực hiện của đơn vị, kết quả thực hiện phải đạt yêu cầu theo nghiệm thu, đánh giá của cơ quan giao nhiệm vụ.

- Lập dự toán:

+ Căn cứ lập dự toán: Căn cứ vào danh mục và nội dung nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được cơ quan chủ quản phê duyệt, số lượng người tham gia thực hiện trong mỗi nhiệm vụ, thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ, hệ số lương và các khoản phụ cấp của những người tham gia thực hiện nhiệm vụ, hệ thống các quy định về định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi theo quy chế chung và quy chế nội bộ hiện hành của Cục Tài vụ - Quản trị.

+ Xây dựng dự toán chi: Căn cứ nhiệm vụ thường xuyên đã được phê duyệt, các quy định của pháp luật hiện hành, các hướng dẫn về nội dung xây dựng dự toán hàng năm, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi, đơn vị lập dự toán nhu cầu chi của từng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, có thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán và kết quả chi tiết theo từng nội dung công việc.

Bảng 2.2. Tổng hợp dự toán kinh phí chi thường xuyên được sử dụng giai đoạn 2017 – 2019 tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (Bao gồm dư tạm ứng năm trước chuyển sang săm sau)

Đơn vị: đồng


TT

Nội dung chi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Chi lương và thu nhập

theo lương


20,000,000,000


21,000,000,000


20,500,000,000

2

Các khoản đóng góp

(BHYT,BHXD,KPCD)


1,400,000,000


1,500,000,000


1,450,000,000

3


Chi quản lý hành chính


4,125,000,000


4,290,000,000


4,235,000,000

4

Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù


55,000,000,000


31,547,136,615


64,092,677,000

5


Chi đào tạo


482,536,424


260,000,000


430,000,000

6


Chi công tác phí


2,000,000,000


2,500,000,000


1,680,517,409

7

Chi mua sắm, sửa chữa

tài sản, trang thiết bị hiện đại hoá cơ sở vật

chất


831,914,453,649


1,554,413,500,397


1,266,383,571,871



Tổng cộng


914,921,990,073


1,615,510,637,012


1,358,771,766,280

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 8

Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị

Theo bảng 2.2, công tác lập dự toán của Cục Tài vụ - Quản trị được thể hiện hóa chi tiết tại 7 mục chi thường xuyên bao gồm chi lương và các thu nhập theo lương; các khoản đóng góp; chi quản lý hành chính; chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù; chi đào tạo; công tác phí và đặc biệt khoản dự toán hàng năm ở mức hàng ngàn tỷ đồng là khoản dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị hiện đại hóa cơ sở vật chất (gần 915 tỷ đồng năm 2017, xấp xỉ 1600 tỷ đồng năm 2018 và hơn 1300 tỷ đồng năm 2019). Có thể đánh giá công tác dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2017 – 2019 tại Cục Tài vụ - Quản trị đã có bước chuyển biến tích cực do các đơn vị trực thuộc Cục đã lập dự toán theo Thông tư hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính, dự toán đã được lập sát với chức năng nhiệm vụ của đơn vị đã được phê duyệt, cơ cấu các khoản chi theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Dự toán dẫn mang lại cho các đơn vị tính chủ động trong cân đối nguồn tài chính giữa các khoản chi.

b. Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên

* Về cơ cấu chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị


Bảng 2.3. Cơ cấu chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: đồng


TT

Nội dung chi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


1

Chi lương và thu nhập

theo lương


19,736,697,923


20,808,007,791


20,029,852,890


2

Các khoản đóng góp (BHYT,BHXD,KPCD)


1,234,375,708


1,316,060,371


1,337,393,244

3

Chi quản lý hành chính

3,709,455,262

3,980,497,713

3,740,976,480


4

Chi nghiệp vụ chuyên

môn đặc thù


51,228,251,100


32,016,182,870


49,329,812,164

5

Chi đào tạo

405,529,000

196,675,000

415,617,000

6

Chi công tác phí

1,680,517,409

2,254,659,000

1,524,031,700


7

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị hiện đại hoá cơ sở vật chất


367,061,261,211


963,513,749,977


1,222,822,339,434


Tổng cộng

445,056,087,613

1,024,085,832,722

1,299,200,022,912

Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị

Qua bảng 2.3 cho thấy, tổng chi thường xuyên có quy mô liên tục tăng. Trong đó, khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị hiện đại hoá cơ sở vật chất là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các khoản chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị. Điều đó chứng tỏ lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Hải quan. Năm 2017 số chi cho hoạt động này là hơn 367 tỷ đồng, năm 2018 là hơn 1000 tỷ động và tăng lên xấp xỉ 1300 tỷ đồng năm 2019.

Khoản chi lớn tiếp theo là các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn đặc thù: 51,2 tỷ đồng năm 2017 giảm còn 32 tỷ đồng năm 2018 và tăng lên 49,3 tỷ đồng năm 2019. Khoản chi này tăng giảm phụ thuộc vào các hoạt động chuyên môn đặc thù theo từng khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào các chuyên đề công tác.


* Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân

Chi thanh toán cho cá nhân là một trong những nội dung chi quan trọng để duy trì hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị. Đây là khoản chi thanh toán trực tiếp, chi ếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản chi khác, luôn được ưu tiên thanh toán hàng đầu trong chi thường xuyên NSNN. Tình hình chi thanh toán cá nhân tại Cục Tài vụ - Quản trị trong giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tình hình chi thanh toán cá nhân (chi lương và các khoản theo lương) tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

Đơn vị: đồng


TT

Nội dung chi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


1


Tiền lương


4,688,228,476


5,108,357,583


5,073,876,591


2


Phụ cấp lương


4,903,317,577


4,954,216,235


5,118,798,874


3


Tiền thưởng


313,866,000


111,552,000


163,044,000


4


Phúc lợi tập thể


3,501,265,281


3,892,404,873


2,551,802,341


5


Các khoản đóng góp


1,234,375,708


1,316,060,371


1,337,393,244


6

Các khoản chi khác

cho cá nhân


6,330,020,589


6,741,477,100


7,122,331,084



Tổng cộng


20,971,073,631


22,124,068,162


21,367,246,134

Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị

Như đã trình bày ở bảng 2.4, các khoản chi thanh toán cho cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên và có xu hướng tăng qua các năm. Số chi ngân sách cho tiền lương, tiền công và phụ cấp tăng đều đặn qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước các năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng dần (từ 1,15 triệu đồng/tháng lên 1,21 triệu đồng/tháng vào tháng 5/2016 và tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng vào tháng 7/2017; tháng 7/2018 đạt mức 1,39 triệu đồng/tháng,


năm 2019 là mức 1,49 triệu đồng/tháng), góp phần cải thiện đời sống và phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức.

- Đối với các khoản chi tiền lương: Căn cứ vào hồ sơ lần đầu đơn vị gửi đầu năm hoặc bản điều chỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt (gồm: Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền; Danh sách những người hưởng lương, danh sách hưởng lương của cán bộ hợp đồng lao động do thủ trưởng đơn vị ký duyệt), khi kiểm soát sẽ đối chiếu với hồ sơ đầu năm đơn vị đã gửi. Khi có phát sinh thay đổi, đơn vị gửi bảng tăng, giảm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đối với các khoản chi tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp,..: Danh sách từng nội dung chi (gửi lần đầu vào đầu năm và khi có bổ sung, điều chỉnh);

- Chi trả thu nhập tăng thêm cán bộ, công chức, viên chức: Đơn vị gửi danh sách (từng lần) và Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm;

- Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài: thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (với trường hợp phải gửi Hợp đồng).

- Trường hợp đơn vị thực hiện khoán phương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại, khoán chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửi một lần vào đầu năm và khi có phát sinh thay đổi);

- Trường hợp đơn vị thực hiện khoán công tác phí, khoán thuê phòng nghỉ, Các khoản thanh toán cho cá nhân khác: Danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửi khi có phát sinh).

Căn cứ vào hồ sơ, chứng từ do các đơn vị gửi đến, KBNN đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát khá chặt chẽ các khoản thanh toán cho cá nhân, trong đó đặc biệt chú ý tới các nội dung sau:

- Đối chiếu đảm bảo khớp đúng giữa Danh sách những người hưởng lương do thủ trưởng đơn vị ký duyệt hàng tháng với Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương năm hoặc bảng đăng ký điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;


- Kiểm tra, xem xét việc áp dụng các hệ số phụ cấp lương như phụ cấp ngành nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực,… đảm bảo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;

- Kiểm tra, đối chiếu tính logic về mặt số học, đảm bảo tổng số tiền được hưởng của từng cá nhân phải phù hợp, khớp đúng với tổng số tiền đề nghị thanh toán trong phạm vi quỹ lương của đơn vị và trong phạm vi dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán được giao đầu năm và giao bổ sung trong năm); kiểm tra các dòng chi tiết, tổng số trên giấy rút dự toán NSNN của ĐVSDNS.

Đối với phần chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm cán bộ KSC kiểm soát như sau: Kiểm soát nội dung trên giấy rút dự toán phải rõ nội dung chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm. Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương đối với từng loại đơn vị khác nhau (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ) không quá mức tối đa theo quy định.

Trường hợp các khoản thanh toán cho cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện chi NSNN hiện hành, KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN thanh toán trực tiếp vào tài khoản của đối tượng thụ hưởng mở tại các NHTM trên địa bàn. Trường hợp các đối tượng thụ hưởng không có tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, thực hiện thanh toán bằng tiền mặt cho người thụ hưởng thông qua đơn vị. Riêng đối với các khoản chi đóng góp cho cá nhân (trích nộp bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí c ông đoàn) KBNN thực hiện chuyển khoản trực tiếp cho các cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động các cấp. Trường hợp các khoản thanh toán cho cá nhân của đơn vị không đáp ứng đủ các điều kiện chi NSNN, KBNN có thông báo từ chối thanh toán bằng văn bản gửi ĐVSDNS.

* Về chi đào tạo và chi khác tại Cục Tài vụ - Quản trị

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí