Bảng 2.5. Tình hình chi đào tạo và chi khác tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan
Đơn vị: đồng
Nội dung chi | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | Chi thanh toán chi phí đào tạo theo hợp đồng cho cơ sở đào tạo | 405,529,000 | 196,675,000 | 406,217,000 |
2 | Khác | 21,866,000 | - | 9,400,000 |
Tổng cộng | 427,395,000 | 196,675,000 | 415,617,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Chung Về Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan
- Tình Hình Đội Ngũ Cán Bộ Của Cục Tài Vụ - Quản Trị
- Tổng Hợp Dự Toán Kinh Phí Chi Thường Xuyên Được Sử Dụng Giai Đoạn 2017 – 2019 Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan (Bao Gồm Dư Tạm
- Tỷ Lệ Giải Ngân Kinh Phí Chi Thường Xuyên Năm 2017 Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan
- Mục Tiêu Và Phương Hướng Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Thường Xuyên Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan
- Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Thường Xuyên Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị
Theo bảng 2.1, cán bộ tại Cục Tài vụ - Quản trị có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ lớn đối so với các cơ quan nhà nước. Cụ thể, năm 2019 có 20 cán bộ đạt trình độ thạc sĩ và 02 trình độ tiến sĩ. Đây là con số đáng khích lệ đối với cơ quan không phải là trường đại học, học viện. Để có được thành tích trên, Cục Tài vụ - Quản trị đã có chế độ khuyến khích cán bộ của cơ quan tham gia đào tạo nâng cao trình độ, thậm chí bậc tiến sĩ. Thể hiện ở số chi cho đào tạo trong giai đoạn 2017 – 2019 cao nhất là năm 2017 và năm với hơn 400 triệu đồng cho đào tạo (bảng 2.5).
Đối với khoản chi khác, là các khoản chi không thuộc các nhóm mục chi thanh toán cá nhân, nhiệm vụ chuyên môn và mua sắm, sửa chữa. KBNN thực hiện kiểm soát các khoản chi này theo quy định. Thực trạng chi khác của các ĐVSDNS tại Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng 2.5. Mặc dù nhóm mục chi khác bao gồm rất nhiều những nội dung chi khác nhau, hồ sơ lưu, định mức chi rất phức tạp. Song luôn bám sát chế độ định mức chi tiêu để kiểm soát các khoản chi này một cách có hiệu quả nhất.
* Hồ sơ kiểm soát chi các khoản chi thường xuyên khác:
Về cơ bản, các đơn vị đã chủ động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến các khoản chi thường xuyên khác cho KBNN, bao gồm:
+ Giấy rút dự toán NSNN (thanh toán);
+ Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng: Bảng kê chứng từ thanh toán;
+ Đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý, hợp đồng hợp pháp và chứng từ khác theo quy định của hợp đồng (nếu có).
* Về tình hình chi quản lý hành chính tại Cục Tài vụ - Quản trị
Chi quản lý hành chính bao gồm những khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động chung của đơn vị và những khoản chi chuyên môn đặc thù của từng ngành; được quy định trong dự toán chi thường xuyên NSNN của đơn vị. Tình hình chi quản lý hành chính được thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tình hình chi quản lý hành chính tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan
Đơn vị: đồng
Nội dung chi | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | Vật tư văn phòng | 505,945,145 | 495,744,695 | 578,522,500 |
2 | Thông tin, tuyên truyền, liên lạc | 1,148,720,754 | 1,099,617,873 | 1,539,317,780 |
3 | Công tác phí | 1,680,517,409 | 2,254,659,000 | 1,524,031,700 |
4 | Chi phí thuê mướn | 160,041,954 | 38,120,000 | 9,290,000 |
5 | Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn | 214,230,000 | 92,356,145 | 89,814,500 |
Tổng cộng | 3,709,455,262 | 3,980,497,713 | 3,740,976,480 |
Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị
Qua bảng 2.6 có thể thấy, chi nghiệp vụ quản lý hành chính cũng là nhóm chi khá lớn. Số chi quản lý hành chính năm 2017 đạt 3,7 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3,9 đồng, năm 2019 đạt 3,7 tỷ đồng, chứng tỏ các đơn vị đã chú trọng đầu tư cho công
tác quản lý hành chính nhằm đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ công và phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Trong các khoản chi quản lý hành chính thì chi phí cho thông tin tuyên truyền, liên lạc và công tác phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể đối với công tác phí năm năm 2018 lên tới 2,25 tỷ so với năm 2017 và 2019 lần lượt là 1,68 và 1,52 tỷ đồng. Đây là các khoản chi rất cần thiết cho hoạt động chuyên môn của Cục Tài vụ - Quản trị bởi việc quản lý tài chính toàn ngành, công tác thường xuyên đến các Cục và Chi cục tại địa phương.
Số liệu chi năm 2019 có xu hướng giảm so với năm 2018, chứng tỏ các đơn vị đã chú trọng đến công tác tiết kiệm chi, tránh lãng phí trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ song vẫn bảo đảm được chất lượng cung cấp dịch vụ công và phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Trong đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn là chi phí Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn giảm mạnh, số chi năm 2017 lên tới 214 triệu đồng giảm xuống 92,3 triệu đồng năm 2018 và còn 89,8 triệu đồng năm 2019. Nguyên nhân là do việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Theo đó, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải cắt giảm tối đa các khoản chi sửa chữa tài sản, tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; áp dụng phổ biến hình thức hội nghị, hội thảo trực tuyến để tiết kiệm chi NSNN.
* Hồ sơ kiểm soát chi các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:
Khi có nhu cầu thanh toán các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, ĐVSDNS gửi tới KBNN các hồ sơ, chứng từ sau:
+ Giấy rút dự toán NSNN (thanh toán);
+ Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng; khoản chi công tác phí: Bảng kê chứng từ;
+ Chi hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng; chi phí thuê mướn: thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (nếu phải gửi Hợp đồng);
+ Chi sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng: Đối với hợp đồng trên 20 triệu đồng, tùy theo hình thức lựa chọn nhà
thầu, đơn vị gửi Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Quyết định chỉ định thầu, Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.
* Nội dung kiểm soát chi các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn qua KBNN:
Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị; Giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan do ĐVSDNS gửi đến, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát về các nội dung chính cụ thể sau:
+ Các khoản chi dịch vụ công cộng: Gồm các khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, vệ sinh môi trường, KBNN kiểm soát căn cứ theo hóa đơn hoặc hợp đồng đơn vị giải trình.
+ Các khoản chi vật tư văn phòng: Bao gồm các khoản chi để mua sắm văn phòng phẩm, tài liệu, sổ sách, công cụ, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho hoạt động của các đơn vị,….Các đơn vị phải có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ.
+ Các khoản chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc bao gồm các khoản chi để thanh toán cước phí bưu điện, điện thoại, thông tin tuyên truyền, quảng cáo, mua báo, tạp chí, v.v,… khi thanh toán các đơn vị phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ. Số chi thanh toán tăng đều qua các năm do giá điện tăng, do thời tiết nắng nóng dùng nhiều điều hòa...
- Các khoản chi NVCM của từng ngành, bao gồm các khoản chi để mua hàng hóa, vật tư trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải là TSCĐ, chi mua ấn chỉ dùng cho chuyên môn, đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành và các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động chuyên môn của từng ngành. Khi có nhu cầu chi nếu khoản chi dưới 20 triệu đồng ĐVSDNS tự mua, khoản từ 20 triệu đồng trở nên đến dưới 100 triệu đồng thì ĐVSDNS phải làm thủ tục chỉ định thầu. Từ 100 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng phải thực hiện chào hàng cạnh tranh; trên 2 tỷ đồng tổ chức đấu thầu. Việc đấu thầu, chào hàng cạch tranh, chỉ định thầu được thực hiện theo Thông tư 58/2 016/ TT - BTC. Sau khi hoàn thành các thủ tục chọn thầu ĐVSDNS ký hợp đồng, thực
hiện mua sắm và chuyển hồ sơ đến KBNN nơi giao dịnh để thanh toán. Căn cứ vào hồ sơ hợp pháp hợp lệ KBNN kiểm tra kiểm soát và thanh toán cho ĐV SDNS . Tuy vậy trong quá trình KSC vẫn còn nhiều khoản chi xác định ranh giới chuyên môn nghiệp vụ và mục chi khác còn chưa rõ ràng, hồ sơ chứng từ nhiều khi chưa được đảm bảo theo chế độ, do đó khó khăn trong khâu kiểm soát của KBNN.
- Đối với khoản chi sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng: Kiểm tra tính pháp lý và tư cách pháp nhân của các chủ thể trong hợp đồng kinh tế giữa ĐVSDNS và đơn vị thi công; kiểm tra khối lượng và giá trị hoàn thành trong biên bản nghiệm thu giữa ĐVSDNS và đơn vị thi công có trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không.
- Kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (nếu có); đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn, định mức do CQNN có thẩm quyền quy định cho từng lĩnh vực, Đặc biệt chú ý với khoản chi hội nghị, chi công tác phí, chi phí thuê mướn.
Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ quyết định chi vượt quá mức chi quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng không vượt quá mức chi do CQNN có thẩm quyền ban hành thì KBNN chỉ chấp nhận thanh toán khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị. Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ không quy định hoặc quy định không rõ về những khoản chi này thì KBNN sẽ thực hiện kiểm soát theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và các hồ sơ, chứng từ có liên quan.
Nhìn chung, các đơn vị đã chấp hành tương đối đầy đủ những quy định về hồ sơ, chứng từ đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; tuy nhiên, do quy định chưa thực sự rõ ràng về hồ sơ kiểm soát chi, hồ sơ lưu trữ đối với từng khoản chi cụ thể; một số khoản chi mà bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ là những nhà cung cấp không thường xuyên (chưa có tư cách pháp nhân và hóa đơn khi thanh toán)… khiến các công chức KBNN còn lúng túng khi kiểm soát thanh toán, quyết toán những khoản chi này, đặc biệt là những khoản chi mới, những khoản chi ít phát sinh; còn phải đôn đốc các đơn vị bổ sung hồ sơ, thủ tục nhiều lần.
Bên cạnh đó, hiện nay, chế độ kiểm soát chi áp dụng với một số khoản chi nghiệp vụ chuyên môn như chi hội nghị, công tác phí được coi là đã lạc hậu so với thực tế. Tiêu chuẩn, định mức chi còn thấp và chưa phù hợp gây khó khăn cho các đơn vị khi thanh toán, quyết toán. Các đơn vị chưa chấp hành triệt để chế độ chi tiền ăn hội nghị cho đại biểu hưởng lương từ NSNN hoặc chi vượt định mức quy định đối với đại biểu không hưởng lương từ NSNN… nên KBNN còn phải từ chối nhiều lần những khoản chi vượt chế độ, định mức quy định, dẫn đến tình trạng hợp lý hóa chứng từ, phản ánh chưa thật chính xác nội dung chi thực tế của các đơn vị.
* Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng là hoạt động thường xuyên nhằm trang bị máy móc, phương tiện làm việc, thiết bị văn phòng, tài sản, nhà cửa, TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình phục vụ cho hoạt động chuyên môn… Hoạt động này nhằm tạo ra phương tiện làm việc tốt nhất phục vụ công tác chuyên môn và đảm bảo cho các TSCĐ đó vận hành tốt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động của đơn vị cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Nhu cầu chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng nhỏ của mỗi đơn vị phụ thuộc vào tình trạng tài sản của đơn vị và khả năng nguồn vốn NSNN có thể dành cho yêu cầu chi ở mức độ nào.
Chi tiết tình hình chi sửa chữa, mua sắm tài sản tại Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7. Tình hình chi mua sắm, sửa chữa tài sản tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan
Đơn vị: đồng
Nội dung chi | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên | 17,492,510,513 | 34,028,590,199 | 47,902,691,728 |
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành | 51,228,251,100 | 32,016,182,870 | 48,927,062,164 | |
3 | Mua, đầu tư tài sản vô hình | 27,600,000 | ||
4 | Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn | 298,312,899,598 | 897,468,976,908 | 1,125,992,585,542 |
Tổng cộng | 367,061,261,211 | 963,513,749,977 | 1,222,822,339,434 |
Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị
Qua bảng 2.7 có thể thấy, kinh phí sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên tăng nhanh trong giai đoạn 2017 – 2019, từ khoảng 17,5 tỷ đồng năm 2017 đến hơn 34 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần), con số này tăng lên gần 50 tỷ năm 2019. Về mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn bao gồm hệ thống máy soi container, máy soi hành lý, hàng hóa, mua sắm ca nô, tàu thuyền và hệ thống phòng giám sát camera,... chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi mua sắm sửa chữa, cụ thể tăng nhanh từ 367 tỷ năm 2017 đến 963,5 tỷ năm 2018 và vượt ngưỡng 1000 tỷ năm 2019.
Cục Tài vụ - Quản trị luôn chấp hành đúng, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng nhỏ cho KBNN, bao gồm:
+ Giấy rút dự toán NSNN (thanh toán);
+ Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng: Bảng kê chứng từ thanh toán;
+ Đối với các khoản chi mua, đầu tư tài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành; chi mua vật tư văn phòng; chi sửa chữa thiết bị tin học; sửa chữa xe ô tô, các trang thiết bị khác: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (với trường hợp phải gửi Hợp đồng);
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định); Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; Biên bản nghiệm thu.
* Nội dung kiểm soát chi các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ
- Kiểm tra, đối chiếu đảm bảo các khoản chi không vượt quá tiêu chuẩn, định mức do CQNN có thẩm quyền quy định, phù hợp với mặt bằng giá chung trên thị trường và theo khu vực; phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản quy định có tính đặc trưng của từng ngành về từng nội dung chi;
- Đối với tài sản lớn như nhà cửa, phương tiện vận tải, trang thiết bị có giá trị lớn, ngoài việc kiểm soát thông thường theo tiêu chuẩn, định mức và các quy định chung còn phải kiểm soát các yếu tố như: được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho mua, thẩm định giá và thực hiện đúng trình tự mua sắm theo quy định của Luật đấu thầu. Cục Tài vụ - Quản trị thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi để kiểm tra về các hình thức mua sắm (đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu...), nếu đủ điều kiện theo quy định thì Cục Tài vụ - Quản trị làm thủ tục thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua Cục Tài vụ - Quản trị để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Kiểm soát chi: Về cơ bản, công tác kiểm soát mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng thực hiện khá chặt chẽ. Công tác triển khai các văn bản mới về kiểm soát chi luôn được thực hiện thường xuyên và kịp thời đảm bảo đúng chế độ. Thêm vào đó là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cán bộ tới các đơn vị sử dụng ngân sách về các quy định của Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nên các đơn vị đã chủ động hơn về mặt hồ sơ, chứng từ góp phần tăng hiệu quả kiểm soát chi.
Tuy nhiên qua kiểm tra, kiểm soát vẫn còn tồn tại như: một số bộ hồ sơ thanh toán chưa phù hợp về mặt thời gian (Quyết định chỉ định nhà cung cấp lại có sau hợp đồng mua bán; thiếu các yếu tố trên hợp đồng ; hoặc thiếu hồ sơ thủ tục do sơ suất trong quá trình thanh toán cho đơn vị,…. ); Có hiện tượng “bắt tay” giữa