Mục Tiêu Và Phương Hướng Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Thường Xuyên Tại Cục Tài Vụ - Quản Trị, Tổng Cục Hải Quan


của Bộ Tài chính, đúng định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi hiện hành, đảm bảo phần kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.

- Việc chấp hành dự toán: Dự toán nhiệm vụ thường xuyên hàng năm được phê duyệt từ cuối năm trước, kinh phí cấp phát cho các đơn vị kịp thời và đúng tiến độ (được chia làm 2 đợt trong năm). Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và ngày càng được minh bạch, công khai, đảm bảo thực hành tiết kiệm. Thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được thực hiện nghiêm túc, đúng định mức chi nội bộ, đúng chế độ.

- Việc kiểm soát và quyết toán: Quá trình lập dự toán và chấp hành dự toán được thực hiện nghiêm túc, kiểm soát chi chặt chẽ đã góp phần giảm gánh nặng trong công tác quyết toán. Kết quả các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của đơn vị được nghiệm thu và báo cáo đúng tiến độ. Bên cạnh đó việc lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, phản ánh tình hình sử dụng ngân sách và hoạt động của đơn vị.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

* Về công tác lập dự toán

- Năm 2017 là năm thứ hai ngành Hải quan thực hiện cơ chế quản lý tài chính giai đoạn 2016-2020; năm đầu tiên triển khai Luật NSNN năm 2015 với nhiều sự thay đổi lớn. Đồng thời Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ chi NSNN như: Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017; Chỉ thị số 14/CT-TTg về tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 trong đó yêu cầu điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Chính vì vậy, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ rang, các đơn vị còn lúng túng trong việc thực hiện nên dự toán của các đơn vị được hoàn thiện trong giai đoạn 2017 – 2019 rất muộn. Dự


toán chi thường xuyên đã được xây dựng theo từng nhiệm vụ, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở dự toán theo từng năm, chưa thực hiện được việc xây dựng dự toán theo khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn nên không có sự gắn kết giữa nguồn lực và kế hoạch trong trung hạn và dài hạn. Quá trình thẩm tra, phê duyệt nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị còn mang tính hình thức, nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị không được Bộ Tài chính phê duyệt trước khi lập dự toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Khoản chi phí chung, các đơn vị không thể tách bạch giữa các hoạt động: Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ có một số mục chi trong dự toán mang tính ước lượng, không có căn cứ cụ thể.

- Tiêu chuẩn chỉ tiêu chưa thật sự phù hợp và thiếu đồng bộ, cùng một nội dung chi của đơn vị nhưng có nhiều mức chi khác nhau, được quy định tại nhiều văn bản pháp lý. Điển hình là chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ công tác phí tại đơn vị vừa được áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 (nay là Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017) nhưng cũng đồng thời áp dụng theo Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 và Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015.

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 11

* Đối với công tác chấp hành dự toán

- Thực hiện chi thường xuyên NSNN theo Thông tư 121/2014/TTLT-BTC- BKHCN, các đơn vị còn lúng túng trong việc thực hiện, đặc biệt là hệ thống và cụ thể hóa các nhiệm vụ thường xuyên. Vì vậy, lập dự toán còn nhiều hạn chế, gây nên bị động trong việc chấp hành dự toán và không chủ động trong nguồn kinh phí bổ sung thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.

- Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên, các đơn vị thường cân đối giữa nguồn NSNN cấp và nguồn bổ sung từ năm trước để chi hết phần ngân sách rồi mới chi đến phần bổ sung nên dẫn tới chi sai nội dung hoặc không đúng với ban đầu.

- Thực hiện dự toán của các đơn vị gặp nhiều khó khăn do điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp thiếu linh hoạt.


* Đối với công tác kiểm soát và quyết toán chi thường xuyên

- Từ 2015, thực hiện chi thường xuyên đã tuân thủ Luật NSNN và các quy định hiện hành. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hạn chế là KBNN vẫn chưa cập nhật và chưa kiểm soát chi theo dự toán nhiệm vụ, nên còn những khoản chi không theo dự toán. Mặt khác, mặc dù thủ tục hành chính của KBNN đã được cải cách nhiều, nhưng vẫn còn chậm gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình thanh toán qua KBNN.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị áp dụng theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, báo cáo gồm nhiều nguồn kinh phí nên chưa đảm bảo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm,…)

- Chất lượng công tác nghiệm thu kết quả nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng còn mang nặng tính hình thức, không đánh giá chính xác được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Chưa có hệ thống chỉ số đánh giá nên việc đo lường công việc thực hiện, đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ chưa sát sao, việc kiểm tra định kỳ còn mang tính hình thức.

- Phòng Quản lý tài chính tiến hành thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị theo đúng quy định. Tuy nhiên, kết quả chưa cao, thường chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, xác định số liệu chi trong năm của đơn vị, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định. Số liệu quyết toán chưa được phân tích, đánh giá để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác xây dựng dự toán, chấp hành dự toán, xây dựng định mức phân bổ ngân sách, từ đó nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị.

- Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn những hạn chế: xử lý nguồn trong quyết toán chưa thống nhất giữa các đơn vị, chưa đôn đốc kịp thời việc thực hiện các kiến nghị của các năm trước. Việc thông báo xét duyệt quyết toán NSNN các năm cho một số đơn vị dự toán còn sai sót phải điều chỉnh.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

* Nhóm nguyên nhân về chế độ, chính sách quản lý

- Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, kiểm soát chi NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.


Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, thanh toán và quy trình kiểm soát chi NSNN theo Luật NSNN chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi còn chồng chéo, chung chung và được hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến khâu tổ chức thực hiện thiếu thống nhất. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. Các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư hướng dẫn, công văn còn chậm ban hành. Số ít các quy định còn chưa sát với thực tế. Trong một số văn bản hướng dẫn, nội dung kiểm soát trong từng trường hợp chưa cụ thể, chưa phản ánh rõ phạm vi công việc. Quy trình chưa cụ thể, một số trường hợp đặc thù mà chỉ quy định ở các loại công văn nhỏ lẻ, các hướng dẫn riêng. Điều này đã gây không ít khó khăn có công chức trong quá trình tác nghiệp.

Ngoài ra, việc thực hiện một số cơ chế, chế độ kiểm soát chi thường xuyên cũng còn nhiều bất cập, ví dụ như:

+ Cơ chế cấp tạm ứng NSNN còn khá phổ biến, Nhà nước phải ứng trước tiền cho nhà cung cấp trong khi thực tế chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ; việc thu hồi hoặc thanh toán tạm ứng, còn hạn chế, bản chất là thực hiện chi khi chưa có nguồn đảm bảo gây rủi ro cho quá trình điều hành NSNN; số dư tạm ứng, NSNN còn lớn.

+ Đối với các khoản chi xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn TSCĐ: Trên thực tế, chưa có văn bản quy định thế nào là xây dựng nhỏ, thế nào là sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,... khiến cán bộ quản lý chi có sự nhầm lẫn; Từ đó yêu cầu hồ sơ thủ tục đối với mỗi loại cũng khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất.

+ Đối với các khoản chi tiền ăn hội nghị: Theo quy định, chỉ chi cho đối tượng không hưởng lương từ NSNN nhưng thực tế, KBNN không thể kiểm tra được thành phần tham dự hội nghị là ai, có bao nhiêu người.

+ Đối với chi phí tiếp khách: không quy định số lượng khách được tiếp và Cục Tài vụ - Quản trị cũng không phải cung cấp danh sách khách mời nên KBNN không có cơ sở để áp dụng định mức chi ban hành trong kiểm soát chi.

- Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Những năm qua hệ thống này mặc dù đã được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn thiếu tính thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động dẫn đến Hệ thống tiêu chuẩn, định mức vừa thiếu, vừa lạc


hậu khiến Cục Tài vụ - Quản trị thiếu căn cứ để tính toán, phân bổ, lập dự toán nên chất lượng dự toán còn thấp. Trong một số khoản chi như chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, tiếp khách, chế độ mua sắm tài sản công,…thì Cục Tài vụ - Quản trị tìm cách hợp lý hoá chứng từ. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng. KBNN thì thiếu căn cứ để kiểm soát chi làm cho công tác KSC rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra điều này còn gây khó khăn cho cơ quan thanh tra, kiểm toán trong việc xác định tính đúng đắn của các khoản chi. Một số định mức chưa hợp lý làm ảnh hưởng lớn đến công tác lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị. Quy chế chi tiêu nội bộ sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định nên chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

- Chưa có chế tài xử lý đối với một số vi phạm, do đó chưa hạn chế tối đa vi phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách được giao. Khi có sai sót trong lập dự toán, thực hiện dự toán, báo cáo quyết toán hoặc KBNN trong quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, kiểm tra và phát hiện các đơn vị chi chưa đúng định mức thì chỉ được quyền ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hoặc từ chối thanh toán mà chưa có chế tài xử phạt, chưa tạo áp lực buộc thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm đối với công việc, hạn chế tối đa các vi phạm trong quản lý và xử dụng ngân sách được giao.

- Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-TVQT ngày 03 tháng 01 năm 2017 về việc ban hành Quy chế chi tiêu và định mức chi nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 – 2020 còn nhiều điểm bất cập và chưa bám sát vào các nội dung thay đổi theo các văn bản pháp luật hiện hành được cập nhật cũng những thay đổi về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Tài vụ - Quản trị. Chính vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật và bổ sung hoàn thiện quy chế mới thay thế quy định hiện hành.

- Quy chế phối hợp giữa Cục Tài vụ - Quản trị và Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan và một số đơn vị khác thuộc Tổng cục Hải quan chưa được ban hành và có cơ chế phối hợp thống nhất dẫn tới hiệu quả trong việc thực hiện các


nhiệm vụ thường xuyên chưa đạt hiệu quả cao trong đó có liên quan đến các nội dung chi thường xuyên tại đơn vị. Các văn bản này cần sớm được ban hành để thực hiện trong thời gian tới.

* Nhóm nguyên nhân về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý

- Tổ chức bộ máy chưa thật sự gọn nhẹ, mối liên hệ chưa thật sự linh hoạt. Bên cạnh đó, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với việc thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên nên chưa tạo áp lực để nâng cao hiệu quả của nguồn kinh phí thường xuyên NSNN.

- Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị hiện có nhân 13 cán bộ rất có năng lực công việc hiện tại vẫn tương đối lớn so với số nhân lực hiện có khi vừa đảm bảo công tác văn phòng vừa đảm bảo công tác liên quan đến dự toán, thực hiện các văn bản hồ sơ liên quan đến tài chính của Cục Tài vụ - Quản trị và một số lĩnh vực toàn ngành Hải quan. Phòng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong công tác kế hoạch ngân sách của Ngành, công tác kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị dự toán trong toàn ngành, công tác tài vụ kế toán cấp 3 và công tác hành chính - tổng hợp của Cục. Với số lượng rất lớn công việc như trên, trong hoạt động nhiều lúc công việc quá tải dẫn tới những sai sót và kế hoạch bị chậm.

- Giống nhiều đơn vị khác, Cục Tài vụ - Quản trị, với việc đảm nhận nhiều nhiệm vụ thường xuyên, nhiều cấp bậc quản lý khác nhau trong quản lý chi thường xuyên nên chịu sự tuân thủ của nhiều quy định chồng chéo, chịu sự kiểm tra giám sát của nhiều đơn vị. Nên bộ máy chuyên trách tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu cao của công việc khi vừa thực hiện kinh phí chi thường xuyên vừa đảm bảo hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị, báo cáo quyết toán vừa được duyệt quyết toán của đơn vị cấp trên, vừa được kiểm toán nhà nước theo định kỳ (thường 2 năm 1 lần) vừa được thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, thanh tra tài chính của Bộ Tài chính.

- Thủ tục hành chính đã được cải cách nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết bởi đây là vấn đề phức tạp. Sự yếu kém do nền hành chính nhà nước ảnh hưởng đến tác phong, lề lối làm việc của nhiều cán bộ, công chức tạo sức ỳ kém hiệu quả trong công việc.


- Cơ chế phối hợp trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN giữa KBNN và các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ. Sự phối hợp giữa phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị với KBNN và các cơ quan liên quan chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý chi NSNN tại đơn vị. Hiện nay, việc lập, giao dự toán vì nhiều lý do khác nhau mà dự toán được nhập vào chương trình còn chậm và sai sót so với quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC TÀI VỤ - QUẢN TRỊ,

TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

3.1.1. Mục tiêu

Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025 và các nhiệm vụ đột xuất hàng năm do Tổng cục giao theo đúng tiến độ; Đảm bảo thực hiện 100% khối lượng công việc được giao và giải ngân tối thiểu đạt 95%; Tiếp tục nâng cao vai trò chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, trợ giúp các đơn vị dự toán trong Ngành; Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm tập trung tại Cục thực hiện. Đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước theo kế hoạch của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan. Đảm bảo đủ kinh phí hoạt động cho bộ máy, giữ vững ổn định thu nhập cho cán bộ công chức và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiện đại hóa của Ngành.

Mục tiêu cụ thể

- Căn cứ theo phương hướng, nhiệm vụ của ngành Hải quan năm 2020 và tiến độ công việc, Cục Tài vụ - Quản trị đã đăng ký 03 nhiệm vụ trọng tâm trình Tổng cục (đã được ban hành kèm theo Quyết định số 147/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), gồm: (1) Xây dựng tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng và tính đồng bộ về kiến trúc trụ sở làm việc trong ngành Hải quan;

(2) Tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng; (3) Đề án tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế tài chính giai đoạn trước năm 2020 và xây dựng cơ chế quản lý tài chính từ năm 2021 - 2025 của Tổng cục Hải quan.

- Tiếp tục bám sát (Bộ Tài chính, Chính phủ, Ủy ban Tài chính ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội) về việc chuyển kinh phí từ Tổng cục Thuế sang Tổng cục

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022