Tình Hình Đội Ngũ Cán Bộ Của Cục Tài Vụ - Quản Trị


Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.

Biên chế của Cục Tài vụ - Quản trị do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.

2.1.3.2. Tình hình đội ngũ cán bộ của Cục Tài vụ - Quản trị

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan‌


TT


Tiêu chí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Người

Tỷ lệ

(%)

Người

Tỷ lệ

(%)

Người

Tỷ lệ (%)



69

100

75

100

74

100

1

Theo độ tuổi








- Dưới 30 tuổi

4

5.797

2

2.667

1

1.351


- Từ 30-45 tuổi

57

82.609

68

90.667

70

94.595


- Trên 45 tuổi

8

11.594

5

6.667

3

4.054

2

Theo giới tính


0.000


0.000


0.000


- Nữ

32

46.377

35

46.667

34

45.946


- Nam

37

53.623

40

53.333

40

54.054

3

Theo trình độ


0.000


0.000


0.000


- Tiến sĩ

1

1.449

2

2.667

2

2.703


- Thạc sĩ

16

23.188

20

26.667

20

27.027


- Đại học

49

71.014

52

69.333

51

68.919


- Cao đẳng

2

2.899

1

1.333

1

1.351


- Trung cấp

1

1.449

0

0.000

0

0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 7

Nguồn: Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

Qua bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2017 – 2019 số lượng cán bộ tại Cục Tài vụ - Quản trị biến động không nhiều.

Về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ Cục Tài vụ - Quản trị có trình độ chuyên môn chủ yếu là đại học và thạc sĩ và ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp


ứng được yêu cầu công việc. Trong năm 2017 có 69 cán bộ nhân viên, trong đó có 16 cán bộ là trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 23,2%, 49 cán bộ trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 71%. Cán bộ trình độ cao đẳng và trung cấp là 3 người thuộc phòng quản lý tài chính, quản lý kho của Tổng cục Hải quan được tuyển dụng có trình độ, được đào tạo bài bản về chuyên môn được giao nhiệm vụ. Năm 2018, có 75 cán bộ nhân viên, trong đó có 20 cán bộ là trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 26,7%, 52 cán bộ trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 69,3%. Cán bộ trình độ cao đẳng và trung cấp là 1 người thuộc tổ bảo vệ. Năm 2019, tổng số cán bộ nhân viên giảm 1 người, số cán bộ có trình độ thạc sĩ là không thay đổi, 51 cán bộ trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 68,9%.

Theo độ tuổi tại Cục Tài vụ - Quản trị, cán bộ nhân viên có độ tuổi từ 30 – 45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số. Cụ thể năm 2017 tỷ lệ cán bộ có độ tuổi từ 30 -

45 là 82,6%. Sang năm 2018, số CBNV có khoảng độ tuổi này tăng lên chiếm 90,7%. Đến năm 2019, tỷ lệ này lên đến 94,6% trên tổng số cán bộ nhân viên. Như vậy, có thể thấy CBNV có độ tuổi 30-45, là những người có kinh nghiệm, có thâm niên công tác tương đối dài và họ cũng là đội ngũ tiếp thu tốt về tiến bộ khoa học công nghệ. Do vậy trong giai đoạn này Cục Tài vụ - Quản trị đã có sự quan tâm thu hút cán bộ, nhân viên trẻ tuổi có năng lực, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Theo giới tính: Trong giai đoạn 2017 – 2019 tỷ lệ giới tính Nam và Nữ khá cân bằng với tỷ lệ 46% nữ và 54% nam (2017 và 2018); 46% nữ và 54% nam (2019). Mặc dù là đơn vị quản lý tài chính quản và cơ sơ sở vật chất của toàn ngành nhưng tỷ lệ giới tính khá cân bằng là do Cục Tài vụ - Quản trị có các phòng quản lý về cơ sở vật chất, quản lý kỹ thuật, mua sắm,… nên tỷ lệ giới tính nam ở mức cao. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi vì nếu tỷ lệ nữ nhiều sẽ bị chi phối nhiều về gia đình, con nhỏ và thai sản,… dẫn tới đầu tư cho công việc hạn chế. Chính vì vậy, tỷ lệ giới tính cân bằng là điều kiện tốt để toàn thể CBNV hoàn thành nhiệm vụ.

Cán bộ nhân viên của Cục Tài vụ - Quản trị thực hiện nhiệm vụ ở phòng Tổng hợp và kiểm tra nội bộ có tổng số 13 người. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách toàn Cục nên khối lượng công


việc tương đối lớn, thu chi diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong nhiều năm qua Cục Tài vụ - Quản trị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để đạt được kết quả đó, bản thân đơn vị đã nỗ lực không ngừng và không thể thiếu sự hỗ trợ của các đơn vị cấp trên, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Cục Tài vụ - Quản trị luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ Cục. Đồng thời Cục Tài vụ – Quản trị cũng luôn chăm lo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bào về năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

2.2.1. Khái quát nguồn kinh phí và định mức chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

2.2.2.1. Nguồn kinh phí tại Cục Tài vụ - Quản trị

Thực hiện QĐ số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Cục Tài vụ - Quản trị hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp 3 trong ngành Hải quan về tài chính và biên chế theo QĐ số 13 theo đó biên chế của Tổng cục Hải quan từ 2016 trở đi ổn định theo chỉ tiêu biên chế được cấp thẩm quyền giao đến tháng 3/2015. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan được bố trí, sử dụng hợp lý số biên chế được giao theo NQ số 39 -NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài số biên chế được giao đối với công việc không quy định do công chức thực hiện, Tổng cục Hải quan được ký hợp đồng thuê khoá công việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật (đối tượng hợp đồng lao động theo NĐ 68/2000/NĐ-CP ngày 17/10/2000 của Chính phủ) Nguồn tài chính của Cục Tài vụ - Quản trị chỉ có nguồn thu duy nhất từ NSNN, bao gồm:


- Kinh phí hoạt động thường xuyên: Được NSNN cấp kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ trên nhiệm vụ được giao.

- Kinh phí không thường xuyên: Được giao cho các hoạt động khác như hợp tác quốc tế, dự án, soạn thảo văn bản pháp quy cho ngành,... trên cơ sở quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyển như Tổng cục, ngành,...

- Kinh phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí dùng mua sắm sửa chữa tài sản cố định phải sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi và chế độ thanh quyết toán.

2.2.2.2. Khái quát định mức chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị

* Nguyên tắc xây dựng định mức chi thường xuyên

- Quy chế này được xây dựng trên cơ sở các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước, của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan. Việc xác định kinh phí tiết kiệm hàng năm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3322/QĐ- TCHQ ngày 06/10/2016; Quyết định số 286/QĐ-TCHQ ngày 19/2/2019 và Quyết định số 1156/QĐ-TCHQ ngày 18/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, hợp lý, phù hợp với hoạt động nghiệp vụ của các các Phòng, Ban thuộc Cục Tài vụ - Quản trị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Nội dung và một số định mức chi cụ thể

(1) Chi tiền lương và bổ sung thu nhập

Mức chi tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương đối với công chức bình quân toàn Cục không vượt quá 1,8 lần mức lương đối với công chức do nhà nước quy định (gồm lương ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp công vụ, tiền lương làm đêm, làm thêm giờ). Việc phân phối như sau:

- Tiền lương theo chế độ nhà nước quy định (01 lần lương và phụ cấp) và các khoản đóng góp: Thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.

- Tiền lương theo kết quả lao động


(2) Chi khen thưởng.

Thực hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan: Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 4/11/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

(3) Chi phúc lợi tập thể.

(4) Chế độ làm đêm, làm thêm giờ

(5) Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm

(6) Chi hỗ trợ cho một số lực lượng hoạt động trong lĩnh vực đặc thù của ngành Hải quan

(7) Các khoản chi cho bộ máy

- Chi văn phòng phẩm

- Chi thanh toán xăng xe ô tô do Cục quản lý, sử dụng (nếu có)

- Chế độ hội nghị, họp

- Chế độ công tác phí trong nước

- Về chế độ đi công tác nước ngoài ngắn hạn: Thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/06/2012 quy định chế độ công tác phí cho công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.

- Chi tiếp khách trong nước

- Chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

- Chi phối hợp nghiệp vụ ngoài đơn vị

2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

2.2.2.1. Về công cụ quản lý chi thường xuyên

* Công cụ pháp luật

Quản lý chi ngân sách nói chung, chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Cục Tài vụ - Quản trị nói riêng đều áp dụng theo Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nghị định của Chính phủ, Thông tư và công văn hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan,...


Bên cạnh Luật Ngân sách, các văn bản chủ yếu được sử dụng như: Quyết định số 3322/QĐ-TCHQ ngày 06/10/2016; Quyết định số 286/QĐ-TCHQ ngày 19/2/2019 và Quyết định số 1156/QĐ-TCHQ ngày 18/4/2019, Quyết định số 1397/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 2146/QĐ-BTC ngày 06/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 3748/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 4/11/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng,…

Các văn bản quy phạm pháp luật trên là tiền đề vững chắc để điều chỉnh kịp thời và hợp lý hoạt động quản lý theo các nội dung đã đề ra, xác định rõ mục tiêu, chủ thể thực hiện và chịu trách nhiệm trong từng khâu công việc.

* Công cụ kế hoạch

Cục Tài vụ - Quản trị quản lý chi ngân sách nhà nước trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó đề ta mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực trong từng giai đoạn đến 2030 về số đơn vị tự chủ tài chính, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách, giảm nguồn chi từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập,… Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, Cục Tài vụ - Quản trị đã ban hanh các văn bản có liên quan để triển khai thực hiện theo từng nội dung, lĩnh vực và chuyên đề của mình.

Từ năm 2016 ngành Hải quan thực hiện cơ chế quản lý tài chính giai đoạn 2016-2020; Theo QĐ số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ; năm đầu tiên triển khai Luật NSNN năm 2015 với nhiều sự thay đổi lớn. Đồng thời Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ chi NSNN như: Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm 2017;


Chỉ thị số 14/CT-TTg về tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước năm 2017 trong đó yêu cầu điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Quyết định số 33/QĐ-BTC ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Chương trình công tác trọng tâm năm 2017 của Bộ Tài chính; Công văn số 91/BTC- KHTC ngày 08/02/2017; Công văn số 07/BTC-THTK ngày 05/01/2017; Thông báo số 144/TB-BTC ngày 14/3/2017 của Bộ Tài chính...

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành ngân sách do sự thay đổi về cơ chế, chính sách; khối lượng công việc phải xử lý rất lớn (tính đến ngày 31/12/2019 Cục tiếp nhận 7.216 văn bản đến (qua văn thư đến của Tổng cục Hải quan); trình Lãnh đạo Tổng cục, ký thừa lệnh Tổng cục và ký theo thẩm quyền ban hành 1.579 văn bản (trong đó có 636 Quyết định và 943 công văn); ban hành 586 Công văn nội bộ cơ quan Tổng cục và 78 công văn đi dưới dạng điện fax). Tuy nhiên bằng sự nỗ lực quyết tâm và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, Cục Tài vụ - Quản trị đã quyết tâm phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành Hải quan, đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí chi tiêu phục vụ tốt cho hoạt động của bộ máy, bên cạnh đó còn ưu tiên tập trung kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện và xây dựng trụ sở làm việc, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá của ngành Hải quan; công tác quản lý tài chính đã từng bước đi vào nề nếp, đời sống cán bộ công chức ổn định, đảm bảo cho cán bộ công chức trong ngành yên tâm công tác.

* Công cụ chính sách

Công cụ chính sách được sử dụng nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được cấp trên giao, Cục Tài vụ - Quản trị đã cụ thể hóa các văn bản chính sách nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Một số văn bản quy phạm pháp luật sau :


- Thực hiện Quyết định số 154/QĐ-BTC ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 1085/TCHQ-TVQT ngày 23/02/2017 về triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2017 tại 10 đơn vị dự toán (trong đó có 08 cuộc kiểm tra chính thức và 02 cuộc kiểm tra dự phòng).

- Trên cơ sở Quyết định số 2641/QĐ-BTC ngày 22/12/2017, Cục Tài vụ - Quản trị đã thực hiện cân đối, trình Lãnh đạo Tổng cục và giao dự toán cho các đơn vị tại các Quyết định từ số 4278 đến 4325/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2017, không để tình trạng chậm giao dự toán làm ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân của các đơn vị.

Giai đoạn 2017 - 2019, công tác của Cục Tài vụ - Quản trị, về cơ bản đã triển khai đầy đủ và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác (quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý ấn chỉ; quản lý kỹ thuật, kiểm tra nội bộ) ngày càng đi vào nền nếp. Hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nội ngành được nâng cao.

- Việc xây dựng và ban hành các quy chế, quy định áp dụng trong toàn ngành và các quy chế nội bộ của Cục đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và kịp thời.

- Công tác quản lý, điều hành dự toán thực hiện bài bản, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi của các đơn vị, đảm bảo thu nhập cho CBCC toàn Ngành.

- Việc thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Tài chính ghi nhận việc quyết toán chi ngân sách nhà nước đã chấp hành tốt theo quy định của nhà nước, không có hiện tượng sai phạm gây thất thoát ngân sách nhà nước.

- Kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ghi nhận trong công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư mua sắm và xây dựng cơ bản không có hiện tượng sai phạm gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước.

- Đến ngày 31/12 hàng năm, hầu hết các gói thầu mua sắm thiết bị do Cục Tài vụ - Quản trị được giao nhiệm vụ Bên mời thầu đều đã hoàn thành và giải ngân đạt tỷ lệ cao trong năm tài chính theo đúng kế hoạch đăng ký.

- Công tác tài vụ - quản trị cấp 3 luôn được thực hiện chặt chẽ, chuẩn xác, kịp thời.

Như vậy, sử dụng các công cụ quản lý đã có tác động tích cực đến việc sử dụng NSNN, cụ thể trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí