Khái Quát Về Chính Sách Đất Đai Và Thu Hối Đất Nông Nghiệp


+ Phân theo khu vực chia ra thị trường nông thôn và thị trường thành thị.

+ Phân chia theo trình độ quản lý có thị trường sức lao động chính thức và phi chính thức.

+ Phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có thị trường sức lao động giản đơn và thị trường sức lao động qua đào tạo, trong đó có thị trường sức lao động trình độ cao. Rafael Lopes de Melo,2008, tr172]

Qua phân tích các đặc điểm và tính chất của thị trường lao động ở xã hội công nghiệp nhà nghiên cứu Richard Edwards đưa ra lý thuyết thị trường kép lao động. theo lý thuyết này bất kỳ một thị trường lao động nào cũng đồng thời tồn tại hai khu vực trung tâm và ngoại vi, hay thị trường hạng nhất và hạng hai đi liền với nhau.

Thị trường khu vực trung tâm, gồm những công việc được trả lương cao và có uy tín xã hội. Những lao động nghề nghiệp cổ trắng tức là những lao động có trình độ chuyên môn cao như bác sỹ, kỹ sư, luật sư thuộc thị trường lao động này.

Thị trường lao động ngoại vi gồm những loại công việc làm nặng nhọc và tiền công thấp, chế độ bảo hiểm và phúc lợi kém, uy tín xã hội không cao. Những lao động cổ cồn xanh và lao động phổ thông thuộc thị trường này.

Thị trường kép lao động chủ yếu nhấn mạnh sự phân cấp về chất của lao động trên thị trường lao động tức là sự phân chia lao động theo chiều dọc, trong khi đó lý thuyết thị trường lao động nhánh hay ngách về lao động nói tới sự phân chia thị trường lao động theo chiều ngang tức là phân chia theo loại lao động.

Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cấu trúc thị trường lao động xã hội có thể phát hiện được xu hướng phân hóa và chuyên môn hóa lao động xã hội hiện đại. Một số tác giả dự báo rằng khoảng cách giữa hai thị trường lao


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

động được trả công ngày càng cao được nhiều người hâm mộ, coi trọng trong khi số khác bị coi nhẹ và trả công thấp. [Chris Tilly, 2004, Tr.267-268].

Vận dụng lý thuyết Thị Trường lao động trong luận án này tác giả nhằm hướng đến phân tích khi diện tích đất nông nghiệp thu hồi, người dân buộc phải tìm công việc khác để làm ăn kiếm sống tất yếu tạo nên một thị trường sức lao động mới, nhóm lao động trên 40 tuổi và nhóm lao động trẻ bắt đầu bước chân vào thị trường lao động sẽ phân hóa, nhóm lao động có trình độ học vấn khác nhau, giới tính… cơ hội cho các nhóm lao động là khác nhau. Bên cạnh đó, luận án còn vận dụng lý thuyết thị trường lao động để phân tích về sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn khảo sát làm nảy sinh quan hệ lao động mới, chủ- thợ, chủ - người làm thuê.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 12

2.3 Khái quát về chính sách đất đai và thu hối đất nông nghiệp

2.3.1 Tổng quan hệ thống chính sách pháp luật về thu hồi và chuyển đổi đất đai tại Việt Nam

Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng không chỉ với những quốc gia nông nghiệp mà còn với cả những quốc gia công nghiệp hiện đại. Thực tế cho thấy quá trình phát triển công nghiệp có xuất phát điểm và dựa rất nhiều vào các nguồn lực được cung cấp từ nông nghiệp, trong đó có đất đai và lao động. Ở khía cạnh chính sách, việc quản lý về đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của Nhà nước và chính sách của các quốc gia trên thế giới trong quản lý đất đai cũng thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn phát triển. Tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển sôi động các chính sách quản lư về đất đai cũng có sự điều chỉnh liên tục trong đó chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữa đất đai với các bên có liên quan: Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.


Vấn đề về sở hữu đất đai đã và đều được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam kể từ hiến pháp đầu tiên (năm 1946) tới Hiến pháp thứ tư (năm 1992) bên cạnh đó là các bộ Luật có liên quan, đáng kể nhất là Luật đất đai. Tính đến nay Việt Nam cũng đã có 3 bộ luật về đất đai cũ nhất là Luật đất đai năm 1987 (trước đó là Luật cải cách ruộng đất năm 1953) và mới nhất là Luật đất đai năm 2003, sắp tới có thể Luật sửa đổi, bổ sung cho Luật đất đai sẽ được thông qua. Một trong những thay đổi đáng kể của Luật đất đai qua thời gian chính là việc xác lập thị trường đất đai đồng thời cơ chế thu hồi đất đai cũng đã có sự thay đổi. Trước khi có Luật đất đai năm 2003 cơ chế thu hồi đất đai chỉ thực hiện theo hình thức bắt buộc và cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện chỉ ra đời sau khi có Luật này. Cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện được áp dụng cho các dự án đầu tư kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận có vốn đầu tư trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư thuộc nhóm dưới nhóm A. Đặng Hùng Võ, 2009]

Hiện nay chưa có một thống kê chính xác về số lượng các văn bản, chính sách có liên quan tới vấn đề quản lý đất đai tại Việt Nam bởi số lượng văn bản là quá nhiều, trong đó chỉ xét riêng các chính sách về thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp số lượng chính sách có liên quan cũng rất lớn. Tuy đã có rất nhiều những điều chỉnh ở khía cạnh chính sách về đất đai song thực tế cho thấy các vấn đề về đất đai luôn gây ra nhiều các tranh chấp, khiếu kiện. Giai đoạn 2003-2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được khoảng 30,000 đơn thư liên quan. Số lượng khiếu kiện tăng đều đặn qua các năm cả ở nhóm người bị ảnh hưởng cũng như của các nhà đầu tư. Trong khi đó theo thống kê của Thanh tra Chính phủ tính đến hết quý III năm 2010 cả nước có khoảng 112 nghìn vụ khiếu kiện, tố cáo và có tới 70% liên quan tới đất đai. Đối với các vấn đề liên quan tới đất đai các nội dung khiếu nại chủ yếu xoay quanh việc thực thi không đúng các chính sách về bồi thường và tái định cư. Trong đó những ý


kiến về việc định giá đất nông nghiệp quá thấp nổi bật hơn cả. Các kết quả này cho thấy chính sách quản lý đất đai nói chung và xét riêng với các chính sách về thu hồi và chuyển đổi đất đai tại Việt Nam cần phải tiếp tục được hoàn thiện, trong đó hướng tới việc đưa ra những quy định chi tiết, rành mạch về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Quá trình này cũng là một giải pháp để hạn chế, giảm thiểu những tiêu cực trong quản lý đất đai vốn được nhận diện là một trong những mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.

Luật đất đai đầu tiên năm 1987 tuy đã đảm bảo quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình song thị trường đất đai lại không được công nhận, do đó đất thực tế không có giá trị. Đến năm 1993, Luật đất đai xác định sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời Nhà nước có quy định về giá đất, nói các khác đất đai đã có giá và cá nhân, hộ gia đình có quyền thực hiện các hoạt động có liên quan như chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê...Quy định về việc thu hồi đất chỉ áp dụng theo cơ chế Nhà nước thu hồi. Các tổ chức kinh tế chỉ có thể tiếp cận với đất đai thông qua hình thức thuê của Nhà nước. Các quy định quan trọng này đã có sự thay đổi đáng kể sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. Theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân đồng thời công nhận giá đất trên thị trường. Đặc biệt hình thức chuyển đổi đất đai tự nguyện đã được áp dụng và hạn chế các biện pháp thu hồi mang tính bắt buộc. Các vấn đề về đền bù và tái định cư cũng được quy định cụ thể. Các tổ chức kinh tế trong nước có thể lựa chọn hình thức Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Cùng với những thay đổi nói trên các cơ chế quản lý, giám sát cũng được nâng cao và đi kèm với đó là những quy định mới về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại có liên quan tới đất đai.

Thực tế cho thấy cả hai mô hình chuyển đổi đất đai bắt buộc và tự nguyện đều có những ưu, nhược điểm nhất định, trong đó mặc dù Nhà nước khuyến khích áp dụng hình thức chuyển đổi đất đai tự nguyện song các quy


định này còn nhiều bất cập khiến việc thực hiện chính sách có nhiều vướng mắc chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện. Đáng kể hơn cả chính là việc thiếu các quy định xử lý trong các trường hợp người sử dụng đất cố tình không bàn giao đất cho chủ đầu tư hoặc đưa ra một mức giá quá cao. Chính vì thế sau một thời gian thực hiện các chủ đầu tư lại mong muốn chỉ áp dụng hình thức chuyển đổi đất đai bắt buộc. So với hình thức chuyển đổi đất đai bắt buộc, hình thức chuyển đổi đất đai tự nguyện nếu đạt được sự đồng thuận cao giữa các bên có liên quan (người sử dụng đất và nhà đầu tư) thì thời gian thực hiện việc chuyển đổi thường ngắn, quyền lợi của người dân, chủ đầu tư cũng như lợi ích của Nhà nước được đảm bảo Đặng Hùng Võ, 2009]. Bên cạnh đó, nếu áp dụng theo cơ chế này sự tham gia của bộ máy hành chính vào các hoạt động nói trên cũng giảm thiểu đáng kể, từ đó giảm đi những nguy cơ quan liêu, tham nhũng từ các hoạt động này. Mặt khác, điểm mạnh đáng kể của hình thức chuyển đổi đất đai tự nguyện có thể giúp loại bỏ đi các nhà đầu tư không có năng lực, chủ yếu lập dự án để nhằm chiếm đất và chuyển nhượng... điều mà cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc chưa thể làm được. Với những điểm mạnh nói trên, mô hình này đã được nhiều địa phương áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, như đã nói khi đã trao quyền tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân lại xuất hiện tình trạng một bộ phận người dân không hợp tác với nhà đầu tư bằng cách đưa ra mức giá quá cao so với phần còn lại. Trong khi đó các quy định pháp luật có liên quan lại chưa có các chế tài xử lư trong trường hợp này, do đó mô hình chuyển đổi đất đai tự nguyện dù rất tốt, dù được Nhà nước khuyến khích song lại không được áp dụng rộng rãi trong thực tế.

Đối với hình thức thu hồi đất bắt buộc hiện nay vấn đề bồi thường, chuyển đổi nghề nghiệp và tái định cư cho người dân là những vấn đề phức tạp nhất. Pháp luật về đất đai quy định việc đền bù phải tính theo giá thị


trường, tuy nhiên lại không có quy định về quy trình định giá thị trường do đó giá vẫn do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Bên cạnh đó việc định giá đối với đất nông nghiệp cũng còn rất nhiều vấn đề, thông thường đất nông nghiệp được định giá rất thấp do pháp luật quy định giá đất nông nghiệp được định giá dựa trên lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp mà từ trước tới nay giá trị của nông sản luôn rất thấp. Mặt khác việc chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm nông dân mất đất thường rất khó khăn do trình độ học vấn hạn chế, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc không có do vậy hiệu quả của các chính sách đào tạo nghề cho nông dân mất đất nói chung còn nhiều hạn chế. Một số các địa phương khi thực hiện thu hồi đất đã áp dụng hình thức đổi đất thu hồi lấy đất dịch vụ để góp phần tạo ra chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho hộ gia đình. Tuy nhiên, hình thức này không phải địa phương nào cũng áp dụng và không phải địa phương nào áp dụng cũng đạt hiệu quả do có rất nhiều dự án “treo”. Hiện nay các doanh nghiệp khi tiếp cận với đất đai của người dân đều có cam kết hoặc hứa hẹn về việc sử dụng lao động địa phương trong KCN/doanh nghiệp, tuy nhiên rất ít những doanh nghiệp đã thực hiện tốt điều này kể cả trong những trường hợp có cam kết. Đồng thời sự tham gia, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại các khu vực bị thu hồi đất cũng còn nhiều hạn chế.

Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn cũng là lúc nhiều vấn đề trong chính sách thu hút đầu tư đã được bộc lộ rõ ràng. Phong trào nhà nhà làm các khu/cụm công nghiệp đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách thu hút đầu tư để chiếm đất nhưng không/hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng, thậm chí sang nhượng đất đai...diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước...trong khi đó người dân nhiều nơi lại thiếu đất sản xuất và những cú sốc xã hội từ quá trình thu hồi đất là điều mà không nhiều các địa phương bị thu hồi tránh được. Rõ ràng, chính sách pháp luật về đất đai nói


chung và vấn thu hồi, chuyển nhượng đất đai, nhất là đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp cần phải sớm được Nhà nước xem xét điều chỉnh. Với sự liên quan mật thiết với hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong thực tiễn việc điều chỉnh các chính sách quản lý về đất đai cần được tính đến mọi yếu tố có liên quan từ chính sách thu hút đầu tư, chính sách lao động, việc làm, chính sách di cư, cũng như xem xét hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Trong 10 năm qua Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng 10 năm qua cũng chứng kiến quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp lớn chưa từng có tại Việt Nam.

2.3.2. Tổng quan thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua

Tuy nền nông nghiệp rất rộng lớn, đa dạng và thay đổi nhanh chóng nhưng với các chính sách đúng đắn và đầu tư hỗ trợ cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, nông nghiệp vẫn đang tạo ra các cơ hội mới cho hàng trăm triệu người nghèo nông thôn thoát nghèo. Những con đường thoát nghèo thông qua nông nghiệp bao gồm canh tác hộ gia đình, chăn nuôi, tham gia vào “nông nghiệp mới” với các sản phẩm giá trị cao, kinh doanh và các việc làm trong nền kinh tế phi nông nghiệp đang hình thành ở nông thôn”. Ngân hàng Thế giới, 2008]

Việt Nam đặt mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, tuy nhiên để hiện thực hóa được mục tiêu này Việt Nam vẫn sẽ cần phải dựa vào các nguồn lực quan trọng của khu vực nông nghiệp, nông thôn nhất là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Thực tế trong suốt giai đoạn 2001-2010, cả khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ cũng như những lúc khủng hoảng, nông nghiệp vẫn là ngành duy trì được sự phát triển ổn định. Các mục tiêu tăng trưởng GDP hàng


năm luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên sau rất nhiều năm, năng suất lao động của khu vực nông thôn nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng hiện nay vẫn còn rất thấp: “Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay là khá thấp. Trong giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân theo ngành của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,57%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất của ngành công nghiệp (8,26%). Đến giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của ngành nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể, đạt 4,16% nhưng nhìn chung vẫn còn thấp” UNDP, 2010]. Năng suất thấp cũng là một trong những lý do quan trọng khiến nông nghiệp cần thay đổi theo cả hai hướng: (i) nhường đất cho phát triển phi nông nghiệp và (ii) công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Cho đến nay cả hai hướng phát triển này đều đang diễn ra mạnh mẽ nhưng vẫn đang chủ yếu ở khía cạnh bề rộng, chiều sâu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp còn hạn chế một phần vì đầu tư cho nông nghiệp còn thấp trong khi quá trình nhường đất cho phát triển phi nông nghiệp dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhưng cũng làm nảy sinh vô vàn những bất cập xét ở cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Đất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là một dạng tư liệu sản xuất quan trọng mà còn gắn liền với những giá trị văn hóa của cộng đồng, gia đình, thậm chí với cả một nền văn minh. Do đó, quá trình thu hồi đất không đơn thuần tạo ra những thay đổi về sinh kế mà còn gây ra những ảnh hưởng khác, đôi khi không thể nhìn thấy hoặc không chỉ diễn ra ở xung quanh thời điểm thu hồi đất. Để có được khung sinh kế bền vững con người cần đến 5 loại vốn: vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn con người. Trong đó với người nông dân nếu không có đất nông nghiệp cũng có nghĩa khung sinh kế bền vững của họ sẽ bị ảnh hưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023