QUY MÔ CÔNG TY
QUY MÔ HĐQT
ĐÒN BẢY TÀI CHÍNH
CƠ CẤU HĐQT
TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
MỨC ĐỘ TẬP TRUNG QUYỀN SỞ HỮU
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TÀI SẢN THẾ CHẤP
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Cheung et al. (2007)
1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2.1 Tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2013) nghiên cứu về “Bàn về thang đo yếu tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Mục tiêu của bài nghiên cứu là bàn đến thang đo các yếu tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam để có các định hướng phát triển kế toán ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 283 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi do các điều tra viên của viện nghiên cứu phát triển – xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện trong năm 2011. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố, có bốn yếu tố ảnh hưởng tới vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV là: (1) đặc trưng hệ thống văn bản kế toán Việt Nam, (2) Nhận thức của người chủ doanh nghiệp, (3) Trình độ của kế toán viên và (4) vai trò của cộng đồng kế toán.
1.2.2 Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2015) nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM”. Mục tiêu nghiên cứu của bài
báo này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin (CBTT) của các doanh nghiệp (DN) niêm yết.
- Mẫu nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu tập trung vào BCTC năm 2014 của các DN niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 công ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Theo danh sách công ty niêm yết tại trang web của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trong số các DN đạt yêu cầu của mẫu chọn, chọn ngẫu nhiên 100 DN. Tải BCTC của các DN được chọn về, kiểm tra ngày niêm yết đầu tiên và số báo cáo trong BCTC theo các yêu cầu đã được nêu ở phần chọn mẫu. Tiến hành ghi mã và nhập dữ liệu vào phần mềm Microsoft Office Excel. Tính toán các biến: chỉ số công bố thông tin Ij và các biến độc lập khác.
Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 kết hợp cùng
với phần mềm Microsoft Office Excel.
Trên cơ sở đó, nêu ra tầm quan trọng và tính hiệu quả của việc công bố thông tin của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố Quy mô doanh nghiệp, Chủ thể kiểm toán, Thành phần HĐQT, Thời gian hoạt động, Khả năng thanh toán lại ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các DN niêm yết theo mô hình sau với mức độ phù hợp 47.1%:
MucdoCBTT = 0.433*Qmdn + 0.334*Tghd + 0.336*Tphdqt + 0.390*Ktoan
+ 0.184*Kntt
Qua kết quả nghiên cứu bài báo nêu các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
1.2.3 Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014): “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Mục tiêu đề tài nghiên cứu là tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán và mức độ ảnh hưởng của chúng. Kiểm định 7 yếu tố: Nhà quản trị, lợi ích và chi phí lập và trình bày báo cáo tài chính, trình độ nhân viên kế toán, mục đích lập báo cáo tài chính, thuế, rủi ro
kiểm toán những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu lập bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, khảo sát 200 đối tượng làm việc nhiều ngành nghề: Kế toán, kiểm toán, kinh doanh… Thu thập, phân tích xử lý dữ liệu khảo sát, dùng phần mềm SPSS
16.0 chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích EFA. Kết quả nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính là: Rủi ro kiểm toán, nhà quản trị doanh nghiệp, việc lập và trình bày báo cáo tài chính, thuế, lợi ích và chi phí.
1.2.4 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phương (2016) nghiên cứu về “Các nhận tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” mục tiêu của nghiên cứu là xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.
- Mẫu nghiên cứu
Tác giả đã chọn mẫu nghiên cứu trên cả hai sàn chứng khoán của Việt Nam đó là TTCK thành phố Hồ Chí Minh và TTCK Hà Nội theo phương pháp phi ngâu nhiên và xác định được 283 quan sát để làm mẫu nghiên cứu của mình.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo thường niên (trong đó bao gồm báo cáo tài chính) từ website của các công ty niêm yết hoặc từ website của công ty Vietstock. Trong số các công ty niêm yết đạt yêu cầu của mẫu chọn, tác giả chọn ngẫu nhiên 283 công ty niêm yết. Sau khi số liệu được làm sạch tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 và Excel 2013 để xử lý và phân tích số liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu có 17 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc chất lượng BCTC đó là: Quyền sở hữu vốn bởi nước ngoài, Quyền sở hữu vốn bởi tổ chức, Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, Tính độc lập của HĐQT, Mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, Sự tồn tại kế hoạch thưởng, Đòn bẩy tài chính, Khả năng thanh toán hiện hành, Quy mô công ty, Thời gian niêm yết, Tình trạng niêm yết, Loại công ty kiểm toán, Tính trì hoãn của
BCTC, Loại hình doanh nghiệp, Lợi nhuận (ROE), Triển vọng phát triển và Chính sách chia cổ tức.
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét cơ bản sau:
Trên thế giới, luận văn đã tìm hiểu mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung et al. (2007) về các yếu tố ảnh hưởng tới tính minh bạch và công bố thông tin của các doanh nghiệp, mô hình nghiên cứu của Bushman et al. (2004) tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán và mô hình các yếu tố tác động đến chất lượng kế toán trong điều kiện áp dụng IFRS (Soderstrom & Sun, 2007).
Tại Việt Nam, hiện nay, các đề tài này chưa được quan tâm và công trình nghiên cứu trong nước còn ít. Theo như tổng kết các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thì nghiên cứu về chất lượng BCTC là vấn đề mới và chủ yếu nghiên cứu các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ít được quan tâm.
Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013) đã tìm ra các yếu tố phi tài chính ảnh hưởng tới việc vận dụng chuẩn mực kế toán từ đó có ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV tại thành phố Đà Nẵng là: (1) Đặc trưng hệ thống văn bản kế toán Việt Nam, (2) Nhận thức của người chủ doanh nghiệp, (3) Trình độ của kế toán viên và vai trò của cộng đồng kế toán. Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra các yếu tố phi tài chính mà chưa tìm hiểu các yếu tố tài chính ảnh hưởng tới việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại DNNVV. Điều này có thể được bổ sung từ nghiên cứu của Cheung et al. (2007) gồm 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới tính minh bạch thông tin trên BCTC là Nhóm yếu tố tài chính và nhóm yếu tố về quản trị công ty. Trong nhóm yếu tố tài chính, tác gỉả đưa ra mô hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài sản thế chấp, hiệu quả sử dụng tài sản. Trong nhóm yếu tố quản trị, tác giả đưa ra 3 biến quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) và quy mô của HĐQT.
Từ hai mô hình nghiên cứu này, luận văn đã kế thừa có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã nghiên cứu theo hướng định tính và định lượng đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM” nhằm góp phần nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Lý do chọn đề tài nghiên cứu là xuất phát từ tầm quan trọng của BCTC trong việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng và để sử dụng thông tin kế toán từ hiệu quả hơn thì người lập cũng như người sử dụng cần có cơ sở làm tham chiếu khi đọc BCTC. Do đó, nghiên cứu hướng đến mục tiêu là tìm hiểu rò hơn các yếu tố nào có ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào. Do đó, trong chương này cũng đã tóm tắt một số các mô hình nghiên cứu trên thế giới về chất lượng thông tin kế toán, chất lượng BCTC… có liên quan để làm cơ sở lý luận vận dụng cho nghiên cứu này.
Chương 2 sẽ tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ đã định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể:
Bảng 2.1 Qui định về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa | |||
Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | 10-200 người | 20-100 tỷ đồng | 200-300 người |
Công nghiệp và xây dựng | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | 10-200 người | 20-100 tỷ đồng | 200-300 người |
Thương mại và dịch vụ | 10 người trở xuống | 10 tỷ đồng trở xuống | 10-50 người | 10-50 tỷ đồng | 50-100 người |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Mô Hình Của Soderstrom And Sun (2007) Nghiên Cứu Về: “Các Yếu Tố Quyết Định Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Khi Áp Dụng Ifrs” Bao Gồm: Hệ Thống
- Theo Quan Điểm Của Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế Iasb (2008)
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Bctc Của Dnnvv
- Tổng Hợp Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Cl Bctc
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Đặc điểm của DNNVV
- Linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường
- Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn.
- Khai thác và huy động các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương và nguồn tài chính từ dân cư trong vùng.
- Khả năng quản lý của chủ DN và trình độ tay nghề của người lao động thấp.
- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai
- Khả năng tiếp cận thị trường kém.
Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế
- Tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc
gia.
- Là môi trường nuôi dưỡng những doanh nhân, những chủ doanh nghiệp, tập
đoàn lớn trong tương lai.
- Tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho đại bộ phận người dân
- Đóng góp phần lớn vào ngân sách địa phương nơi DN hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Báo cáo tài chính
Theo điều 13 luật kế toán năm 2015 Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Theo đó Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực kế toán số 21: Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản;
Nợ phải trả;
Vốn chủ sở hữu;
Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; Các luồng tiền.
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và