Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 9

tư duy nghệ thuật, cộng với sự ảnh hưởng tích cực của khuynh hướng cách tân của thơ ca đương đại, các nhà thơ Thái Nguyên bước đầu đã có những thành công nhất định.

2.3.1. Về thể thơ

Nhiều nhà thơ Thái Nguyên vẫn ưa dùng các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ tám chữ...nhưng đã chú ý thay đổi cấu trúc nội bộ của nó để tăng cường khả năng biểu hiện của thơ và đem đến cảm nhận mới. Tiêu biểu như việc sử dụng thể thơ lục bát. Lục bát vốn là thể thơ truyền thống mang đậm bản sắc dân gian, giàu chất trữ tình. Thơ lục bát nhịp điệu nhịp nhàng, uyển chuyển; thanh điệu của câu thơ nghiêng về bằng hơn trắc, hơi thơ cần liên tục hơn ngắt quãng. Đây là thể thơ được nhiều nhà thơ Thái Nguyên vận dụng để thể hiện cảm hứng thơ: Vũ Thị Tú Anh - Bao giờ đến được ngày xưa, Tri âm; Trần Cầu - Chiều gang thép; Hiềm Mặc Chất - Phải lòng; Đàm Thế Du - Nhớ; Nguyễn Anh Đào - Nhớ mẹ; Hồ Thủy Giang - Bạn với cỏ cây, Người và ta; Nguyễn Đức Hạnh - Chợ chiều, Lục bát viết chơi!; Nguyễn Thúy Quỳnh - Đi chùa, Đầu xuân hái lộc; Nguyễn Long - Về với Tân Trào, Con về nơi Bác ra đi; Võ Sa Hà - Ru thay, Sông trôi; Ma Trường Nguyên - Mùa xuân trên đèo De, Dáng núi anh hùng.v.v...Trong quá trình tìm đến thể thơ này, một số nhà thơ đã mạnh dạn phá cách.

Có khi là tạo biến thể nhịp thơ. Tác giả Nguyễn Đức Hạnh sử dụng cách ngắt nhịp (2/4 ở câu 6, 2/6 ở câu 8): khác với nhịp thơ truyền thống (2/2//2 ở câu 6 và 4/4 ở câu 8). Sự lỗi nhịp của câu thơ tạo cảm giác về những bước lỡ nhịp, trắc trở của tình duyên đôi lứa:

“Hẹn sông/ sông cạn mất rồi Hẹn mưa/ mưa cứ trắng trời mà bay

Hẹn đàn/đàn lại đứt dây

Hẹn thơ/ thơ khóc mấy người chưa thôi”

(Hẹn)

Có khi là tạo biến thể của dòng thơ. Trường hợp bài thơ “Đếm sao” của tác giả Nguyễn Đình Hưng:

Anh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Ngồi lặng lẽ đếm sao, Lang thang

Mây cuốn lạc vào mênh mông...”

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 9

(Đếm sao)

Chất giọng trữ tình nền nã, lắng đọng vốn có của lục bát nay được thay thế bằng chất giọng đời thường:

“Xổ lồng” tuột nửa câu thơ Tay nắm vạt áo bâng quơ chưa đề

Ta là một gã vụng về

Yêu thầm, nhớ trộm, si mê một mình »

(Phải lòng - Hiền Mặc Chất )

Những ví dụ về sự thay đổi trong hình thức thể thơ lục bát của các cây bút Thái Nguyên đã nêu trên, người ta cũng đã từng gặp trước đó hoặc trong thơ của các đại phương khác. Điều đáng ghi nhận là nỗ lực của các cây bút Thái Nguyên trong quá trình tìm cách làm mới thơ mình và mong muốn góp phần làm mới diện mạo thơ chung.

Thể thơ tự do cũng có những cách thể hiện mới. Thơ tự do vốn là một thể thơ mà hình thức cơ bản của bài thơ không bị ràng buộc bởi một quy tắc nhất định về câu, chữ; niêm, luật… Chính vì vậy mà thơ tự do được nhiều nhà thơ sử dụng để miêu tả nỗi lòng, những cung bậc tình cảm. Thơ tự do được chia làm hai loại: Một là thơ tự do không giới hạn về số chữ, hai là thơ tự do không giới hạn về số chữ, số câu…Đây là thể thơ được sử dụng nhiều nhất, được ưa chuông nhất với các cây bút Thái Nguyên. Xin dẫn ra một số ví

dụ : số lượng bài thơ theo thể tự do trong tập thơ Chợ tình yêu của Vũ Thị Tú Anh là 20/42 bài ; tập thơ Mưa mùa đông của Nguyễn Thúy Quỳnh là 20/39 bài ; tập thơ Thanh minh của Nguyễn Kiến Thọ là 19/32 bài ; tập thơ Lửa trắng của Võ Sa Hà là 42/73 bài.v.v...Sử dụng thể thơ tự do là ưu thế của nhiều cây bút trung niên và hầu hết những cây bút trẻ của Thái Nguyên. (Các cây bút bậc cao niên ưa dùng các thể thơ truyền thống). Nhiều bài thơ được giải cao hoặc được bạn đọc yêu thích của Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyến Kiến Thọ, Nguyễn Thúy Quỳnh, Vũ Thị Tú Anh.v.v...đều thuộc thể thơ tự do

Thơ tự do của các nhà thơ Thái Nguyên có cách ngắt dòng rất linh hoạt.

Có khi là dòng thơ rất ngắn :

Đòn gánh



Bông lúa

cong


cong


Lưng mẹ thì còng

Dạy cho con đứng thẳng

(Cảm xúc vào xuân- Lê Hùng )


Anh ngỡ

Em là hạt nếp

Nâng niu gieo vạt đất màu Ai ngờ

Cây buông trái ớt

Làm cay đến cả đời sau

(Cay đắng -Nguyễn Đình Hưng)

Có khi là những câu thơ dài, dòng nối dòng. Trong thơ Võ Sa Hà có những câu thơ dài được sử dụng liên tiếp không có dấu ngắt giữa các dòng thơ như một dòng chảy triền miên của cảm xúc trôi về quá khứ:

Chỉ còn một cụ bà hát bài hát ấy thôi Người chết mang các bài hát đi cả rồi Thanh niên đâu cần bài hát cũ

Một người hát nên bài ca buồn rũ Nó không đủ sức chạy ra ngoài cửa Nó phải tựa lưng vào vách nứa

Nó ngã vào bếp lửa

Nó hổn hển trong mắt tôi lệ ứa Chuệnh choạng tôi dắt lời ca đi

(Bài hát cũ - Võ Sa Hà )

Giọng thơ của thể thơ tự do cũng có được sự tìm tòi, lựa chọn phù hợp với cảm hứng nghệ thuật. Hồ Thủy Giang viết như câu thơ tự do gần với lời nói thường rất phù hợp với bài thơ mang cảm hứng thế sự:

“Không phải sợi trắng đâu

Đó là nỗi xót xa của đời anh, đã không thể làm cho cuộc sống của em tươi sáng hơn...”

(Những sợi trắng trên tóc vợ - Hồ Thủy Giang)

Một số cây bút đã tìm đến thơ văn xuôi như một hình thức thể hiện mới của ngòi bút : Nguyễn Thúy Quỳnh có Gửi các con, Ngẫu hứng bản Thi; Võ Sa Hà có Thái Nguyên của tôi.v.v..Bên cạnh đó, còn phải kể đến vị trí của những thể thơ khác trong sáng tác của các nhà thơ. Ví dụ như thơ bốn chữ (Đèo gió- Võ Sa Hà); thơ năm chữ (Đừng bao giờ đổi khác, Với anh - Vũ Thị Tú Anh) sáu chữ (Trên đỉnh Phù Vân, Về Quản Bạ- Nguyễn Đức Hạnh; ); thơ tứ tuyệt (nhiều bài trong tập Mưa

nguồn gió núi- Nguyễn Long).v.v...khảo sát về thể thơ, có thể thấy rằng, các nhà thơ Thái Nguyên đã tìm đến với mọi thể thơ, khai thác, vận dụng ưu thế thể loại và đã cố gắng theo cách riêng của mình để tăng khả năng biểu đạt cảm xúc và mang lại nét mới cho hình thức thơ. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thể thơ, các nhà thơ có điều kiện thể hiện cảm xúc ngay trong hình thức thơ. Việc tìm đến các thể thơ khác nhau và làm mới chúng cho phép nhà thơ tạo ra những cấu trúc lạ, gây bất ngờ, ấn tượng, mang lại cảm giác thú vị đối với người đọc.

2.3.2. Hình ảnh thơ

Nhà thơ tư duy bằng hình ảnh. Hình ảnh thơ là yếu tố của hình thức thơ. Hình ảnh thơ là hình ảnh thực trong cuộc sống được nhà thơ nắm bắt. Hình ảnh thơ có thể là hình ảnh nảy sinh trong ý nghĩ, tình cảm rồi hiện lên trên trong thơ và truyền cảm đến người đọc. Đó là những hình ảnh mang tính thẩm mỹ, có khả năng ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Trong rất nhiều tác phẩm thơ Thái Nguyên thập kỷ đầu thế kỷ XXI, hệ thống hình ảnh thơ được xây dựng công phu. Nét mới trong hình ảnh thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự xuất hiện nhiều hình ảnh mới mang tính biểu tượng.

Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh thường có hình ảnh Ngôi nhà, Con đường, Đêm v.v..là những hình ảnh biểu tượng. Hình ảnh ngôi nhà trong các bài thơ Sinh nhật, Thơ về nhà mình”, “Dựng nhà; hình ảnh Con đường trong các bài thơ Người đàn ông đi qua con đường của tôi, Thơ trên đường về nhà, Đồng hành.v.v...nghiêng về ý nghĩa biểu tượng. Tiêu biểu nhất là bài thơ Dựng nhà. Ngôi nhà mới dựng “trổ ra năm cửa”. Cửa thứ nhất: “cửa quay về núi/ bốn mùa tốt tươi” là hướng về quê hương. Cửa thứ hai: “cửa hướng ra biển/rười rượi gió lành” là mở ra không gian khoáng đạt, mát lành. Cửa thứ ba: “cửa mở ra láng giềng/ta mang hết thiện chân ra đổi” là cửa mở ra cuộc sống thân thương tình nghĩa. Cửa thứ tư: “cửa vọng ông

bà/nơi ta bước vào cúi đầu, bước ra dài rộng là cửa hướng đến tâm linh. Cửa thứ năm: “cửa trổ lên trời/mai ngày-không nợ nần chi nữa/thuận đường mà rong chơi” là cửa về chốn thanh tịnh. Hình ảnh ngôi nhà đó chính là biểu tượng cho tính nhân bản, thiện căn của mỗi con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, xã hội, cội nguồn và sự tự ý thức về chính bản thân mình.

Từ những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của con người miền núi, Ma Trường Nguyên tạo nên những hình ảnh biểu tượng Mùa xuân, Câu hát.v.v..

Câu hát đằm thương đẫm nhớ Vượt chín thung dốc mười đồi

(Câu hát muốn ngủ quên) “Câu hát vắt qua vai dẻo sức

Anh liền mang câu hát đi ra Xuyên thấu rừng già

Băng qua rừng trẻ

Tìm người đang thả câu hát bay về

(Câu hát vắt qua vai)

Câu hát vốn là sự kết nối của những âm thanh. Nhưng trong thơ Ma Trường Nguyên, nó đã được chuyển hóa thành hình ảnh thơ biểu tượng cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong những trái tim yêu. Cũng tương tự như thế, hình ảnh mùa xuân trong thơ Ma Trường Nguyên là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc (“Lối xuân”, “Vườn xuân”, “Vẫn còn xuân”, “Em như mùa xuân”, “Mùa xuân đâu rồi em? ”, “Ngõ phố xuân”, “Xuân này có nhau”, “Tiền em mừng tuổi xuân”, “Mùa xuân trải thảm đợi em”.v.v...).

Trong thơ Võ Sa Hà, Lửa trắng, Ngựa đá là biểu tượng của khát vọng sáng tạo nghệ thuật; Núi là biểu tượng của quê hương, biểu tượng cho sự bình yên và trong sáng của tâm hồn:

Hồn cháy khát một câu ca cũ

Đêm giật mình bóng núi tím trang thơ


Ta xa em ta về núi thôi


Quê tôi

(Mùa thu ấy)


(Về với hồ và với núi)

Những ngọn đèn dầu li ti bóng núi

(Quê tôi)

Vũ Thị Tú Anh tạo được hình ảnh mới mang ý nghĩa biểu tượng: Chợ tình yêu. Thơ của Nguyễn Kiến Thọ, Lưu Thị Bạch Liễu cũng có xu hướng xây dựng hệ thố ng hình ảnh thơ mang tính biểu tượng nhằm mở rộng trường liên tưởng và tạo chiều sâu cảm xúc cho thơ. Đó là một hướng đi tất yếu của con đường hiện đại hóa thơ.

2.3.3. Ngôn ngữ thơ

“Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [31, tr.215]. So với các loại hình nghệ thuật khác, ngôn ngữ thơ có những đặc trưng riêng - ngôn ngữ trữ tình. Ngôn ngữ thơ chuyển tải cảm xúc trực tiếp của người nghệ sĩ. Nó giàu sắc thái biểu cảm và luôn có xu hướng đạt tới cái đẹp mang tính thẩm mỹ làm rung động lòng người với các cung bậc của cảm xúc (ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính). Ngôn ngữ trong thơ được cấu tạo đặc biệt đó là ngôn ngữ có nhịp điệu; không có tính liên tục như trong văn xuôi. Ngôn ngữ thơ thường phá vỡ tuyến tính, có tính nhảy vọt, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa; phá vỡ lôgic kết hợp thông thường, tạo thành những kết hợp mới theo nguyên tắc lạ hóa, sử dụng nhiều phép tu từ. Ngôn ngữ thơ cũng thường mang tính phức hợp, cùng một yếu tố có khi biểu hiện nhiều đối tượng, nhiều cảm xúc. Nhìn chung, ngôn ngữ thơ có khuynh hướng vươn lên khỏi đời sống hàng ngày, tắm trong vòng hào quang của sự cao cả và thi vị.

Thái Nguyên là vùng văn hóa hội tụ của nhiều vùng miền. Cũng chính vì vậy, thế giới ngôn ngữ nghệ thuật như không bó hẹp trong một thói quen ngữ dụng nhất định. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, trong không khí đổi

mới nghệ thuật, nhà thơ được nói tiếng nói của chính mình và bằng cách riêng của chính mình càng làm cho ngôn ngữ thơ Thái Nguyên trở nên phong phú, đa dạng. Các nhà thơ thoả sức phô diễn những khám phá, cách tân về nghệ thuật ngôn từ. Hiện tượng phá cách, lạ hoá ngôn ngữ thơ đã xuất hiện ở nhiều cây bút (Hiền Mặc Chất, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ, Lưu Thị Bạch Liễu, Hồ Triệu Sơn v.v…).

Hiền Mặc Chất có những con chữ đột xuất: “Quờ tay lên má núi/Ngủ như là củi khô”(“Thơ mang hình dáng cây”) ; “Nhặt mảnh vỡ trăng/Ghép lại hoa Quỳnh/Lấp lánh âm dương/Khỏa hương thanh khiết/Biết giữ dòng thơm bằng gì?(“Mảnh vỡ trăng”). Những từ như má núi, khỏa hương, dòng thơm là một cách ghép từ lạ, mới, tạo ra những chuyển đổi cảm giác thú vị.

Lưu Thị Bạch Liễu có một hệ thống ngôn từ giàu tìm tòi, sáng tạo: Mình sẽ đi/Qua những con đường đuổi nhau bong bóng vỡ/Qua những dòng suối nhỏ/Qua đồi chè he hé mắt non (Người yêu”); Phố mờ trong mưa/Em mờ trong nhớ /Vin vào màu áo/Chẳng trỗi nổi một giấc mơ (“Đợi”). Những dòng thơ trên có nhiều từ ngữ (như he hé mắt non, em mờ trong nhớ) nhòe mờ về ngữ nghĩa nhưng lại giàu sức gợi.

Hồ Triệu Sơn thường tìm cho những con chữ quen thuộc một sức gợi tả mới và bất ngờ:

“Một mình trùm kín nhớ mong vẫn hở gió lạnh lòng người ở Sót lại chút mong manh hy vọng về ủ lửa

Rút sợi ấm em thêu bền bỉ vào giá rét Mũi kim vô tình đâm nhói buốt

Người xa”

(Đêm một mình)

“Chiều gày guộc Cây rừng gày guộc Chờ cánh chim

Mê mải cuối trời”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023