Tổng Quan Về Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình 

•    Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của KH 

Trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó  tăng lên thì việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này cũng hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng có nhu cầu lớn về vốn tiêu dùng sẽ thúc đẩy NH nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút đông đảo hơn lượng KH đến với NH. Vì thế, cầu về vốn tiêu dùng của KH là nhân tố khách quan tác động tới việc nâng cao chất lượng CVTD của  NHTM. 

•    Khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH: được xem xét trên các khía  cạnh: năng lực tài chính và tào sản đảm bảo của KH. Các yếu tố này quyết  định đến việc họ có được vay vốn NH hay không. 

Phân tích trước khi cấp tín dụng là khâu không thể thiếu trong hoạt động  cho vay của NHTM. Thông qua đó, NH nắm được tình hình và năng lực tài chính của KH cần vay vốn. Tình hình và năng lực tài chính của KH càng mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay càng lớn.  CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro nên NH luôn yêu cầu  tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Tài sản đảm bảo là căn cứ để NH xác định mức cho vay đối với KH. Nếu KH không có tài sản đảm bảo, không có người bảo lãnh hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn NH.  Như vậy,tình hình tài chính, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo là  những yếu tố quyết định tới khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH vay tiêu dùng. Các chỉ số đó càng tốt, việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM càng được thực hiện dễ dàng hơn.  Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh 

•    Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động NH có liên quan đến tất cả  các lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì thế, những biến động của nền kinh tế sẽ có  tác động tới hoạt động của NH, đặc biệt là hoạt động cho vay. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Các NHTM có xu hướng nâng cao chất lượng tín dụng CVTD, qua đó thu hút được nhiều KH, mở rộng lĩnh vực đầu tư. 

•    Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhất  của NH, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vì thế, nó chịu sự kiểm  soát rất chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để KH tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của NHTM.   

•    Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời  sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng.  Trái lại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM.  Tóm lại, việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từ  những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác. Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do các nhân tố này quyết định. Vậy, thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố kể trên có tác động ra sao tới thực trạng ấy? Những vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở chương 2.  CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU  DÙNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG  THƯƠNG BA ĐÌNH 

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình 

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân Hàng Công  Thương Ba Đình 

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có tên giao dịch quốc tế là  VietinBank Ba Đình (Vietnam Industrial and commercial Bank Ba Đình) ra đời từ năm 1959 với tên gọi lúc được thành lập là "Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội", địa điểm đặt trụ sở tại phố Đội Cấn - Hà Nội (nay là 142 phố Đội Cấn). Chi nhánh được thành lập với nhiệm vụ : vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao). Mục  tiêu hoạt động của chi nhánh mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hàng Nhà nước) và mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7/1988 thì kết thúc.

Số lượng cán bộ Ngân hàng lúc đó có trên 10 người.  Ngày 1/7/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là  Chính phủ), ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng thương mại), lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đờI (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTMQD với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, nâng cao và đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp ( Trung ương - Thành phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (7/1988 - 3/1993) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những khó    khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối  đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc của từ mô hình tổ chức quản lý cũng như cơ chế, bắt đầu từ ngày 1/4/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hính tổ chức NHCT hai cấp (Cấp Trung ương - Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường.

Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.  Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh  doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng "Ổn định - An toàn - Hiệu quả và phát triển" cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu, mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCT Ba Đình có trên 300 cán bộ nhân viên (trong đó có trên 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn), với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 12 Quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn bao gồm các quận Ba Đình - Hoàn Kiếm - Tây Hồ. Từ năm 1995 đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủ tướng tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huân chương Lao  động hạng Ba, liên tục trong các năm tù năm 2000 - 2005 được nhiều cấp khen  thưởng : Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống đốc NHNN Việt Nam tặng bằng khen, được HĐTĐ - KT Ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng tặng bằng khen. 

2.1.2 Mô hình tổ chức 

Theo Quyết định số 068/QĐ-CNBĐ-TCHC về việc chuyển đổi sắp xếp  lại mô hình tổ chức của Chi nhánh và Quyết định số 1500/QĐ-NHCT về việc sửa đổi bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chi nhánh NHCT, mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình gồm các phòng  ban nghiệp vụ như sau :   

2.1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm trở lại đây 

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 

Sự cạnh tranh giữa các NH trong việc huy động vốn là thực tế diễn ra  trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn của chinh nhánh vẫn liên tục tăng trưởng, là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm và phong cách giao dịch văn minh của cán bộ NH. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh  tình hình biến động nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm gần đây:  Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn 

Đơn vị: tỷ đồng   

Chỉ tiêu200520062007
Giá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọng
Phân loại theo người gửi
TG của tổ chức kinh tế205049.2%196245.1%281754.8%
TG của dân cư211450.8%238854.9%232445.2%
Phân loại theo loại tiền
Tiền gửi VND346987.7%349780.4%404078.6%
Tiền gửi ngoại tệ69512.3%85319.6%110121.4%
TỔNG CỘNG4164100.0%4350100.0%5141100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình - 4

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của CN NHCT BĐ 2005-2007)

Nguồn huy động của chi nhánh bao gồm: tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư. Số vốn huy động tăng dần qua các năm cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn: năm 2006 tăng 4.5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 18.2% so với năm 2006. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã có những bước đột phá mạnh mẽ, mặc dù trong giai đoạn cuối 2007 diễn ra cuộc chạy đua lãi suất gay gắt giữa các NH. Thị trường chứng khoán phát triển kéo theo sự gia tăng số lượng tài khoản mà nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán khiến cho lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh tăng cao.

Đối với TG từ tổ chức kinh tế, tuy năm 2006 giảm 4.3% so với năm 2005, tuy nhiên đến năm 2007 tổng TG huy động từ các tổ chức kinh tế tăng tới 43.6% . Điều đó chứng tỏ, chi nhánh không chỉ củng cố quan hệ với các KH truyền thống mà đã thu hút được nhiều KH mới. Nhờ việc đưa ra chế độ lãi suất hấp dẫn, các công cụ huy động linh hoạt và cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại, chi nhánh đã huy động được lượng tiền gửi lớn từ phía các tổ chức kinh tế.

Bộ phận TG của dân cư: việc thực hiện cam kết về lãi suất trần của chi nhánh cũng như các NHTM Nhà nước khác đối với Hiệp hội NH đã hạn chế sức cạnh tranh của chi nhánh trong cuộc chạy đua về lãi suất huy động với các NH khác. Trong khi các NHTM cổ phần đua nhau nâng lãi suất để huy động TG từ mọi đối tượng trong nền kinh tế thì các NHTM Nhà nước bị ràng buộc bởi quy định về lãi suất trần. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng huy động TG từ dân cư. Năm 2006 lượng TG huy động từ dân cư tăng 13%, năm 2007 giảm nhẹ 2.7% vẫn đạt mức cao là 2324 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn huy động, có thể nhận thấy sự thay đổi theo hướng: tỷ trọng TG của tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi tỷ trọng TG của dân cư tăng nhẹ, giữ ở mức ổn định

TG dân cư đang có xu hướng chuyển dịch từ NHTM nhà nước sang khối NHTM cổ phần, do mức lãi suất cao mà các NHTM cổ phần đưa ra. Tuy nhiên chi nhánh vẫn giữ được mức phát triển đều đặn do có những lợi thế cạnh tranh nhất định, và lượng KH quen thuộc, tất nhiên chi nhánh vẫn cần quan tâm hơn nữa đến việc huy động vốn từ bộ phận này, bởi nguồn vốn từ dân cư có tiềm lực rất lớn và ngày càng quan trọng đối với các NH. Hơn nữa, phần lớn người dân vẫn còn tâm lý tin tưởng vào các NHTM nhà nước. Đó là yếu tố mà chi nhánh có thể tận dụng để tăng cường huy động vốn từ dân cư.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Có thể nói tín dụng là hoạt động tiếp nối của huy động vốn.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh mà Ngân Hàng Công Thương giao cho, chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng và tăng cường quy mô các khoản cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú ý tới việc đảm bảo an toàn tín dụng trên cơ sở chấp hành các nguyên tắc, chỉ số an toàn và giới hạn tín dụng mà Ngân hàng Công Thương quy định.

Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu200520062007
 Giá trịGiá trịGiá trị
Phân loại theo loại tiền
Dư nợ bằng VND195017101844
Dư nợ bằng ngoại tệ866650799
Phân loại theo đối tượng cho vay
Cho vay kinh doanh2789.62309.72572.6
Cho vay tiêu dùng26.450.370.4
Tổng dư nợ cho vay Nợ quá hạn2816 5,92360 19,62643 4.4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm CN NHCT BĐ 2005-2007)

Dư nợ cho vay năm 2006 giảm 16,2% so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại tăng 12% so với năm 2006. Nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của một số doanh nghiệp Xây dựng - Giao thông vận tải bộc lộ yếu kém trong mấy năm gần đây đến nay vẫn chưa khắc phục được. Dư nợ cho vay được thể hiện ở hình 2.2

Chất lượng tín dụng của CN đã được cải thiện, tuy năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến, nhưng sang năm 2007 chất lượng tín dụng đã ổn định trở lại.

2.1.3.3 Kết quả kinh doanh

Tuy việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh gặp không ít khó khăn song chi nhánh vẫn quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể:

Bảng 2.3: Lợi nhuận hạch toán

(Đơn vị: triệu VND)

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Lợi nhuận hạch toán

90.681

129.000

134.727

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của CN NHCT BĐ 2005-2007)

Lợi nhuận năm 2006 tăng 42,26% so với năm 2005, năm 2007 tăng 5,7% so với năm 2006. Chính nhờ thành quả đó mà chi nhánh đã được UBND quận Ba Đình công nhận là đơn vị đạt danh hiệu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng tự vệ quận Ba Đình.

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh

2.2.1 Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình

Cũng giống như các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình cũng tuân theo một số văn bản quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước như :

Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 04/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí