phía Tây của tỉnh đến năm 2050; quy hoạch phát triển kinh tế ven biển và vùng bán sơn địa dọc đường Hồ Chí Minh...
Về kế hoạch: Đảng bộ và chính quyền tỉnh luôn coi trọng công tác kế hoạch gắn liền với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, coi đây là khâu quan trọng; một giải pháp mang tính chiến lược hoàn thành mục tiêu phát triển tỉnh nhà. Những tác động tích cực trong kế hoạch phát triển trong nhiều năm qua đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì mức tăng trưởng nhanh và bền vững; kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn lực phát triển trong nền kinh tế đã khai thác theo hướng tiến bộ hơn; cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Các dự án được ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và địa phương, cở sở được duyệt, đáp ứng tình hình cung cầu của thị trường; bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt; được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên.
2.3.1.3. Trong tổ chức triển khai thực hiện đầu tư
Công tác quản lý đầu tư phát triển đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án ngày được nâng cao.
- Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND Tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND Tỉnh phê duyệt như: Quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ ... để xem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành, Huyện thị hữu quan;
- Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư trong kế hoạch năm 2010 - 2013 cơ bản được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Thường vụ
Tỉnh uỷ trong quản lý đầu tư và xây dựng; việc giao kế hoạch đã được chuẩn bị sớm, dân chủ, công khai và chấp hành tương đối tốt các quy định về trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư và xây dựng;
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Quản Lý Hoạt Động Của Các Dự Án Giao Thông Đường Bộ Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh
- Kết Quả Công Tác Lựa Chọn Nhà Thầu Từ Năm 2007-2013
- Kết Quả Công Tác Thẩm Tra Quyết Toán Dự Án Hoàn Thành Từ 2007-2013
- Phương Hướng Phát Triển Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ Của Tỉnh Hà Tĩnh Trong Giai Đoạn 2010 – 2020
- Nâng Cao Năng Lực Và Trách Nhiệm Của Chủ Đầu Tư Và Cán Bộ Quản Lý Trong Lĩnh Vực Quản Lý Các Dự Án Giao Thông Đường Bộ
- Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Kinh nghiệm quản lý đầu tư trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp, hiệu quả, chất lượng công trình ngày một tăng.
2.3.2. Môt số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý dự án giao thông đương bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế khó khăn:
- Việc lập một số dự án thiếu tầm chiến lược, thiếu nghiên cứu vĩ mô, chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết quy hoạch, thăm dò địa chất, tình hình GPMB để đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất. Vì vây, dự án phái điều chỉnh nhiều lần, gây lãng phí trong đầu tư XDCB, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và hiệu quả dự án.
Ví dụ: Dự án đường tỉnh lộ 26 do Sở Giao thông làm chủ đầu tư được phê duyệt vào năm 2008, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 dự án vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng và điều chỉnh tổng mức nhiều lần nguyên nhân là có một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
- Một số dự án thực hiện chậm so với yêu cầu, khả năng giải ngân thấp, công tác thanh quyết toán kéo dài, công trình chậm được đưa vào sử dụng dẫn đến hiệu quả đầu tư hạn chế. Với yêu cầu về quy mô đầu tư lớn hơn trong vài năm tới nếu vẫn vận hành hệ thống như hiện nay thì chắc chắn không đạt yêu cầu.
Ví dụ: Dự án đường vào khu kinh tế mới Nam Sơn, Thượng Tuy do UBND huyện Cẩm Xuyên làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư : 6,3 tỷ đồng. Công trình được khởi công tháng 3-2000, đến tháng 3-2002 mới hoàn thành và tháng 5-2013 mới nộp hồ sơ đề nghị quyết toán.
- Công tác chuẩn bị đầu tư còn lúng túng, bị động, chưa có kế hoạch dài hạn dẫn đến dự án phê duyệt tràn lan, dẫn đến đầu tư còn giàn trải;
Ví dụ: Các dự án thuộc Chương trình 135- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Trên địa bàn của 1 huyện còn tồn tại từ 01 đến 03 Ban quản lý dự án nên sự phối hợp giữa các ban thiếu đồng bộ. Năng lực của một số Ban quản lý dự án còn yếu kém, nhất là những Ban quản lý không chuyên. Ban thiếu cán bộ, cán bộ chưa phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành, công việc còn phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn.
Ví dụ: Huyện Cẩm Xuyên, còn tồn tại Ban QLDA xây dựng cơ bản và các ban kiêm nhiệm xây dựng các công trình nuôi trồng thủy sản, xây dựng hồ đập v.v…
- Công tác đấu thầu còn nhiều sai sót như: Một số gói thầu còn tổ chức đấu thầu hạn chế không đúng quy định của Luật Đấu thầu; Còn có hiện tượng thông đồng giữa các bên trong đấu thầu như số lượng mua hồ sơ mời thầu thì khá nhiều nhưng một số gói thầu (mặc dù về kỹ thuật đơn giản, yêu cầu không cao, khả năng vốn đầy đủ) khi nộp thầu chỉ có 3 đến 5 nhà thầu nộp, trong đó hầu hết hồ sơ bị loại ở giai đoạn sơ bộ, giá trúng thầu tính cạnh tranh không cao; Trách nhiệm của một số chủ đầu tư, BQL dự án, tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu chưa cao, còn có hiện tượng hạn chế bán hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu không rộng rãi; Một số nhà thầu tham gia mua hồ sơ mời thầu nhưng để thu xếp, cò mồi; Năng lực lập hồ sơ mời thầu của tổ chuyên gia tư
vấn, hồ sơ dự thầu các nhà thầu còn nhiều hạn chế, có nhiều hồ sơ dự thầu có tính cạnh tranh nhưng bị loại vì những sai sót không đáng có, làm mất cơ hội cạnh tranh; Trong thời gian chuyển tiếp sang thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu, các gói thầu chỉ định thầu phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chủ đầu tư mới được thực hiện chỉ định thầu. Nhưng một số chủ đầu tư vẫn chỉ định thầu khi chưa được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu là chưa đúng với quy định.
Ví dụ: Dự án xây dựng hạ tầng Đường giao thông nông thôn xã Phương Điền, huyện Hương Khê do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư. Do năng lực của đơn vị tư vấn chấm thầu còn hạn chế nên không loại bỏ được những sai sót trong áp dụng chế độ chính sách và sai lỗi số học trong hồ sơ dự thầu.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Chính sách, chế độ của Nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành:
Luật xây dựng ban hành từ năm 2003, Nghị định thực hiện số 16/NĐ-CP, ban hành năm 2005 rồi lại sửa đổi mới đây, số 112/NĐ-CP, ban hành năm 2009. Có những nội dung sửa đổi cũng không làm rõ bằng văn bản trước đây (ví dụ tại 16/NĐ-CP quy định rõ thời gian Thẩm định dự án gồm cả thời gian Thẩm định TKCS đồng thời cũng nêu rõ thời gian yêu cầu cho cơ quan chức năng Thẩm định TKCS, nay 112/NĐ-CP sửa đổi giảm thời gian giành cho Thẩm định TKCS nhưng lại không nhắc tới thời gian cho Thẩm định dự án. Một điểm rất quan trọng mà 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được phép điều chỉnh dự án đã không còn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền lương... nhưng lại không hướng dẫn cách tính toán khoản dự trù trượt giá. Điều này rất khó khăn cho việc trình và phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án.
Luật đấu thầu ban hành từ năm 2005, Nghị định hướng dẫn 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 mới ban hành; Ngày 19/6/2009 ban hành Luật sửa đổi số 38; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 mới sửa đổi, bổ sung và ban hành 18 Thông tư, Văn bản hướng dẫn công tác đấu thầu. Vì vậy việc cập nhật, phổ biến áp dụng trong công tác đấu thầu không tránh khỏi khó khăn, phức tạp, chờ đợi và chậm tiến độ.
- Thời gian qua giá nguyên liệu, vật liệu có biến động lớn; Lũ lụt, thiên
tai khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng, tiến độ của dự án.
Nguyên nhân chủ quan
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình của chúng ta còn chậm đổi mới. Một số bộ phận quản lý còn sa đà vào các vấn đề chi tiết kỹ thuật mà chưa quan tâm các vấn đề có tính vĩ mô. Những quy trình thực hiện các công việc dường như còn chưa chuẩn bị tốt. Những quy định này cần phải chỉ dẫn tường tận cho các cơ quan cùng tham gia thực hiện dự án kể cả Tư vấn và các nhà thầu xây dựng. Ví dụ, Theo các Nghị định hướng dẫn Hồ sơ TKCS công trình nhóm A phải được thẩm định trong thời gian 20 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ hợp lệ. Như vậy cần quy định rõ thế nào là hồ sơ hợp lệ và sau khi đã hợp lệ rồi thì phải được thẩm tra trong vòng 20 ngày. Chúng ta thường bị chậm vì ngay từ đầu không xác định với nhau là hồ sơ đã hợp lệ chưa, giữa chừng yêu cầu bổ sung tài liệu này, khác và thế là công tác thẩm tra kéo dài. Khi đã ý thức được rằng các cơ quan Thẩm định không thể có thời gian và sức lực xem kỹ hàng trăm, ngàn hồ sơ thiết kế thì cách thức Thẩm tra thẩm định đúng mức cần thiết sẽ làm giảm tải cho cán bộ đồng thời tập trung đánh giá những điểm chính yếu như sự tuân thủ quy hoạch, tuân thủ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, sự an toàn công trình, kinh tế, an toàn môi trường...
Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình chuẩn bị dự án, báo cáo tình hình triển khai thực hiện theo quy định. Đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải toả mặt bằng xây dựng.
Năng lực của các cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư còn những bất cập. Điều này thể hiện từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án. Một số bộ phận còn thực hiện công việc theo tư duy rất cũ mặc dù môi trường đầu tư (chế độ, chính sách... được đổi mới hàng ngày). Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân (cá nhân hoặc cơ quan) còn chưa được làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng "mọi người đều quan tâm một việc nhưng trách nhiệm thì không ai là người chịu chính".
Năng lực của các cơ quan của chủ đầu tư còn bị hạn chế bởi các quy định, quy chế vận hành hệ thống. Việc thay đổi cơ chế vận hành cho phù hợp với Luật xây dựng và những quy định kèm theo khá chậm. Xác định vai trò trách nhiệm của "chủ đầu tư" còn lúng túng trong thời gian dài làm cho không ai là chủ thực sự, chịu trách nhiệm từ đầu cho đến khi kết thúc quá trình xây dựng công trình.
Chưa quan tâm nhiều đến công tác giám sát đầu tư, trong đó bao gồm cả việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án còn bị xem nhẹ. Trải qua nhiều năm thực hiện đầu tư, kinh phí đáng kể nhưng chúng ta cũng chưa có một đánh giá nào hoàn chỉnh dự án và vì vậy cũng chưa có cơ sở cho những định hướng đầu tư trong tương lai khi mà sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ đến lúc đòi hỏi nhiều hơn những giải pháp phi công trình, thân thiện với môi trường. Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rất hạn chế. Thông tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi.
Tổ chức quản lý và thực hiện các dự án dùng vốn ODA hiện cũng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào các nhà Tư vấn quốc tế, quyền lực của bên vay dường như bị hạn chế chưa hẳn đã do bên cho vay mà còn do năng lực quản lý của bên vay, mất khá nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục do nhà tài trợ quy định.
- Chưa có chế tài xử lý nghiêm đối với các nhà thầu tư vấn, xây lắp để xử lý những sai sót, kéo dài tiến độ.
- Công tác giám sát của các bên A-B, cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức
- Theo Luật đấu thầu, kế hoạch đấu thầu chủ yếu phải lập cho toàn bộ dự án, trường hợp cần thiết mới lập cho một hoặc một số gói thầu. Trong thực tế dự án thường không có đủ kế hoạch vốn để triển khai đồng loạt các hạng mục đồng thời, vì vậy kế hoạch đấu thầu chủ yếu phải lập cho một hoặc một số gói thầu.
- Kế hoạch vốn cho các gói thầu thường chỉ đạt được trung bình khoảng 50% đến 60%, đối với một số gói thầu có thời gian thực hiện trên một năm thì kế hoạch vốn năm đầu chỉ đạt khoảng 20% đến 30%, những năm sau thì chưa có cơ sở để xác định cụ thể.
- Công tác giám sát của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng đối với đấu thầu chưa được phát huy.
Kết luận chương 2
Thời gian qua, các dự án giao thông đường bộ từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt, kinh tế xã hội phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đời sống của nhân dân được cải thiện.
Để nâng cao hiệu quả các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, tỉnh cần tập trung giải quyết, khắc phục những hạn chế và điểm yếu, phát huy thế mạnh trong công tác quản lý các dự án đầu tư.