4.5.2. Đề xuất:
Mô hình xếp hạng tín dụng Ngân hàng được xây dựng theo phương pháp chuyên gia. Các đặc điểm của phương pháp này đã được trình bày trong chương 2, phần 2.1 về Thực trạng xếp hạng tín dụng ngân hàng trên thế giới và Chương 4, phần 4.4.1 về các hạn chế của đề tài.
Dự báo điều kiện tài chính tương lai | Sử dụng phân tích định lượng và mô hình thống kê | Bao gồm các đánh giá định tính | Tập trung cụ thể vào các loại rủi ro | Liên kết với hành động giám sát chính thức | ||
Hệ thống | ||||||
đánh giá | ||||||
ngân hàng | ||||||
bằng phương | ||||||
pháp chuyên | ||||||
gia; | ||||||
- on-site | *** | * | * | *** | * | *** |
- off-site | *** | * | ** | ** | ** | * |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Xếp Hạng Tín Dụng Ngân Hàng Tmcp Việt Nam
- Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam - 7
- Xây Dựng Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin Và Cơ Sở Dữ Liệu Đồng Bộ
- Mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Mô hình trong đề tài này có thể được phát triển theo hướng đưa các mô hình thống kê để lượng hóa các yếu tố định lượng (các yếu tố tài chính) của mô hình.
Tuy nhiên, cũng trong phần 4.4.1 có đề cập, thông tin thu thập là một trong những yếu tố tiên quyết của cả mô hình hiện tại và mô hình định lượng. Do đó, thành công của việc xây dựng mô hình phụ thuộc rất lớn vào quá trình thu thập thông tin, tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
KẾT LUẬN
Năm 2012 là năm ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt với các rủi ro tín dụng lớn nhất từ trước đến nay, bắt nguồn từ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng trong hệ thống. Do đó, việc nghiên cứu mô hình xếp hạng tín dụng cho các ngân hàng TMCP Việt Nam phục vụ cho công tác thẩm định trước khi ra các quyết định tài trợ trên thị trường liên ngân hàng là yêu cầu bức thiết.
Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng đồng thời nghiên cứu về thực trạng xếp hạng tín dụng tại các quốc gia tiên tiến và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, luận văn đã chỉ ra được mô hình thích hợp áp dụng cho hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam – mô hình CAMEL cho các dữ liệu định lượng kết hợp phương pháp chuyên gia cho các dữ liệu định tính.
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu và nguồn dữ liệu thông tin mà tác giả thu thập được để đưa ra mô hình dựa trên những nguồn thông tin mà tác giả tin rằng chính xác. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được phản hồi, đóng góp xây dựng của thầy cô & các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. GS. TS. Nguyễn Văn Nam & PGS. TS. Vương Trọng Nghĩa (2004) Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội.
2. Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Tiếng Anh
3. Jonathan Golin, The Bank Credit Analysis Handbook.
4. Peter S.Rose, Commercial Banking Management.
5. Altman, Edward I. (July, 2000), Predicting Financial Distress of Companies, pp. 15–22.
6. Ranjana Sahajwala & Paul Van den Bergh, (December 2000), Supervisory Risk assessment and early warning systems.
PHỤ LỤC 1: DIỄN GIẢI CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu số 1 – Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định theo Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2005 Quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quyết định 03/2007/QĐ_NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN.
Các thông tin chính cần thu thập về Ngân hàng đối tác:
Bảng cân đối tài khoản chi tiết
Quyết định sử dụng lợi nhuận để lại của Hội đồng quản trị tính đến năm gần nhất
Báo cáo đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác; góp vốn liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác
Chỉ tiêu số 2 - Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
Vốn điều lệ;
Thặng dự vốn mua cổ phần;
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ;
Vốn khác;
Các quỹ dự trữ (quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, khen thưởng phúc lợi)
Chỉ tiêu số 3 – Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ tín dụng:
Nợ xấu được xác định là nợ phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
Tổng dư nợ tín dụng bao gồm:
Các khoản cho vay thương mại;
Các khoản cho vay bằng nguồn vốn vay của các tổ chức, ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro tín dụng;
Các khoản cho vay theo chỉ định của Nhà nước, Chính phủ trong đó ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro tín dụng;
Các khoản nợ khoanh;
Các khoản cho thuê tài chính.
Chỉ tiêu số 4 – Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng nợ xấu
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể;
Nợ xấu được xác định là nợ phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng , sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện tính thận trọng của Ngân hàng trong việc trích lập dự phòng.
Chỉ tiêu số 6 – Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản
Tài sản thanh khoản bao gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ;
Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD;
Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD có thời hạn trong vòng 3 tháng;
Các khoản đầu tư chứng khoán nợ do chính phủ phát hành và chứng khoán vốn cho mục đích thương mại, sẵn sàng để bán;
Chỉ tiêu số 7 – Tổng dư nợ ròng / Tổng tiền gửi của KH
Tổng dư nợ ròng = Tổng dư nợ tín dụng – Dự phòng rủi ro tín dụng (Dự phòng cụ thể)
Tổng dư nợ ròng không bao gồm cho vay các tổ chức tín dụng.
Tổng tiền gửi khách hàng không bao gồm phát hành giấy tờ có giá và phát hành trái phiếu.
Chỉ tiêu số 8 - Tổng dư nợ ròng/ Tổng vốn huy động ngoài thị trường liên ngânhàng
Tổng vốn huy động ngoài thị trường liên ngân hàng = Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng + Phát hành giấy tờ có giá và trái phiếu + Các nguồn vốn vay khác (ODA,…)
Chỉ tiêu số 10 - Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) (%)
Lợi nhuận thuần: lợi nhuận sau thuế;
Vốn chủ sở hữu bình quân: (Số dư vốn chủ sở hữu đầu năm + Số dư vốn chủ sở hữu cuối năm)/2
Chỉ tiêu 11 - Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản (ROA) (%)
Lợi nhuận trước thuế: lợi nhuận sau thuế;
Tổng tài sản bình quân: (Số dư tổng tài sản đầu năm + Số dư tổng tài sản cuối năm)/2
Chỉ tiêu 12 - Thu nhập lãi cận biên (%)
Thu nhập lãi cận biên: Thu nhập lãi và các khoản tương đương lãi trừ đi chi phí lãi và các khoản tương đương lãi;
Thu nhập lãi và các khoản tương đương lãi bao gồm:
Thu lãi tiền gửi;
Thu lãi tiền vay;
Thu lãi giấy tờ có giá;
Thu lãi đầu tư chứng khoán nợ
Thu lãi khác;
Chi phí lãi và các khoản tương đương lãi bao gồm:
Chi lãi tiền gửi;
Chi lãi tiền vay;
Chi lãi phát hành giấy tờ có giá
Chi lãi khác;
Chỉ tiêu 13 - Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%)
Chi phí hoạt động bao gồm:
Chi phí nhân viên;
Chi phí khấu hao TSCĐ;
Chi phí hoạt động khác (lệ phí, điện, nước, văn phòng phẩm,…)
Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh bao gồm:
Thu nhập lãi thuần
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ;
Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối;
Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh;
Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư;
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác;
Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Chỉ tiêu 14 - Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%)
Thu nhập ngoài lãi: Thu phí dịch vụ trừ đi chi phí dịch vụ:
Các hoạt động ngoài lãi bao gồm:
Dịch vụ thanh toán;
Dịch vụ bảo lãnh;
Hoạt động ngân quỹ;
Dịch vụ ủy thác đại lý;
Dịch vụ đại lý bảo hiểm;
Dịch vụ tư vấn;
Dịch vụ khác
PHỤ LỤC 2: CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO QUYẾT ĐỊNH 457/2005/QĐ-NHNN VÀ QUYẾT ĐỊNH 03/2007/QĐ-NHNN
A. Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng thương mại A tại thời điểm 01/01/2013
1. Vốn cấp 1:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Số | tiền | |
a- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn | 200 | |
đã góp) | ||
b- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ | 30 | |
c- Quỹ dự phòng tài chính | 30 | |
d- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ | 20 | |
e- Lợi nhuận không chia | 20 | |
Tổng cộng | 300 |
Giới hạn khi xác định vốn cấp 1:
NHTM A mua lại một khoản tài sản tài chính của doanh nghiệp B với số tiền là 100 tỷ đồng. Giá trị sổ sách của khoản tài sản tài chính của doanh nghiệp B tại thời điểm mua lại là 50 tỷ đồng. Vậy lợi thế thương mại của doanh nghiệp B là 50 tỷ đồng (100 tỷ đồng - 50 tỷ đồng).
Vốn cấp 1 của NHTM A là: 300 tỷ đồng - 50 tỷ đồng = 250 tỷ đồng
Lưu ý:
Trường hợp có thặng dư bán trái phiếu mà chưa được dùng để chia lãi ngay thì khoản thặng dư này sẽ được coi như thuộc vốn cấp I (tính chất tương tự lợi nhuận để lại) nếu có văn bản xác nhận lãi để lại chính thức của NH đối tác.
2. Vốn cấp 2:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Số tiền tăng thêm | Tỷ | lệ tính | Số tiền được tính vào vốn cấp 2 | |
a- Giá trị tăng thêm của TSCĐ được | 50 | 50% | 25 | |
định giá lại theo quy định của | ||||
pháp luật | ||||
b- Giá trị tăng thêm của các loại | 25 | 40% | 10 | |
chứng khoán đầu tư (kể cả cổ | ||||
phiếu đầu tư, vốn góp) được định | ||||
giá lại theo quy định của pháp luật | ||||
c- Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ | 15 | 100% | 15 | |
phiếu ưu đãi do TCTD phát hành | ||||
có thời hạn còn lại 6 năm | ||||
d- Trái phiếu chuyển đổi có thời hạn | 10 | 40% | 4 | |
còn lại 36 tháng trước khi chuyển | ||||
đổi thành cổ phiếu phổ thông | ||||
đ- Các công cụ nợ khác có thời hạn | 15 | 100% | 15 | |
còn lại 6 năm | ||||
e- Dự phòng chung | 10 | 100% | 10 | |
Tổng cộng | 79 |
Ghi chú:
- Tổng số tiền của khoản mục c, d và đ nói trên là 34 tỷ đồng (15 tỷ đồng + 4 tỷ đồng
+ 15 tỷ đồng), bằng 13,6% vốn cấp 1 (34 tỷ đồng/250 tỷ đồng, nhỏ hơn 50% vốn cấp
1) đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2.2 Điều 3.
- Trái phiếu chuyển đổi có thời hạn còn lại 3 năm. Số tiền của trái phiếu chuyển đổi được tính vào vốn cấp 2 là 40% theo quy định tại điểm 2.2.b Điều 3 là 4 tỷ.
- Các công cụ nợ khác có thời hạn còn lại 6 năm được tính 100%.
- Số tiền dự phòng chung được trích lập theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN là 10 tỷ đồng. Tổng TSC rủi ro tại các mục B và C dưới đây là 2.351,6 tỷ đồng. 1,25% tổng TSC tổng TSC rủi