phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nước tưới cho 32.585 ha đất nông nghiệp tại các huyện phía Bắc tỉnh và 5.991 ha nuôi trồng thủy sản, cấp nước cho các ngành công nghiệp khác và dân sinh, phát triển du lịch, kết hợp phát điện với công suất 15MW và góp phần giảm lũ cho vùng hạ du.
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng diện tích 56.685 ha, là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, công bố các quy hoạch khu vực cổng B, Khu công nghiệp - dịch vụ Đại Kim, Khu tái định cư Hà Tân, Khu đô thị tổng hợp Đá Mồng, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu tái định cư...; đã có 04 công ty đầu tư vào Khu kinh tế và 85 doanh nghiệp được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.
e. Hoạt động tài chính - ngân sách, thương mại - dịch vụ
- Năm 2012 Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tăng thu. Thu ngân sách nội địa năm 2012 đạt trên 3.042 tỷ đồng, bằng 167% dự toán trung ương giao, bình quân hằng năm tăng 38%. Trong đó thuế và phí đạt 2.346 tỷ đồng đạt 130% dự toán trung ương giao, bằng 86% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Cơ cấu nguồn thu đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng khá (từ 35,7% năm 2007 lên 53,8% vào năm 2012). Thu thuế xuất, nhập khẩu năm 2012 ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2007.
- Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi theo kế hoạch, đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí.
- Hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và sản xuất, kinh doanh; triển khai tích cực và đạt kết quả khá các gói hỗ trợ của Chính phủ, góp phần cùng các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tổng nguồn vốn các ngân hàng thương mại huy động và quản lý năm 2012 đạt 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân hằng
năm 30,3%; Tổng dư nợ cho vay đạt 14.000 tỷ đồng, vượt 2,15 lần kế hoạch; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hằng năm tăng trên 30%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 55 triệu USD. Lượng khách du lịch tăng hằng năm trên 21%.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và xoá đói, giảm nghèo. Trong 5 năm đã huy động được 2.500 tỷ đồng từ nguồn ODA và 340 tỷ đồng từ nguồn NGO [24;tr:14].
f. Huy động các nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn có bước tăng trưởng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các công trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp trong tỉnh.
- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt 19.700 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt trên 4.000 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2007). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hằng năm giảm dần, từ 70,25% (năm 2007) xuống còn 44% (năm 2013); nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2013. Công tác xã hội hoá đầu tư được triển khai tích cực. Thu hút nguồn vốn ODA đạt kết quả khá, dự kiến năm 2013 tăng 2,1 lần so với năm 2007.
- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, điện lực… được tăng cường. Đến hết năm 2013 toàn tỉnh xây dựng được 7.118km đường giao thông nông thôn
bằng nhựa, bê tông và 600km kênh mương cứng; xây mới, kiên cố hoá 1.600 trường học. Nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng: hồ Xuân Hoa, hồ Thượng nguồn Sông Trí, Cống Đò Điệm, các công trình hạ tầng giao thông…
g. Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh
- Công tác sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được quan tâm chỉ đạo và đạt kế hoạch đề ra (đến nay đã cổ phần hoá 47 doanh nghiệp nhà nước, chuyển 13 đơn vị thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên); cơ cấu ngành nghề và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người lao động được nâng lên. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; đến nay (năm 2013) đã có 1.957 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, với tổng số vốn đăng ký đạt 331,4 ngàn tỷ đồng, trong đó 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 131,4 nghìn tỷ đồng.
- Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cơ bản đã được chuyển đổi và hoạt động từng bước có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 460 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp tác xã, 1409 tổ hợp tác, với 213 ngàn xã viên.
- Kinh tế tư nhân được khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Đến hết tháng 6 năm 2013 toàn tỉnh có 1.830 doanh nghiệp tư nhân, số vốn đăng ký tăng nhanh, năm 2007 là 484 tỷ đồng, nhưng 6 tháng đầu năm 2013 là 1.515 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách năm sau cao hơn năm trước; giải quyết việc làm cho 4 vạn lao động.
2.1.2.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội
a. Văn hoá, thể thao và du lịch
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá, thể thao và du lịch do Đại hội đề ra được triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo được môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng tăng và phục vụ kịp thời, có hiệu quả các hoạt động chính trị, kinh tế, lễ hội truyền thống của quê hương, đất nước.
- Các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá; khuyến khích phục hồi các lễ hội truyền thống; có 72 di tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 150 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
- Du lịch tiếp tục phát triển mạnh, nhất là du lịch biển, du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hoá. Quy hoạch phát triển du lịch được triển khai chủ động, gắn với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp; số lượng du khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh.
b. Giáo dục- đào tạo
- Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và tiếp tục giữ vững thành tích là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước.
- Huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng; đến nay, 100% phường, xã có trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng cao tầng, tỷ lệ phòng học kiên cố hoá đạt khá cao (tiểu học 57%, THCS 50%, THPT 100%), có 473 trường đạt chuẩn quốc gia (83 trường mầm non, 294 trường tiểu học, 88 trường trung học cơ sở, 8 trường trung học phổ thông). Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn được
hình thành và phát triển nhanh chóng, đến nay, có trên 60 % Trung tâm hoạt động có hiệu quả.
c. Về y tế
- Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số - kế hoạch hoá gia đình được triển khai đúng tiêu chí và đảm bảo tiến độ.
- Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động chủ động, có hiệu quả, góp phần ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của các loại dịch, bệnh nguy hiểm trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm được quan tâm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cả 3 tuyến tiếp tục được tăng cường; tiến độ triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn hỗ trợ ODA đảm bảo kế hoạch đề ra (các bệnh viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp theo tiêu chuẩn bệnh viện loại 1). Triển khai nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
2.2. Công tác quản lý hoạt động của các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1. Chuẩn bi ̣đầu tư xây dưng công trình
Công tác chuẩn bi ̣đầu tư là khâu quan tron
g trong thưc
hiên
kế hoac̣ h hoa
đầu tư. Do đó, UBND tỉnh đã có những quy điṇ h nhằm tao
sự chủ đôn
g trong xây
dưn
g kế hoac̣ h hằng năm về Xây dưn
g cơ ba.̉nCác dự án giao thông đường bộ sư
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khi trình UBND các cấp phê duyệt chủ
trương đầu tư phải phù hơp
với quy hoac̣ h phát triển kinh tê-
xã hội, quy hoac̣ h
phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩmuyqền phê duyêt.̣
2.2.1.1. Lập dự án đầu tư
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định đầu tư
thẩm định, phê duyệt. Hầu như các dự án trên địa bàn, chủ đầu tư thuê các đơn vị tư vấn lập. Tuy nhiên, nhiều đơn vị tư vấn trình độ còn hạn chế, thiếu trách nhiệm và do chịu sự chỉ đạo của chủ đầu tư nên chất lượng công tác lập dự án không cao. Tình trạng sao chép hồ sơ giữa các công trình xẩy ra nhiều, các số liệu điều tra, khảo sát để làm căn cứ lập dự án còn chưa chính xác. Các dự án được lập ít khi tính toán để đạt hiệu quả kinh tế xã hội, thu hồi vốn nhanh, trả nợ vốn vay mà hầu như lập với quy mô lớn hơn cần thiết nhằm giành lượng vốn lớn. Nhiều dự án phải điều chỉnh lại do xác định phương án thiết kế , quy mô, công suất không phù hợp với chủ trương đầu tư hoặc nhu cầu thực tế. Một số dự án phải điều chỉnh , bổ sung hồ sơ nhiều lần mới đáp ứng yêu cầu trình phê duyệt. Nhiều dự án chưa có chủ trương của tỉn h nhưng các ngành , các
huyên
thi ̣đã lâp
đưa lên Sở Kế hoac̣ h và Đầu tư để thẩm điṇ h và trình duyêt
nhưng cũng có những dự án đã có chủ trương của tỉnh những viêc
triển khai
xây dưn
g châm, chất lươn
g không cao phải điều chỉnh nhiều lần.
Nội dung đánh giá tác động môi trường trong lập dự án chưa được chú trọng đúng mức, nhất là đối với các dự án giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nêu trong hồ sơ các dự án lớn thường không phù hợp với thực tế dẫn đến khi dự án triển khai lại bị vướng mắc, kéo dài thời gian, làm giảm hiệu quả thực hiện dự án. [5]
2.2.1.2. Thẩm định dự án
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định các dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức thẩm định các dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là các đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
Số lượng dự án, tổng mức đầu tư cho một dự án, sự phức tạp của dự án gia tăng qua các năm. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án được cải tiến. Thẩm định dự án theo cơ chế 1 cửa cơ bản đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định.
Bảng 2.1. Kết quả thẩm định dự án từ năm 2007 - 2013
Số DA thẩm định | Giá trị Chủ đầu tư trình (tr.đ) | Giá trị thẩm định (tr.đ) | Giảm trừ kinh phí (tr.đ) | Số dự án điều chỉnh TMĐT | Giá trị điều chỉnh (tr.đ) | Tổng cộng (tr.đ) | |
2007 | 57 | 2.462.864 | 2.354.648 | 108.216 | 3 | 6.546 | 2.361.194 |
2008 | 70 | 4.684.618 | 4.567.164 | 117.454 | 13 | 15.416 | 4.582.580 |
2009 | 95 | 3.345.514 | 2.946.672 | 398.842 | 12 | 10.647 | 2.957.319 |
2010 | 110 | 6.056.462 | 5.354.134 | 702.328 | 30 | 30.567 | 5.384.701 |
2011 | 70 | 1.025.768 | 965.746 | 60.022 | 2 | 2.562 | 968.308 |
2012 | 65 | 945.764 | 864.135 | 81.629 | 864.135 | ||
2013 | 58 | 825.757 | 782.901 | 42.856 | 782.901 | ||
Cộng | 525 | 19.346.747 | 17.835.400 | 1.511.347 | 60 | 65.738 | 17.901.138 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 2
- Nguồn Hình Thành Vốn Giao Thông Đường Bộ Của Ngân Sách Nhà Nước
- Giai Đoạn Kết Thúc Xây Dựng Đưa Dự Án Vào Khai Thác Sử Dụng
- Kết Quả Công Tác Lựa Chọn Nhà Thầu Từ Năm 2007-2013
- Kết Quả Công Tác Thẩm Tra Quyết Toán Dự Án Hoàn Thành Từ 2007-2013
- Trong Tổ Chức Triển Khai Thực Hiện Đầu Tư
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
(Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh)
2.2.1.3. Phê duyệt dự án
UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C; UBND cấp huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C; UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án nhóm C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.
UBND cấp huyện quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đến 2 tỷ đồng sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ trên cơ sở đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn.
UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên đến 500 triệu đồng sau khi có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đến 2 tỷ đồng sau khi có chủ trương đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Công tác phê duyệt dự án đầu tư đã được thực hiện đảm bảo thời gian và thẩm quyền quy định. Các dự án được phê duyệt đảm bảo phù hợp với kế hoạch đề ra và quy hoạch phát triển ngành, vùng đã được phê duyệt [21,tr:13].
2.2.2. Thưc
hiên
dự á n đầu tư xây dưn
g công trình
2.2.2.1. Thiết kế, dự toá n xây dưng công trình
a. Khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình
* Khảo sát thiết kế xây dựng công trình
Khảo sát thiết kế là công tác có vai trò quan trọng trong xây dựng công trình. Công tác khảo sát được thực hiện tốt sẽ dẫn đến chất lượng công trình được đảm bảo và tiết kiệm được chi phí xây dựng đáng kể. Với sự phát triển của các thiết bị phục vụ khảo sát và trình độ cán bộ khảo sát ngày càng cao thì