Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 11


quy định hiện nay, thời gian quyết toán quá ngắn, nên cơ quan thẩm tra không thể thực hiện tốt công việc của mình. Do đó, tăng thời gian thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án.[9]

- Bổ sung quyền hạn cho đơn vị thực hiện quyết toán


Với quy định như hiện nay, công tác thẩm tra quyết toán chỉ thực hiện dựa trên hồ sơ đề nghị quyết toán do chủ đầu tư lập nên không thể đảm bảo xác định giá trị chính xác đầu tư vào công trình. Để xác định chính xác nhất giá trị thực tế của công trình, đơn vị thẩm tra quyết toán cần được bổ sung một số quyền hạn như: đi thực tế hiện trường nếu có vấn đề đáng nghi vấn trong hồ sơ do chủ đầu tư lập, đi nắm bắt tình hình trong giai đoạn thực hiện đối với những dự án thực hiện trong thời gian dài, có quyền đề nghị xử phạt các đơn vị liên quan nếu mắc sai sót gây lãng phí Ngân sách v.v….

Chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các Công ty kiểm toán độc lập qua xem xét thực tế chưa đáp ứng yêu cầu quyết toán dự án hoàn thành theo quy định. Vì vậy nên cho phép Chủ đầu tư căn cứ tính chất của từng dự án xin ý kiến của cấp quyết định đầu tư không thực hiện kiểm toán để rút ngắn thời gian quyết toán và tiết kiệm kinh phí cho ngân sách.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, tập huấn, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm tra.

Thực hiện phân cấp quản lý, nhiều dự án đã được giao cho cấp huyện, xã thực hiện quyết toán dự án hoàn thành. Nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế, tính chịu trách nhiệm chưa cao nên công tác thẩm tra ở các cấp này dễ mắc phải nhiều sai sót. Để nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm tra, tỉnh cần quy định chế độ tập huấn định kỳ, tổ chức các chuyến đi học tập kinh nghiệm ở những địa phương thực hiện tốt v.v…. Thường xuyên tổ chức kiểm tra cơ sở sẽ kịp


thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót mà các đơn vị mắc phải, nâng cao trách nhiệm cho các cấp trong công tác quyết toán dự án hoàn thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

3.2.11. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán


Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 11

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án.

3.2.12. Nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án giao thông đường bộ

3.2.12.1. Vai trò của của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án


Ở các nước phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án đã được thực hiện từ lâu. Để không quá tụt hậu so với sự phát triển thế giới và để quản lý dự án đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng cần tiến hành xây dựng kế hoạch để có thể sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản ý dự án đầu tư xây dựng. Việc ứng dụng CNTT sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề đang còn tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng như: hiểu biết hạn chế của chủ đầu tư về quản lý dự án, năng lực của nhà thầu thấp, thiếu thông tin về dự án, lãng phí vốn đầu tư xây dựng v.v…


3.2.12.2. Tiến hành xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng phục vụ cho công tác tin học hóa trong quản lý dự án

- Đào tạo nguồn nhân lực phụ trách phổ biến và quản lý hệ thống khi đưa vào vận hành.

- Nâng cao trình độ tin học cho tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh để họ có thể tiếp cận nhanh phương pháp quản lý mới.

- Tiến hành xây dựng phần mềm quản lý dự án có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng, đảm bảo mục đích yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước.

- Nâng cấp hạ tầng thông tin, thiết bị tin học đảm bảo khi đưa vào sử dụng sẽ không gây ra sự cố làm gián đoạn công tác quản lý.

- Thực hiện thí điểm ở vùng hẹp để khắc phục những sự cố có thể xẩy ra, hoàn thiện cơ chế vận hành.

3.2.12.3. Xây dựng cơ chế quản lý thông tin


- Thành lập trung tâm xử lý thông tin về các dự án do UBND tỉnh trực tiếp quản lý. Trung tâm này có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các thông tin về các doanh nghiệp, các dự án, quy định mới của Nhà nước để cung cấp cho chủ đầu tư và các đơn vị quản lý Nhà nước.

- Quy định phương pháp xử lý, xác thực các thông tin được cung cấp để có được thông tin chính xác, khoa học.

- Các quy định cụ thể về cung cấp thông tin về trung tâm như: quy định trách nhiệm của các đơn vị cung cấp thông tin, loại thông tin cung cấp, cơ sở của các thông tin v.v…

- Các quy định cụ thể về các đơn vị sử dụng thông tin như: các đơn vị được cung cấp tùy vào loại thông tin, việc sử dụng thông tin vào công tác quản lý, tính pháp lý của các thông tin trong xử lý các vi phạm v.v…


3.2.12.4. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án giao thông đường bộ

Với việc vận hành hệ thống quản lý thông tin của các dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng sẽ tăng cường được sự giám sát của mình đối với quá trình thực hiện dự án như:

- Thực hiện hướng dẫn, tư vấn cho các chủ đầu tư qua mạng để tránh những sai sót mắc phải do năng năng lực còn hạn chế. Cung cấp kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn cho các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh.

- Thông tin về năng lực của nhà thầu như: nguồn nhân lực, năng lực thiết bị, những công trình đã và đang thực hiện v.v… được cung cấp chính xác cho chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó, chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đảm bảo năng lực thực hiện tốt dự án, cơ quan Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý kịp thời đối với các nhà thầu năng lực thấp, không chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng.

- Thông tin về dự án được các cơ quan quản lý Nhà nước cập nhập thường xuyên nên sẽ kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp làm cho quá trình thực hiện dự án đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, những thông tin này sẽ được dùng để đối chiếu với hồ sơ đề nghị quyết toán do chủ đầu tư lập để tránh tình trạng chủ đầu tư và các nhà thầu thông đồng với nhau lập hồ sơ không đúng thực tế.

Như vậy, ứng dụng CNTT vào quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ tăng khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách.


Kết luận chương 3


Hàng năm, lượng lớn vốn Ngân sách được phân bổ vào đầu tư xây dựng ở tỉnh Hà Tĩnh không nhỏ, nhưng do công tác quản lý dự án còn nhiều hạn chế và bất cập nên hiệu quả đầu tư của các dự án không cao. Do đó nghiên cứu các giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách là vấn đề cấp bách hiện nay.

Dựa trên điều kiện cụ thể, những tồn tại trong quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách trong thời gian qua và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn Ngân sách. Trong đó, các giải pháp cần được chú trọng gồm:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng


- Tăng cường trách nhiệm pháp lý trong công tác lập quy hoạch


- Chủ trương đầu tư cần dựa trên quy hoạch chung được duyệt.


- Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư


- Chú trọng công tác bồi thương giải phóng mặt bằng và tái định cư


- Chấn chỉnh công tác đấu thầu


- Quản lý thi công xây dựng công trình


- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công.

- Quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng


- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán


- Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án đầu tư xây dựng


Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định và bền vững đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh.



đôn

KẾT LUẬN


Đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ là một trong những hoaṭ

g quan trọng quyết định sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi

quốc gia. Vốn đầu tư cho các dự án giao thông đường bộ cơ bản thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm. Sản phẩm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đặc thù riêng như thời gian xây dựng dài, có nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết

thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng. Việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tínchấp thiết.

́i mong muốn đươc

đóng góp những kiến thứ c đã tích lũy đươc

trong

quá trình học tập, nghiên cứ u trong nhà trường cũng như trong hoaṭ đôn

g thưc

tiên tại cơ quan công tác , tác giả đã lựa chọn và đã rất cố gắ ng trong viêc

hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp , với tên: “Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.

Dù còn có những khiếm khuyết nhất định , nhưng luân

văn đã giải quyết đươc

đầy đủ muc tiêu đăṭ ra, và đã có những đóng góp mới sau đây:


Đã khái quát hóa các cơ sở lý luân

có liên quan đến hoaṭ đôn

g giao xây dựng

dự án giao thông đường bộ, vốn đầu tư cho dự án giao thông đường bộ tư

ngân sách nhà nước . Nôi

dung , trình tự và cá c đối tươn

g tham gia vào qua

trình quản lý dự án giao thông đường bộ. Nghiên cứ u cũng đã làm rõ những chỉ tiêu phản ảnh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án giao thông đường bộ;

Bằng những số liêu

thu thâp

̀ thự c tế , nghiên cứ u đã phân tích , đánh gia

môt

cách khách quan và chỉ rõ thưc

traṇ g công tác quản lý dự án giao thông

đường bộ sử dung vốn ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, những kêt́ quả đaṭ đươc va


những vấn đề còn tồn taị cần g iải quyết để nâng cao hiệu quả các dự án giao thông đường bộ ở địa phương;

Dưa

trên những luân

́ khoa hoc

và những đúc rút thưc

tiêñ , nghiên cứ u đã đề

xuất môt

số giải pháp nhằm nâng cao hiêu

quả công tác quản lý các dưạ́ n giao

thông đường bộ sử dun

g vốn ngân sách nhà nước trên đia

bàn tỉnh Hà Tĩnh ,

nhằm góp phần tiến trình xây dưn toàn diện.

g nền kinh tế đia

phương phát triển vững maṇ h

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023