Nguồn Hình Thành Vốn Giao Thông Đường Bộ Của Ngân Sách Nhà Nước


1.1.3.3. Nguồn hình thành vốn giao thông đường bộ của Ngân sách nhà nước


- Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí;


- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;


- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam;

- Vốn thu hồi nợ của Ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu do Kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ;

- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 3


- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.


1.1.3.4. Phạm vi sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cho dự án giao thông đường bộ

Vốn của Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng chính phủ cho phép.

- Các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).


Chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của Nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ Ngân sách nhà nước.

1.2. Vai trò của dự án giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội


1.2.1. Giao thông đường bộ với việc thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế


Giao thông đường bộ góp phần thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa phương phát triển kinh tế.

Giao thông đường bộ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kích thích tạo việc làm và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của giao thông đường bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua. Các công trình giao thông đường bộ thu hút một lượng lớn lao động do đó góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia, mặt khác khi vốn đầu tư cho dự án giao thông đường bộ lớn sẽ kích thích thu hút vốn đầu tư cho các ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ cho sự phát triển của các dự án giao thông như sắt, thép, xi măng, đá, gạch...[14]

Giao thông đường bộ phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và phát triển của các ngành khác.

1.2.2. Giao thông đường bộ góp phần phát triển văn hóa xã hội


Phát triển văn hóa xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Quốc gia. Dân số


Việt Nam tính đến năm 2012 khoảng 88,78 triệu người đến từ các dân tộc khác nhau và sống trong các vùng không đồng đều về lịch sử, địa lý...do đó đời sống tinh thần cũng khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh. Nhờ có giao thông đường bộ phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xóa bỏ, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng ngày càng được tăng cường, làm phong phú thêm đời sống nhân dân từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước [14].

1.2.3. Giao thông đường bộ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế


Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng còn ở mức yếu so với các nước cũng như các địa phương khác. Chính vì vậy mà Hà Tĩnh đang xúc tiến xây dựng hệ thống giao thông đường bộ để góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương cũng như các nước trên thế giới.

1.3. Dự án giao thông đường bộ


1.3.1. Khái niệm dự án giao thông đường bộ


Dự án giao thông đường bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những dự án giao thông nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định.

1.3.2. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ


Dự án giao thông đường bộ là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để có thể thu hồi vốn. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi


dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều công trình có thời gian kéo dài hàng chục năm.

1.3.2.1. Dự án giao thông đường bộ mang tính hệ thống và đồng bộ


Tính hệ thống và đồng bộ là một đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển giao thông đường bộ. Tính hệ thống và đồng bộ được thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình đầu tư phát triển giao thông đường bộ đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kỳ sai lầm nào từ khâu lập dự án hay thẩm định các dự án đường bộ... cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án gây thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội [6,tr.12]

1.3.2.2. Dự án giao thông đường bộ có mục tiêu và mục đích hỗn hợp


Các thành phần tham gia vào dự án giao thông đường bộ đều có mục tiêu của riêng mình và các mục tiêu đó có thể mâu thuẫn nhau. Ví dụ như: Mục tiêu của chủ đầu tư là công trình có chất lượng, chi phí thấp, thời gian thực hiện ngắn; mục tiêu của đơn vị thi công là lợi nhuận và thương hiệu v.v…

1.3.2.3. Dự án giao thông đường bộ có tính duy nhất


Mỗi dự án có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi. Dự án không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn lực, tài chính....thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.

1.3.2.4. Dự án giao thông đường bộ bị hạn chế về thời gian và quy mô


Với mục đích đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh ứ đọng vốn và chủ động trong việc sử dụng vốn thì mỗi dự án giao thông đường bộ khi được phê duyệt


đều được khống chế thời gian và quy mô thực hiện. Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tùy ý nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Sự thành công trong việc quản lý dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không? [6,tr.13]

1.3.2.5. Dự án giao thông đường bộ liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau


Việc quản lý nguồn lực của một dự án (trong trạng thái biến động) rất phức tạp vì mỗi dự án giao thông đường bộ có nhiều nguồn lực khác nhau và bản thân các nguồn lực cũng có sự đa dạng trong đó. Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố nâng cao hiệu quả dự án.

1.3.3. Phân loại dự án giao thông đường bộ


- Theo quy mô, tính chất gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.

- Theo nguồn vốn đầu tư:


+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;


+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;


+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn [19,tr.7]

1.4. Quản lý dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN


1.4.1. Quản lý dự án giao thông đường bộ


1.4.1.1. Khái niệm quản lý dự án giao thông đường bộ


Quản lý dự án giao thông đường bộ là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.

1.4.1.2. Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án


Theo quan điểm quản lý dự án đầu tư, hiệu quả của một dự án đầu tư được đánh giá là:

- Hoàn thành đúng thời gian quy định: Dự án triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, đạt được mục tiêu dự án đã đề ra.

- Đạt được chất lượng và thành quả mong muốn: Một dự án được quản lý tốt từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án sẽ đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và của người hưởng lợi.

- Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác là chi phí trong phạm vi cho phép: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành, hiệu quả của dự án phải được đánh giá trên cơ sở chi phí để thực hiện và hoàn thành dự án.

1.4.1.3. Quy định trách nhiệm trong quản lý dự án


- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng.


- Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án.

- Đối với các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án.

1.4.2. Quy trình thực hiện một dự án giao thông đường bộ sử dung vốn Ngân sách

Để quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn Ngân sách đạt được hiệu quả cao thì Chính phủ đã quy định quy trình thực hiện dự án trong đó đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước. Theo quy định, quy trình thực hiện dự án gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư


- Giai đoạn thực hiện đầu tư


- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng


1.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư


Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đến khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

Nội dung của giai đoạn này bao gồm:


- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư


- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư.


- Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.


- Lập dự án đầu tư.


- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo của quá trình thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đây cũng là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong tương lai.

1.4.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư


Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi vào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ công trình. Nội dung cụ thể của giai đoạn này:

- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.


- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;


- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ thuật chất lượng công trình;

- Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng. Nội dung thẩm định trên một số mặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kết cấu…

- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp


- Xin giấy phép xây dựng. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây dựng;

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí