quy định (trước tháng 10 của năm trước năm kế hoạch); chấm dứt tình trạng dự án được bố trí ngoài kế hoạch.
Ba là, đổi mới cơ chế lập và giao kế hoạch vốn ĐTXD từ NSNN tại các Bộ, ngành trung ương trước mắt theo định hướng.
- Giai đoạn từ nay đến 2010: Thủ tướng chính phủ giao cho các bộ, ngành trung ương tổng mức vốn ĐTPT thuộc nguồn NSNN, trong đó có vốn chuẩn bị đầu tư; vốn thực hiện dự án; vốn đầu tư theo mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, bao gồm vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư cho các mục tiêu cụ thể khác. Và danh mục các dự án quan trọng quốc gia và danh mục các dự án nhóm A do Bộ, ngành quản lý.
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổng mức vốn ĐTPT thuộc nguồn NSNN, các bộ, ngành trung ương tiến hành phân bổ vốn cụ thể cho từng chương trình và mục tiêu cụ thể. Đối với các dự án ĐTXD tiến hành phân bổ mức vốn cụ thể tới từng dự án (nhóm A, B và C) theo thứ tự ưu tiên các dự án.
- Giai đoạn năm 2010: Thực hiện phân bổ vốn theo đời dự án. Tức là, nếu dự án đã có trong danh mục chương trình phát triển dự án ĐTXD từ NSNN, sau khi đã lập và thẩm định nghiêm ngặt, được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, đủ các thủ tục, trình tự ĐTXD thì được Thủ tướng chính phủ chấp nhận phân bổ vốn NSNN cho toàn bộ dự án; việc phân bổ vốn NSNN cho ĐTXD hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng hoàn thành dự án được bố trí vốn NSNN bằng tổng mức vốn của cả đời dự án trừ đi số vốn NSNN đã được bố trí vốn của các năm trước. Như vậy, hàng năm các Bộ, ngành trung ương chỉ cần tổng hợp danh mục các dự án trong chương trình phát triển dự án ĐTXD từ NSNN đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị công việc hoàn
thành theo tiến độ để chuyển nhu cầu vốn NSNN cần bố trí cho các dự án ĐTXD của bộ, ngành mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và giao kế hoạch vốn NSNN cho các dự án ĐTXD. Thủ tướng chính phủ (sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính) giao cho các bộ, ngành trung ương tổng mức vốn ĐTXD và danh mục các dự án (dự án nhóm A, B và C) triển khai trong năm kế hoạch. Trên cơ sở đó các Bộ, ngành trung ương tiến hành phân bổ vốn cụ thể tới từng dự án. Các Bộ, ngành có quyền phân bổ điều hoà, điều chỉnh vốn đối với các dự án ĐTXD trên cơ sở tôn trọng phân kỳ vốn của từng dự án và tiến độ thực tiễn của từng dự án.
Trên thực tế tỷ lệ thất thoát, tiêu cực cho việc “chạy vốn” ở khâu này là không nhỏ. Thực hiện giải pháp này sẽ xoá bỏ cơ chế “xin – cho” trong việc bố trí kế hoạch vốn NSNN cho các dự án ĐTXD đã tồn tại nhiều năm đã nảy sinh tiêu cực trong việc “chạy vốn” hàng năm của các bộ, ngành. Giải pháp này giúp cho các bộ, ngành trung ương chủ động cao trong việc lập và giao kế hoạch vốn ĐTXD từ NSNN hàng năm. Từ đó gắn quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành trong QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN.
4.3.2.6. Đổi mới cơ chế cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Về Lựa Chọn Nhà Thầu Và Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể
- Mức Độ Quan Trọng Của Một Số Chỉ Tiêu Trong Khâu Nghiệm Thu, Thẩm Định Chất Lượng Về Đtxdcb Từ Vốn Nsnn Trong Ngành Gtvt
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Đối Với Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Từ Ngân Sách Nhà Nước Trong Ngành Giao Thông Vận Tải Việt Nam
- Về Thực Tiễn , Áp Dụng Khung Lý Thuyết Trên, Luận Án Đã Tiến Hành Thu Thập Tài Liệu Thứ Cấp Từ Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố, Từ Các Báo Cáo
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 30
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 31
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
Một là, hoàn thiện các quy định liên quan tới cấp phát, thanh toán chi phí ĐTXD từ NSNN theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc giải ngân vốn NSNN cho các dự án, hạn chế thấp nhất tình trạng vốn chờ công trình như đã và đang diễn ra. Quy định rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm quyết toán chi phí xây dựng của Chủ đầu tư với Nhà thầu và quyết toán vốn đầu tư của Chủ đầu tư với Nhà nước; thể hiện rõ sự bình đẳng giữa chủ đầu tư, BQLDA với Nhà thầu, chủ đầu tư với các tổ chức cấp phát, thanh toán vốn đầu tư (KBNN).
Hai là, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm kỷ luật lập và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án ĐTXD hoàn thành nhằm chấm dứt tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Ba là, việc thanh toán cho các dự án ĐTXD sẽ tiến hành theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (mô hình PPP) hoặc phương thức “mua” sản phẩm công trình xây dựng trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với tổng thầu dạng chìa khoá trao tay. Đây cũng là một mô hình mới có ý nghĩa rất phù hợp để nhà nước và tư nhân cùng gắn trách nhiệm nhưng đồng thời cũng cùng phân chia lợi nhuận, tạo nên sức cạnh tranh lành mạnh có sự giám sát lẫn nhau.
4.3.2.7. Nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung các chính sách về thuế, phí
- Các chính sách về thuế: Một trong những thuế cần được xem xét điều chỉnh là thuế áp dụng đối với xăng dầu. Tính toán mức thuế phù hợp và trích phần thuế nhất định thu được tạo thành quỹ đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ và đường cao tốc. Trong quá trình vận hành này, Nhà nước phải giữ vai trò điều tiết phân bổ ngân sách giữa các ngành có sử dụng xăng dầu trong quá trình cân đối ngân sách hàng năm. Nguồn thu thuế khác liên quan đến lĩnh vực GTVT cũng cần phải được nghiên cứu điều chỉnh và dành ra để tạo nguồn đầu tư xây dựng đường bộ là thu thuế đối với các đầu phương tiện giao thông. Đây là các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chước bạ, thuê đăng ký xe... áp dụng đối với các phương tiện giao thông đường bộ.
- Nghiên cứu điều chỉnh mức thu phí đường bộ: Hiện tại mức thu phí đường được áp dụng theo thông tư 90/2004-TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài Chính, với các dự án đường cao tốc có kinh phí đầu tư lớn mà sử dụng mức thu này thì rất khó thu hồi vốn đầu tư. Như vậy cần xem xét điều chỉnh mức thu phí hiện tại theo xu hướng tăng lên tạo thuận lợi thu hồi vốn đầu tư. Cụ thể cần một cơ chế đặc thù đối với đường cao tốc có thể cho áp dụng một
mức thu phí linh hoạt hơn, mức trần khống chế phải tăng lên so với hiện tại (Mức hiện tại không vượt quá 2 lần so mới mức thu thông thường).
4.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT
Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định), nhà thầu xây lắp là ba chủ thể trực tiếp QLCL công trình XD. Thực tế đã chứng minh rằng dự án, công trình nào mà 3 chủ thể này có đủ năng lực quản lý, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về QLCL trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt các tổ chức này độc lập, chuyên nghiệp thì tại đó công tác QLCL tốt và hiệu quả.
Nhà nước cần ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết trách nhiệm của các đối tượng tham gia trong dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT.
Để hạn chế những tiêu cực trong xây dựng cơ bản như thi công thiếu khối lượng, rút ruột, tham nhũng, chất lượng công trình kém... Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát, phòng tránh và xử lý nghiêm. Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực XDCTGT, cần tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, tuyển chọn cán bộ kỹ lưỡng, có các chế tài và quy định rõ ràng cụ thể.
* Đối với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Song song với việc đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, địa phương trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư thuộc quyền quản lý, nhà nước cần sớm ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Người quyết đầu tư phải bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng bị xử lý hình sự khi có những quyết định sai trong đầu tư xây dựng làm lãng phí, thất thoát vốn của nhà nước.
* Đối với Chủ đầu tư:
Trường hợp vốn đầu tư từ NSNN, chủ đầu tư là được nhà nước ủy nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải là chủ thực sự, mà được thành lập thông qua quyết định hành chính. Thực trạng hiện nay nhiều CĐT không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác QLCLCTXD còn rất hạn chế. Vì vậy nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu việc tách chức năng CĐT là chủ đồng vốn nhà nước, đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng công trình với tư vấn QLDA (là đơn vị làm thuê) thông qua hợp đồng kinh tế. Tổ chức tư vấn QLDA, tư vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập (trừ các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản).
Chủ đầu tư (CĐT) phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ xây dựng và hiệu quả của dự án. Giám đốc điều hành dự án hoặc BQLDA phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng. Chấm dứt tình trạng giao cho người không có đủ điều kiện năng lực và chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng làm quản lý dự án. CĐT không có đủ điều kiện năng lực thì phải thuê các tổ chức tư vấn (TV) quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng.
CĐT phải bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự khi có quyết định sai thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. CĐT phải đảm bảo thực hiện điều khoản cam kết trong hợp đồng như ứng tiền cho nhà thầu đầy đủ sau khi CĐT ký kết hợp đồng với nhà thầu , phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính trong trường hợp GPMB chậm, muộn, phải bị xử phạt và phải đền bù nhà thầu trong các trường hợp như vậy. Kiện toàn, sắp xếp lại các BQLDA, xoá bỏ các BQLDA không đủ điều kiện năng lực, thành lập các BQLDA chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình TV quản lý DA.
* Đối với tổ chức TV:
Củng cố, nâng cao năng lực của các tổ chức TV. Sắp xếp lại các tổ chức TV trong nước theo hướng cổ phần hoá, hình thành các tổ chức TV độc lập như Tập đoàn TV hoặc liên danh, liên kết với các tổ chức TV nước ngoài để có đủ điều kiện năng lực thực hiện các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích các tổ chức TV nâng cao năng lực chuyên môn để đảm nhiệm các công trình tương tự mà trước đây vẫn phải thuê TV nước ngoài. Để làm được điều này thì các tổ chức trong nước phải được hưởng chi phí tương xứng với chi phí đi thuê TV nước ngoài để tổ chức TV có thể đảm nhận được các công việc TV kể cả thiết kế công trình, giám sát thi công... các công trình kỹ thuật phức tạp chỉ thuê TV nước ngoài đối với một số công việc đặc biệt phức tạp. TV phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm và phải bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính, trường hợp nghiêm trọng bị xử lý hình sự khi có quyết định sai thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Để làm được điều này TV cũng phải được chủ động và độc lập trong khi tiến hành các công việc của mình.
* Đối với nhà thầu:
Cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và quy định về điều kiện năng lực hành nghề của nhà thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầu được tham gia phù hợp với trình độ năng lực của nhà thầu. Chấm dứt tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu cho các nhà thầu không có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng công trình. Khi phát hiện nhà thầu không đủ năng lực thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình đang thi công cần có biện pháp xử lý kịp thời hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thấy mức độ sai phạm nghiêm trọng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng thi công và phải bồi thường thiệt hại khi thi công sai hoặc không đảm bảo chất lượng, phải bị xử lý hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng móc ngoặc giữa CĐT với tổ
chức TV hoặc nhà thầu xây dựng thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà xử phạt hành chính hoặc hình sự, không cho tham gia hoạt động xây dựng ít nhất làm một năm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.3.4. Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT
Để cho các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng có thể thực hiện được, cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT.
Việc đào tạo đội ngũ này cần chú ý một cách toàn diện, cả về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ; phải đạt hiệu quả thực chất, không chạy theo bằng cấp. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý dự án, tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý xây dựng, các bộ quản lý vận tải theo công nghệ hiện đại.
Thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo kế cận, cán bộ quản lý Nhà nước về kiến thức, năng lực thực tế, nắm vững chức năng nhiệm vụ của Bộ, của đơn vị, đảm bảo chất lượng dụ thảo văn bản, tham mưu về hoạch định cơ chế chính sách của ngành.
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân ở mọi khâu công tác về tay nghề, ý thức tự giác đảm bảo chất lượng công trình, sản phẩm, coi đó là lương tâm, trách nhiệm, là phẩm chất chính trị của cán bộ công nhân.
Có chính sách đảm bảo thu nhập, cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ, công nhân. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với đội ngũ cán bộ, công nhân trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng.
Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt là xây dựng các công trình giao thông đang là một vấn đề mang tính chất thời sự. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do tác động của phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, mặt khác do trình độ chuyên môn của
những người làm công tác quản lý còn hạn chế. Cho nên, khi lựa chọn chủ đầu tư cũng như bộ phận quản lý dự án cần xem xét kỹ các điều kiện để quyết định theo tinh thần chuyên nghiệp hoá, tạo điều kiện cho họ tự trau dồi trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra, cũng cần mở các đợt bồi dưỡng để nâng cao thêm kiến thức cho cán bộ quản lý dự án. Trường hợp cần thiết có thể ký hợp đồng thuê đối tác nước ngoài làm công tác tư vấn hoặc trực tiếp làm nhiệm vụ của bộ phận quản lý điều hành các dự án lớn. Việc kiện toàn, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực thi các giải pháp quản lý sử dụng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
4.3.5. Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước
Tuỳ tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Cơ chế giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống chưa thật rõ ràng. Tình trạng các cơ quan kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các qui trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB trong ngành GTVT có hiệu quả, theo tác giả cần phải thực hiện một số nội dung sau:
Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư tại các đơn vị sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư cũng như tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. Công khai hoá tất cả các thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn