Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 2


làm cho Hà Tĩnh có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số dự án chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số vấn đề như: hệ thống văn bản chồng chéo, chưa rõ ràng; trình độ cán bộ quản lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không phù hợp; hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý; nguồn vốn phân bổ chưa đều; còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà thầu còn hạn chế…Tại sao quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập và hạn chế? Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua (năm 2007-2013) đã có ưu điểm và khó khăn, hạn chế gì? Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản lý để đáp ứng lượng công trình giao thông ngày càng nhiều và quy mô các công trình ngày càng lớn. Với những lý do đó và các vấn đề nêu ra ở trên, tác giả chọn đề tài: “ Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu


Việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách đã có một số đề tài, bài viết được bàn đến như:

- Bùi Đức Chung (2003) Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách trên


địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài trình bày hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và công tác quản lý hoạt động đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nguyễn Mạnh Hà (2012) Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài phân tích một số tồn tại và vướng mắc khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nguyễn Hồng Hải (2009) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài phân tích những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty xây dựng và phát triển từ đó để đưa ra những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Lê Toàn Thắng (2012) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đề tài phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Phạm Văn Thịnh (2010) Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài phân tích những khó khăn, tồn tại trong việc sử dụng vốn Ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng.

Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 2


- Nguyễn Khắc Thiện (2006) Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây, luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đề tài trình bày vai trò của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Tây.

Các công trình và các bài viết nêu ở trên mới đề cập đến việc quản lý đầu tư xây dựng mà chưa có đề tài nào đề cập đến việc Quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn NSNN và phân tích một số tồn tại vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án giao thông đường bộ thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2013.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn NSNN, những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý dự án giao thông đường bộ ở Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện công tác quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Nghiên cứu tình hình thực hiện quản lý dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý.

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh


- Thời gian: Trong giai đoạn 2007-2013.


5. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở lý luận chung về dự án giao thông đường bộ; hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách hiện hành về quản lý các dự án giao thông đường bộ của Nhà nước và tình hình triển khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ

trong những năm vừa qua. Đề tài sử dụng Phương pháp hê ̣thống hóa, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp để nghiên cứu.

6. Những đóng góp mới của luận văn


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án giao thông đường bộ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


- Từ đó, đề tài đề xuất ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

7. Kết cấu của đề tài:


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn gồm có 3 chương như sau

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Khái niệm dự án


Dự án là một quán trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực [19,tr.6].

1.1.2. Khái niệm quản lý dự án


Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép [19,tr.8]

Quản lý dự án gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối, thực hiện mà các nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian chi phí và thực hiện thời gian giám sát các công việc dự án nhằm đạt đựoc mục tiêu nhất định.

Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xác định mục tiêu, xác định công việc, xây dựng nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất.

Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian, lập lịch trình cho từng công


việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng đuợc thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị cho các pha sau của dự án.

1.1.3. Vốn ngân sách đối với các dự án giao thông đường bộ


1.1.3.1. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước


Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đối với xâyu dựng cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư rất nhiều vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nuớc đóng vai trò rất quan trọng.

1.1.3.2. Phân loại vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc


Để quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nuớc cấn phải phân loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể một số cachs phân loại như sau:

Theo tính chất công việc của hoạt động xây dựng cơ bản: Vốn đuợc phân thành chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác. Trong đó chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phân chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Một là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của ngân sách nhà nuớc. Nhóm này bao gồm: Vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp có


tính chất xây dựng, vốn đầu tư cho các chuơng trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng.

- Vốn xây dựng cơ bản tập trung: Là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ trọng. Việc thíêt lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng chủ yếu hình thành từ loại vốn này và sử dụng rộng rãi cho nhiều loại vốn khác.

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, đuờng sắt, dân dụng...nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nên đuợc áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Vốn cho các chuơng trình mục tiêu: Hiện nay có 10 chuơng trình mục tiêu quốc gia và hàng chục chuơng trình mục tiêu khác nhau.

- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư xây dựng cơ bản: Loại vốn này thuộc ngân sách cấp xã với quy mô không lớn, đầu tư vào các công trình của xã.

Hai là, nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nuớc dành cho chuơng trình mục tiêu đặc biệt như: Chuơng trình 135, chuơng trình giảm nghèo, chuơng trình giáo dục đào tạo, chuơng trình y tế, chuơng trình văn hoá...

Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vốn vay trong nuớc và vốn vay nuớc ngoài. Vốn vay trong nuớc chủ yếu là trài phiếu chính phủ. Vốn vay ngoài nuớc chủ yếu là vay các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số vốn vay khác.

Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư cho các công trình an ninh quốc phòng, công trình khẩn cấp.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí