Cảm Hứng Từ Hoàn Cảnh Lịch Sử Của Đất Nước

Tất cả bỗng thành thi sĩ

(Tiếng đàn bầu và đêm trăng)

Cũng có khi làng tự tổ chức đêm văn nghệ. Thế là những nông dân lam lũ hàng ngày bỗng trở thành diễn viên. Họ đã sống hết mình với vai diễn:

Kìa cô Thị Mầu lên chùa Đỏng đảnh dáng đi, mắt liếc Ngắm cái tay cô phẩy quạt Tưởng mình sống đã trăm năm

(Cô Thị Mầu)

Những người xem cũng chỉ biết có cô Thị Mầu đỏng đảnh:

Người xem thoáng như quên chị Chiều nay gánh lúa trên đồng Tảo tần nuôi em, nuôi mẹ

Mười năm ròng rã chờ chồng…

Cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng, với lũy tre làng, cây đa, bến nước… nhưng khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng lên đường chiến đấu, không một chút đắn đo, do dự. Hình ảnh chú dế mèn điềm nhiên vuốt râu (trong Gửi bạn Chi-lê) là tư thế của người nông dân ung dung, sẵn sàng ra chiến trường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, ngọn rau cho quê hương, đất nước mình. Để rồi có người ngã xuống ở vùng đất xa xôi nào đó của Tổ quốc, có người trở về với thân thể không còn nguyên vẹn, lại tiếp tục làm bạn với cái cuốc, cái cày, con trâu, tiếp tục lao động, tiếp tục cống hiến. Ở thời kì sau (1975 đến nay), thơ của các em thiếu nhi vẫn viết về thiên nhiên, về con người, nhất là những người thân xung quanh mình nhưng không có được cái không khí khẩn trương, sôi nổi như Trần Đăng Khoa và các bạn của mình đã viết trong thời đại kháng chiến chống Mĩ.

Tình cảm của con người và cảnh vật nơi đồng ruộng được Trần Đăng Khoa thẩm thấu và đưa vào bài Khi mùa thu sang. Cảnh vật không lạ nhưng ăm ắp tình làm cho Trần Đăng Khoa muốn kêu to lên “Thu sang rồi đấy! Thu sang!”. Chúng tôi nghĩ, thơ hay không chỉ ở các con chữ đọc lên nghe mượt mà, êm dịu mà cốt ở cái tình của tác giả đối với đối tượng được thể hiện. Nếu tác giả không xúc động, không có cái tâm mà chỉ muốn phô diễn sự lạ thì làm sao có thể thổi hồn vào các con chữ được? Chúng tôi rất tán đồng ý kiến cho rằng Trần Đăng Khoa đã sáng tác “không chỉ bằng tâm hồn của một cậu bé lớn lên cùng những trò chăn trâu, thả diều, bắt cá mà thực sự còn bằng máu thịt của người nông dân” [5; 153]. Ai đã hòa nhịp thở của mình với từng thay đổi rất nhỏ của của vạn vật mới có thể cảm nhận được: “Mùi bùn đang ngấu – Mùi phân đang hoai – Vôi chưa tan hẳn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Còn hăng rãnh cày…” để rồi say sưa, ngây ngất: “Trời đất đêm nay – Như chim mới hót

– Như rượu mới cất – Như mật mới đong… Thịt da ta cũng – Tỏa hơi ruộng đồng…” (Hương đồng). Thiên nhiên và con người hòa làm một:

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu - ĐH Sư phạm - 4

Đất trời cách một gang mây

Và tôi cùng với luống cày tỏa hương…

(Đồng chiều)

2. Cảm hứng từ những người thân yêu

Khi bàn về thơ thiếu nhi, giáo sư Vân Thanh cho rằng: “Tình cảm gia đình trong thơ các em viết chưa nhiều. Thực ra lỗi không phải ở các em. Các em làm thơ vì một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn, những gì các em không sống, không biết hay chưa thể nghiệm sâu thì các em chưa nói đến” [17b; 50]. Đối với Trần Đăng Khoa thì khác. Bên cạnh thiên nhiên, cuộc sống lao động ở nông thôn và những tình cảm đối với Bác Hồ, bộ đội thì Trần Đăng Khoa viết khá nhiều về người thân của mình. Những người gắn bó với Trần Đăng Khoa nhất thì phải nói đến: Bà, bố mẹ, anh Minh, bé Giang và cháu bé Minh Hà (gọi Trần Đăng Khoa bằng chú). Tất cả những người này đã góp phần hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Trần Đăng Khoa.

Trong cả tập thơ chỉ có một bài Mưa là Trần Đăng Khoa viết về bố. Điều này không có nghĩa là Trần Đăng Khoa không yêu bố mà là một hiện tượng tâm lí bình thường. Người bố cho dù có thương con mức nào cũng ít thể hiện, vẻ ngoài thường lạnh lùng, nghiêm khắc. Thế nên, trong ca dao dân ca hay trong văn học viết cũng ít đề cập đến bố. Trong khi đó, mẹ là cảm hứng vô tận của thơ, nhạc, họa…Trong các loại hình nghệ thuật đó, mẹ được ví với cái cao cả, lớn lao như sông dài, như biển rộng, như núi cao,… Trần Đăng Khoa viết về mẹ không như những người lớn đã viết. Bằng tấm lòng yêu thương tha thiết, Trần Đăng Khoa nhận thức được những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua từ khi cưu mang con cho đến khi con trưởng thành. Mẹ của Trần Đăng Khoa là hình ảnh của những bà mẹ trong các cuộc kháng chiến. Hạt gạo làng ta làm bao người xúc động về tính chân thật, sức gợi cảm của từ ngữ qua hình ảnh người mẹ phải đối mặt với cái nắng hè như đổ lửa trên lưng, phải ngâm chân trong “nước như ai nấu” để cấy mạ, để làm ra hạt gạo làng ta. Trần Đăng Khoa còn nhận thức được những vất vả của mẹ:

Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc

Đó là nguyên nhân sâu xa làm cho “mẹ ốm”:

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Hiểu được điều đó nên Trần Đăng Khoa luôn chăm chỉ làm các công việc nhà để bố mẹ đỡ mệt nhọc. Thực tế thì Trần Đăng Khoa đã làm rất nhiều việc: luộc khoai, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân (Khia mẹ vắng nhà), ru em ngủ (Tiếng võng kêu),… Những việc làm tuy nhỏ nhưng đã thể hiện lòng yêu thương của một đứa con hiếu thảo. Hơn thế, Trần Đăng Khoa còn làm nhiều trò khi Mẹ ốm:

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Trần Đăng Khoa không nói nhưng người đọc đều rưng rưng xúc động và thấy được nụ cười hạnh phúc của người mẹ đang ốm khi đứa con quỳ bên giường bệnh mà nói:

Vì con mẹ khổ đủ điều…

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Anh Minh là người mà Trần Đăng Khoa rất ngưỡng mộ tài “xuất khẩu thành thơ”. Trong tập thơ có bài Nhận thư anh diễn tả nỗi vui mừng đến nỗi bàn tay bóc thư mà “ngón tay cứ ríu vào nhau” của Trần Đăng Khoa. Tuy anh ở xa, khá lâu mới về thăm nhà nhưng tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho anh rất sâu đậm. Anh Minh không chỉ là anh mà còn là người bạn, là thầy giáo đã bồi dưỡng cho Trần Đăng Khoa từ những quyển sách trong “thư viện nhỏ” mà anh mua từ đồng lương giáo viên ít ỏi của mình. Anh chữa giúp Trần Đăng Khoa bài thơ, góp ý để thơ Trần Đăng Khoa ngày càng hay hơn. Sau này khi trưởng thành nhà thơ Trần Đăng Khoa có làm bài thơ Gửi bác Trần Nhuận Minh được mọi người đánh giá cao. Trải qua bao bộn bề cuộc sống nhưng tình nghĩa anh em không bao giờ phai nhạt. Trong bài thơ đó, hay nhất là ước muốn:

Thung thăng em với bác Ta cưỡi thơ ra đồng.

Ngoài ra, người bà cũng được Trần Đăng Khoa nhắc đến với tất cả lòng kính yêu. Không chỉ riêng Trần Đăng Khoa mà hầu như tất cả trẻ nhỏ đều như thế. Người gần gũi nhiều nhất với trẻ nhỏ trong nhà không phải là bố mẹ mà chính là bà. Niềm vui của bà là được chăm sóc, nuôi nấng những đứa cháu thơ. Nếu hình ảnh người mẹ đẹp hơn khi gắn liền với sự vất vả, lo toan thì hình ảnh bà cũng như thế khi gắn với việc chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ cho cháu. Với bà, những việc cỏn con hàng ngày đều mang một bài học nhân sinh: “ Cái gai làm rách áo - Đừng giận nó cháu ơi - Nó cho cháu ý tứ - Những khi đi, khi ngồi” (Cái gai). Khi cháu nhè, ông bà sẵn sàng làm mọi cách để cháu vui: “Ông làm rồng rắn giữa sân - Lượn tròn, bà uốn dẻo chân - cháu cười”. Bài thơ làm người đọc cảm động nhất là Bà và cháu. Trần Đăng Khoa hiểu tất cả nỗi cơ cực mà bà của Hương đã gánh chịu từ khi còn trẻ đến khi tóc bạc. Ông và bố của Hương lần lượt hi sinh trong cuộc kháng chiến, để lại “Cái vành tang cho bà - Vết nhăn hằn sâu mãi - Và hắt hiu tuổi già”. Niềm an ủi duy nhất của bà là bé Hương. Có bé Hương, bà như được tiếp thêm sinh lực để vui sống:

Bà vẫn vui công việc Chả lúc nào ngơi tay Khi bà thăm trận địa

Lúc bà trồng hàng cây (…) Bà vẫn nuôi bộ đội

Suốt hăm mấy năm trời (…)

Không chỉ riêng một mình bà của Hương mà đó là hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam trong kháng chiến. Những người thân yêu nhất của mình lần lượt ra đi rồi sau đó

được mấy người trở về. Nhưng, bằng tất cả ý chí và nghị lực phi thường họ vẫn sống và sống một cách ý nghĩa.

Bên cạnh bà, đứa cháu vẫn vô tư với những suy nghĩ non trẻ của chúng. Chúng thắc mắc đủ điều mà không phải bao giờ người lớn cũng giải thích được “Chú ơi trăng già thế - Sao bà bảo trăng non?” (Trăng đầu tháng), “Biển đen màu mực ai mài” (Hạ Long) hay “Đường nhăn hằn sâu khuôn mặt - Phải vết roi không, bà ơi? ” (Chuyện của Bà). Cũng cảm hứng này Trần Đăng Khoa nêu được một điều phi lí, trong khi mọi cái đều có thể trở về sau ngày kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

Mây trắng về với sắc trời xanh Hương về với hoa tươi quả ngọt Chồi biếc nảy sinh về vườn tược Nụ cười về mặn chát làn môi… Hòa bình về da lành non vết đạn

Thì bà “lại chẳng bao giờ về lại mái tóc xanh”… nên Trần Đăng Khoa đã dặn cháu Minh Hà:

Nhưng đừng hỏi, cháu ơi,

sao đầu bà bạc trắng

(Nói với cháu)

Bé thơ có những hành động hết sức dễ thương do chúng cố tình bắt chước cử chỉ, điệu bộ của người lớn và những sự vật xung quanh. Bé Hà khi thì nhại dáng đi của bà trông ngô nghê làm người đọc buồn cười, khi thì làm đủ kiểu như đang chụp ảnh. Cháu bé Minh Hà của Trần Đăng Khoa mới tí tuổi đầu đã biết thế nào là bom đạn và còn “dạy” chú Trần Đăng Khoa:

- Chú ơi, nếu còn bom Mĩ Chú phải bịt tai thế này

Cháu bỗng xoay ngang trên ghế Như vừa có tiếng máy bay

Đôi khi chính bản thân trẻ con cũng tự rút ra cho mình bài học:

Muốn giữa đường không đổ

Phải vượt lên cho đều…

(Bé Giang tập xe đạp)

Trong thơ Trần Đăng Khoa, những em bé trong thời chiến vẫn có những nét hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi chúng và cũng có những “kinh nghiệm, những suy nghĩ già dặn so với tuổi. Chúng biết cách ngụy trang trên đường đến trường, biết cách tự chăm sóc cho mình, biết cách tạo ra những trò chơi cùng các con vật nuôi trong nhà khi không còn ai khác.

Ngoài tình cảm dành cho những người thân trong gia đình, Trần Đăng Khoa còn có những bài thơ viết tặng cho các nhà thơ, nhà văn - những người thầy đã dạy bảo, dẫn dắt

Trần Đăng Khoa từ những bước đi đầu tiên trên con đường nghệ thuật chông gai: Nếu chú ý một chút ta sẽ thấy rằng những bài thơ em viết tặng mỗi người rất phù hợp với phong cách sáng tác của người đó. Nhà văn Tô Hoài chuyên viết truyện về thế giới loài vật thì Trần Đăng Khoa tặng chú bài Ò ó o… với các sự vật đang háo hức đón chào ngày mới, Huy Cận sáng tác với “nỗi sầu vạn cổ” thì Trần Đăng Khoa tặng bài Nửa đêm tỉnh giấc bằng tất cả sự rung cảm, tinh tế trước những vận động, rất khẽ khàng của đất trời,… Hơn thế, Trần Đăng Khoa còn lẫy cả tên bài thơ, câu thơ, ý thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu để viết Kính tặng chú Tố Hữu, Ở nhà chú Xuân Diệu với vốn hiểu biết không trẻ con chút nào về quê hương và sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ này. Trần Đăng Khoa còn viết tặng cho bác P. Nê-ru-đa (nhà thơ Chi-lê) trong niềm xúc động khi nghe tin bác bị sát hại trong vụ đảo chính năm 1973. Trần Đăng Khoa nói lên tiếng lòng của một dân tộc Việt Nam - dân tộc liên tục bị ngoại xâm rất khao khát hòa bình. Trần Đăng Khoa đã thay mặt thiếu nhi Việt Nam để trả lời với thiếu nhi quốc tế qua bài Gửi bạn Chi-lê:

Chúng tôi chẳng sợ Mĩ đâu

Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng

3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước

3.1. Số phận của những em bé Việt Nam trong chiến tranh

Càng yêu quê hương, đất nước Việt Nam bao nhiêu thì con người Việt Nam càng căm thù giặc Mĩ bấy nhiêu. Không chỉ có người lớn mới biết yêu thương và căm thù mà trẻ con cũng thế. Lẽ ra, trong tâm hồn ngây thơ, trong trắng của những trẻ em ở lứa tuổi Trần Đăng Khoa lúc bấy giờ chỉ nên có lòng yêu thương chứ không có lòng thù hận. Khi Trần Đăng Khoa lên bảy, lên tám thì bè lũ Nhà Trắng bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Trong hoàn cảnh chiến tranh, chứng kiến những hoang tàn, đổ nát, chết chóc do chiến tranh gây ra như thế làm sao có thể không đau xót? Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa là những lời đồng cảm sâu sắc giúp chúng ta thấu hiểu được số phận và tâm hồn của những em bé Việt Nam trong chiến tranh.

Đáng lí ra, những em bé - mầm non của một đất nước - phải được nâng niu, chăm sóc và tạo mọi điều kiện để phát triển, để các em được hưởng mọi ưu ái như lời Tố Hữu luôn căn dặn những nhà văn, nhà thơ khi sáng tác cho thiếu nhi phải luôn tâm niệm một điều: “Cái gì càng ngon, càng hay, càng đẹp, càng vui thì chúng ta để dành cho các em”.

Đằng này, các em lại là những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp phải gánh chịu những hậu quả của khói lửa, đạn bom. Hậu quả trực tiếp: có biết bao sinh mạng của những người thân của các em bị bị chiến tranh cướp đi và chính các em cũng bị chiến tranh giết hại “nó thiêu cả bé chưa và được cơm” (Gửi bạn Chi-Lê). Hậu quả gián tiếp: Người lớn (ông bà, cha mẹ…) không có nhiều thời gian để chăm sóc cho con em của mình, bởi vì họ bận sản xuất, chiến đấu và nuôi bộ đội hay bất kì công việc gì góp phần bảo vệ đất nước. Thế nên, các em phải tự chăm sóc bản thân mình là chính. Cũng là một em nhỏ như bao em nhỏ khác, Trần Đăng Khoa đã nhìn thấy và xót xa về điều đó qua nhiều bài thơ trong

tập Góc sân và khoảng trời mà hình ảnh gần gũi và được nhắc khá nhiều là em gái của mình - bé Thúy Giang. Thường là mọi người trong nhà đi vắng hết, bé Giang phải ở nhà một mình. Ta có thể hình dung khuôn mặt tiu nghỉu thật tội nghiệp khi em nhìn trước, ngó sau chẳng thấy ai khác ngoài chú mèo:

Cả nhà vắng hết Chỉ còn bé Giang Bé đánh tam cúc Với con mèo hoang

(Đánh tam cúc)

Bé đã nảy ra một trò chơi với người bạn nhỏ này. Đối với mọi người, bé Giang chỉ là một em bé 4, 5 tuổi, vẫn còn rất nhỏ. Vậy mà, khi chơi với chú mèo khoang, bé lại trở thành người lớn. Bé rất biết nhường nhịn chú mèo khi nó tỏ ra nũng nịu:

À thôi mày được Bé Giang dỗ dành Mèo lè lưỡi đỏ

Liếm vào răng nanh…

Trần Đăng Khoa rất thương, rất thấu hiểu và thông cảm với bé Giang. Bản thân Trần Đăng Khoa mới ít tuổi đầu cũng đã tỏ ra là người lớn qua những lời dặn dò em:

Dặn em đừng có chơi xa

Máy bay Mĩ bắn không ra kịp hầm

Đừng ra ao cá trước sân

Đuổi con bươm bướm trượt chân ngã nhào

Đừng đi bêu nắng nhức đầu

Đừng vầy nghịch đất, mắt đau, lấm người

(Dặn em)

Những “đừng” trong lời dặn dò thể hiện thái độ quan tâm, chăm sóc của một người anh dành cho em và cũng chứng tỏ Trần Đăng Khoa phải người lớn so với tuổi của mình. Không chỉ thương mỗi bé Giang, Trần Đăng Khoa còn nhận ra xung quanh mình còn có những số phận trẻ em đồng trang lứa với mình phải chịu những bất hạnh của cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù:

Em biết lúc này giặc Mĩ đang đốt giết Những bé thơ cùng với các đồ chơi Những mái nhà cùng với tiếng chim vui

Những cánh rừng cùng với vầng trăng bạc

(Thư thơ)

Và ngay cả các con vật đồng thời là người bạn nhỏ mà các em yêu thương cũng bị bom đạn làm cho khiếp sợ mà chạy tán loạn (Sao không về Vàng ơi)

Lớn hơn tuổi không chỉ có việc nhận thức đó, Trần Đăng Khoa ý thức được nỗi cực nhọc của mẹ. Ý thức đó được thể hiện bằng hành động cụ thể, Trần Đăng Khoa đã giúp mẹ làm rất nhiều công việc: Chống hạn, bắt sâu, chọc ếch, đưa em ngủ (trong “Tiếng võng kêu”), kéo xe chở phân lót ruộng (trong “Cánh đồng làng Điền Trì”) … Khi mẹ vắng nhà, Trần Đăng Khoa giống như một cô Tấm hiền lành, đảm đang trong cổ tích bà từng kể :

Khi mẹ vắng nhà, em luộc Trần Đăng Khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng

Những gì Trần Đăng Khoa làm giúp cha mẹ thì có lẽ những em bé khác cũng thế, tất cả các em phải làm lụng vất vả và bớt phần vô tư đùa nghịch. Các em chăm ngoan như thế, nhưng khi được mẹ khen ngợi thì chẳng chịu nhận mà cứ một mực “con chưa ngoan, chưa ngoan!”. Trong những đầu óc ngây thơ ấy đã biết nghĩ rằng việc của mình làm chỉ là cỏn con, chưa thể bù đắp được những vất vả, gian lao của mẹ:

Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc

Một em bé mới 9 tuổi đầu đã biết quan sát hiện tượng (áo mẹ bạc màu, tóc mẹ cháy nắng) để nhìn ra bản chất (mẹ ngày đêm khó nhọc). Vì đâu mà các em phải sớm già dặn như thế nếu không phải vì cuộc xâm lược phục vụ cho lòng tham lam, độc ác của bọn đế quốc Mĩ? Hiện thực cuộc sống đòi hỏi các em phải như thế. Chính các em cũng hiểu được sự già dặn, khôn ngoan của mình là do đâu mà có:

Anh chớ bảo em là khôn trước tuổi Cái gì cần nhớ trước thì nhớ trước Cái gì không cần thì tạm nhớ sau

(Bọn trẻ xóm em – Hoàng Hiếu Nhân)

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, phải tự chăm sóc bản thân khiến các em sớm có ý thức hơn nhưng không vì thế mà mất đi nét hồn nhiên, ngây thơ vốn có của trẻ nhỏ. Tập thơ của Trần Đăng Khoa đã miêu tả rất sinh động những trò chơi mà chỉ có những em thiếu nhi ở vùng nông thôn mới có được. Đó là các trò chơi rất đậm chất dân gian: xỉa cá mè, mèo đuổi chuột, thả diều,… Tất cả những trò chơi ấy thường diễn ra dưới ánh trăng vàng - người bạn thân thiết của Trần Đăng Khoa.

Vẻ ngây thơ đáng yêu của các em được thể hiện qua cái nhìn hết sức ngộ nghĩnh mà người lớn không thể nào có được:

Ông trăng cười những lợi Răng chẳng chiếc nào còn

(Trăng đầu tháng)

Trăng đầu tháng khuyết và nếu từ dưới đất nhìn lên thì thấy một vài vệt đen nhô lên làm cho bé thơ liên tưởng đến lợi của con người và sau đó lại thắc mắc rất ngây ngô nhưng có lí:

Chú ơi trăng già thế Sao bà bảo trăng non?

(Trăng đầu tháng)

Có lí bởi vì mọi người gọi trăng đầu tháng là trăng non nhưng trong mắt trẻ thơ thì trăng lúc ấy trông giống như một cụ già đã rụng hết răng, chỉ còn trơ lợi mà thôi. Câu thơ hồn nhiên và nói rất đúng tâm lí của trẻ thơ. Chúng có vô số thắc mắc và mong muốn được giải đáp.

Ngoài việc thắc mắc, chúng rất hay bắt chước những hình ảnh, hành động của ai đó mà chúng trông thấy hàng ngày và đặc biệt là có cảm tình với hình ảnh, hành động đó. Hoàng Hiếu Nhân, nhà thơ trẻ cùng trang lứa với Trần Đăng Khoa, đã diễn tả lại hình ảnh chú bộ đội lúc hành quân làm cho cả nhà vô cùng thích thú vì em đã gọi lại những kỉ niệm chiến đấu một thời. Cháu bé Minh Hà thì khác. Cháu đã làm điệu bộ y hệt bà của mình khiến cho mọi người vừa ngạc nhiên vừa xúc động:

Cái chân thì khệnh khạng Tay vắt vẻo lưng cong Đầu vấp va vấp vểnh Cháu bỗng hóa bà còng

(Cháu làm bà còng)

Trần Đăng Khoa đã miêu tả chính xác hình dáng và điệu bộ của người bà qua các từ láy giàu sức gợi hình: khệnh khạng, vắt vẻo, vấp va vấp vểnh. Hình ảnh người bà được khắc họa mang dấu ấn của thời gian và chứa đựng niềm yêu thương tha thiết của tác giả.

Ở một bài thơ khác cháu bé lại tạo rất nhiều dáng điệu đáng yêu như đang được chụp ảnh:


đạn:

- Nón che kín đầu Cháu thành con ốc

- Khăn bay mái tóc Cháu hoá bướm hồng

- Váy hoa quay tít Cháu thành con ong

- Nằm giữa lòng ông Cháu là hạt thóc…

(Chụp ảnh)

Và đây nữa, sự vô tư của em nhỏ tội nghiệp, mới vài tuổi đầu đã biết thế nào là bom


- Chú này buồn cười lắm nhé

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022