- Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn.
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt được hiệu quả tốt hơn.
Do đó, bồi dưỡng là bổ sung thêm kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc. Đó là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề trong quá trình làm việc trên nền tảng tri thức đã được đào tạo.
1.2.3. Hoạt động xã hội và năng lực tổ chức hoạt động xã hội
* Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.
Các hoạt động xã hội là những hoạt động được thực hiện bởi 1 người hay 1 nhóm người mà đem lại lợi ích cho cộng đồng, cá nhân thực hiện hoạt động xã hội sẽ không được trả lương khi thực hiện những công việc này.
Các hoạt động xã hội được thực hiện để giúp đỡ bất kì 1 nhóm đối tượng nào cần sự hỗ trợ: trẻ em, người già, người khuyết tật, cộng đồng học ngoại ngữ,.. Đôi khi cũng có thể là các hoạt động bảo vệ động vật, cảnh quan, bảo tồn 1 di tích mang tính lịch sử,.
Những lợi ích hoạt động xã hội:
-Có cơ hội giúp đỡ mọi người: Đây là động lực lớn nhất để thực hiện hoạt động xã hội. Khi những hành động tuy nhỏ lại có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của những con người cần sự giúp đỡ, giúp tình nguyện viên thấy tự hào về bản thân.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Các Trường Thpt.
- Yêu Cầu Về Phẩm Chất Và Năng Lực Của Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông Và Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Hoạt Động Xã
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minhcác Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
-Thu lại được những kinh nghiệm thực tế: Giúp tình nguyện viên có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia. Đó có thể là kinh nghiệm dạy học, vẽ tranh, làm thí nghiệm khoa học, kĩ năng sơ cứu, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, truyền thông,…
-Phát triển bản thân, trau dồi kĩ năng mềm: Tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp tình nguyện viên phát triển những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao.
-Làm quen thêm bạn mới-những người có cùng đam mê nhiệt huyết: Hoạt động xã hội thường được thực hiện bởi 1 nhóm, vì thế người thực hiện sẽ có cơ hội được giao lưu học hỏi với rất nhiều tình nguyện viên từ mọi miền đất với học vấn và kinh nghiệm khác nhau.
* Năng lực tổ chức hoạt động xã hội
Năng lực: Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê biên soạn:
“1/Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
2/ Phẩmchấttâmlý và sinhlý tạochoconngườikhảnănghoànthànhmộthoạt độngnào đó vớichấtlượngcao” [25].
- Theo “Từ điển Tâm lí học”: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo hay các phẩm chất tâm lí của cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động xác định” [12].
-Theo P.ARudich: “Năng lực và tính chất tâm- sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định”. Định nghĩa này đã m rộng khái niệm năng lực bao gồm các điều kiện tâm – sinh lý chi phối các hoạt động của con người [7].
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt, tạo thành điều kiện qui định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động”. Định nghĩa này coi năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt trong một hoạt động cụ thể, tạo thành điều kiện qui định tốc độ, chiều sâu, cường độ tác động và đối tượng lao động [13].
Từ các định nghĩa trên cho thấy: Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn hoạt động đạt hiệu quả thì cá nhân thực hiện hoạt động ấy phải có những phẩm chất tâm lí nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Thực tế cho thấy những người phát triển tâm lí bình thường nào cũng có khả năng tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tối thiểu. Song trong những điều kiện như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo đó với nhịp độ khác nhau. Đặc biệt với một số hoạt động đặc thù như hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao chỉ có một số người có năng lực nhất định mới có thể đạt kết quả. Do đó, khi xét bản chất của năng lực, trước hết cần chú ý: 1/ Sự khác nhau giữa người này với người kia về hiệu quả hoạt động; 2/ Năng lực tạo điều kiện cho việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dễ dàng chứ không phải bản thân tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Từ việc phân tích các quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước, ta có thể hiểu: Năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định.
* Tổ chức hoạt động xã hội
Nói đến tổ chức hoạt động xã hội là nói đến hoạt động con người trong xã hội. Từ “tổ chức” ở đây được sử dụng với tính chất là động từ. Hoạt động xã hội tạo nên bản chất, nhân cách con người, Mác đã nói “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Trong quá trình tổ chức các hoạt động xã hội, con người mới phát triển, bộc lộ đầy đủ khả năng, trí tuệ, tư duy, đạo đức, tính cách, tìnhcảm…
Tổ chức hoạt động xã hội được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, theo nghĩa rộng nhất nó là toàn bộ hoạt động do con người thực hiện trong xã hội nhằm cải biến xã hội, con người và tư duy [1].
Tổ chức hoạt động xã hội hiểu theo nghĩa hẹp: Bao gồm những nỗ lực của tổ chức, cá nhân để thúc đẩy, cản trở hoặc điều khiển những thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường của cộng đồng.
Tổ chức hoạt động xã hội là quá trình chủ thể hoạt động lựa chọn, sắp xếp, vận dụng những tri thức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để đảm bảo sự thực hiện hoạt động xã hội đạt mục đích đã đề ra.
* Cấu trúc năng lực tổ chức hoạt động xã hội
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là một trong những năng lực thành phần của năng lực xã hội trong những thành tố cấu tạo nên năng lực chung của người học. Dựa vào các thành tựu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và các nhà khoa học ở Việt Nam, theo tác giả năng lực tổ chức hoạt động xã hội gồm có các thành phần cơ bản sau:
* Thành phần nhận thức:
Có thể nói đến một số năng lực cụ thể sau:
- Biết nghiên cứu nội dung và phương pháp tác động đến người khác.
- Biết tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và loại hình cá thể của người đó.
- Biết tìm hiểu đặc điểm quá trình và kết quả hoạt động của bản thân, nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động của mình.
* Thành phần thiết kế
Có thể nêu ra các năng lực sau:
- Biết dự kiến các hoạt động của người học.
- Biết xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy trong suốt cả một thời kỳ công tác nhất định với người học có chú ý tới triển vọng và kết quả của kế hoạch này.
- Biết thiết kế các biện pháp tác động giáo dục hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của người học.
- Biết xây dựng các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập độc lập của người học.
* Thành phần kết cấu
Được biểu hiện ở một số năng lực cơ bản sau:
- Biết lựa chọn và sắp xếp nội dung thông tin mà người học cần phải đạt được.
- Dự kiến các hoạt động của người học mà qua đó họ sẽ lĩnh hội được những thông tin cần thiết.
- Dự kiến các hoạt động và hành vi của bản thân nhà sư phạm sẽ phải như thế nào trong quá trình tác động qua lại với người học.
* Thành phần giao tiếp
Bao gồm những năng lực sau:
- Biết thiết lập mối quan hệ qua lại đúng đắn với các chủ thể khác mà nhà giáo dục cần tác động.
- Biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người lãnh đạo (theo chiều dọc) và các đồng nghiệp (theo chiều ngang) trong hệ thống giáo dục.
- Biết phối hợp hoạt động của mình với nhiệm vụ quốc gia được đề ra cho người lãnh đạo với tư cách là một công dân thực hiện nhiệm vụ đó.
* Thành phần tổ chức
Trong thành phần cũng được thể hiện ở những năng lực cơ bản sau:
- Biết tổ chức thông tin trong quá trình thông báo cho người nghe.
- Biết tổ chức các loại hoạt động của người học sao cho kết quả phù hợp với mục đích đề ra.
- Biết tổ chức hoạt động và hành vi của mình trong quá trình tác động qua lại trực tiếp với người học.
Các thành tố trên luôn thống nhất hữu cơ với nhau, chi phối lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động xã hội. Nếu thiếu một trong các thành tố thì không hình thành và phát triển được năng lực tổ chức hoạt động xã hội. Khái niệm hoạt động xã hội được xem ở góc độ hoạt động có tính chất cộng đồng.
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là sự ứng dụng tri thức về việc điều hành, sắp xếp, bố trí nguồn lực, các bộ phận làm cho có trật tự, nề nếp trong hoạt động thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ có mục đích theo cách thức, trình tự, quy tắc nhất định.
1.2.4. Năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn
* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
* Cán bộ Đoàn: Cán bộ Đoàn là cán bộ hoạt động chính trị- xã hội được Đảng giao nhiệm vụ công tác vận động thanh, thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác vận động tuyên tuyền giáo dục thanh thiếu niên theo đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn. Cán bộ Đoàn bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách; cán bộ không chuyên trách, cán bộ làm công tác Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là khả năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ của người cán bộ Đoàn TNCSHCM để vận động, thúc đẩy, cản trở hoặc điều khiển một cách hiệu quả những thay đổi về con người, xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường của cộng đồng.
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội là một trong những năng lực quan trọng thuộc hệ thống cấu trúc của Năng lực hoạt động Đoàn.
Năng lực tổ chức hoạt động xã hội giúp cán bộ Đoàn đạt được kết quả cao trong các hoạt động xã hội như vận động thanh, thiếu nhi, công tác vận động tuyên tuyền giáo dục thanh thiếu niên theo đường lối giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn trên cơ sở tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào quá trình hoạt động và đáp ứng yêu cầu của hoạt động.
1.2.5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông
Hoạt động xã hội của Đoàn thanh niên các cấp là hoạt động mang tính phong trào, đa dạng về nội dung, phương pháp, với mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực và hiểu biết mọi mặt cho thanh niên; có năng lực, tâm huyết với hoạt động Đoàn; phát huy được vai trò, thế mạnh của mình, phải năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm hay những học sinh, sinh viên gương mẫu, học giỏi, năng nổ, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức Đoàn. Đồng thời, họ phải được đào tạo chu đáo về những kỹ năng cơ bản trong công tác lãnh đạo, tổ chức các hoạt động của thanh niên, tham gia xây dựng, phản biện xã hội đối với luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước; Phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc, xây dựng Đảng, chính quyền, trong sạch, vững mạnh.
Sự thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên dưới tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ và phát triển của khoa học quản lý cũng như nhận thức xã hội làm cho những kiến thức và kỹ năng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan trong nhiều trường hợp chưa theo kịp với yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong công việc phải được bồi dưỡng thường xuyên. Đây cũng là một trong những lý do cơ bản của triết lý học tập liên tục, suốt đời trong cuộc sống hiện đại của tất cả cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân trong các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức xã hội.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm bổ sung, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn, đảm bảo cho cán bộ Đoàn đạt được các trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp và năng lực để thực hiện công tác hội một cách hiệu quả.
Mục đích của Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông nhằm bổ sung những kiến thức chuyên đề khuyết thiếu cho cán bộ Đoàn, hướng dẫn về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động xã hội của Đoàn, phát huy những năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội của bản thân để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn.
Những năng lực tổ chức hoạt động xã hộicần bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn các trường THPT gồm các nằn lực thành phần như: Năng lực tham mưu, lãnh đạo; Năng lực điều hành, quản lý; Năng lực tổ chức hoạt động; Năng lực soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề; Năng lực ứng xử, xử lý các mối quan hệ; Năng lực thuyết trình của người cán bộ Đoàn.
1.2.6. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường THPT
Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCSHCM các trường THPT là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm bổ sung, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn, đảm bảo cho cán bộ Đoàn đạt được các trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp và năng lực để thực hiện công tác hội một cách hiệu quả.
Nhà quản lý cần lập kế hoạch bồi dưỡng: Bản chất của khái niệm kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức và con đường, biện pháp, cách thức, điều kiện cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu, mục đích bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn. Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác.
Chức năng Tổ chức bồi dưỡng: là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa cán bộ quản lý với các cán bộ đoàn và giữa các cán bộ Đoàn với Đoàn viên.
Chức năng Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng: Xem chỉ đạo là một công việc của một người lãnh đạo dẫn dắt, hướng dẫn, điều chỉnh mọi liên kết, mọi hoạt động bồi dưỡng trong đơn vị để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Chức năng Kiểm tra kết quả bồi dưỡng: Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý. Thực tế muốn biết được hiệu quả của công tác bồi dưỡng
thì vấn đề không thể thiếu được đó là công tác kiểm tra của người quản lý. Tác động của kiểm tra là để uốn nắn, điều chỉnh, đánh giá và tự điều chỉnh cho một chu kỳ hoạt động.
Mục đích của quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội là nâng cao hiệu quả của việc bổ sung, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn, đảm bảo cho cán bộ Đoàn đạt được các trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp và năng lực để thực hiện công tác hội một cách hiệu quả.
1.3. Một số vấn đề cơ bản vềbồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông
1.3.1. Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn các trường trung học phổ thông
1.3.1.1. Vai trò của cán bộ Đoàn thanh niên các trường THPT
Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cơ quan lãnh đạo của Đoàn thanh niên ở mỗi cấp Đoàn là Đại hội đại biểu của cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo của mỗi cấp Đoàn là Ban chấp hành Đoàn thanh niên cùng cấp.Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ Đoàn thanh niên cùng cấp.Theo đó, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trường là cơ quan lãnh đạo của Đoàn thanh niên các trường THPT.
Cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thôngcó nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trường tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đoàn Thành phố và Nghị quyết Đại hội Đoàn trường, Đại hội Chi đoàn. Đại diện cho tổ chức Đoàn và thanh niên trên địa bàn thành phố tham gia xây dựng, phản biện xã hội giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVTN, học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ và tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh.