So Sánh Lợi Ích Giữa Các Hình Thức Ưu Đãi Của Chính Sách Kinh Tế


iii) Chính sách hỗ trợ trực tiếp

Tại Điều 8, Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ qui định: Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện; đồng thời, doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu KH&CN do ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí, chỉ phải trả tiền cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó, với mức tiền phải trả bằng 30% giá chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (2006). Hơn nữa, Bộ KH&CN đang thực hiện thí điểm hỗ trợ trực tiếp cho một số nhóm nghiên cứu có tiềm năng trong các trường đại học hợp tác nghiên cứu với các tổ chức R&D ở nước ngoài, nhằm hoàn thiện công nghệ và chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp được hỗ trợ để hình thành các bộ phận nghiên cứu, thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm để tạo ra các công nghệ mới, phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia; mức hỗ trợ được qui định tại Thông tư liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN.

Tình hình hỗ trợ trực tiếp theo Nghị định 119 đến nay đã có 95 đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ kinh phí trên tổng số 401 đăng ký. Trong đó, có 53 đề tài tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, 18 đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ hiện có và 14 đề tài nghiên cứu nhằm thay thế phụ tùng nhập khẩu, cải thiện ô nhiễm môi trường, với tổng kinh phí hỗ trợ là 91,633 tỷ đồng. Các đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp Hà Nội chiếm 50% trên tổng số các

đề tài được cấp kinh phí năm 2008 và 46,67% năm 200920; phần lớn các doanh

nghiệp được hỗ trợ từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng cho một đề tài với tỷ lệ hỗ trợ không vượt quá 30% tổng kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài.

Đối với Hà Nội: ngoài hỗ trợ trực tiếp theo Nghị định 119 nêu trên, thành phố còn hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp tham gia thiết kế các dự án, nghiên cứu các đề tài khoa học được các tổ chức có thẩm quyền công nhận thì sẽ được xem xét


20 Theo http://nafosted.gov.vn/index.php/vi/danh-sach-tai-tro/ho-tro-doanh-nghiep-119/


hỗ trợ một phần kinh phí, nhưng không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài, dự án đó; đồng thời hỗ trợ 70% kinh phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, ưu tiên cho các làng nghề theo Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội, Quyết định số 95/2009/QĐ-UBND về việc ban hành qui chế quản lý các chương trình đề tài, dự án, đề án KH&CN của thành phố Hà Nội. Hơn nữa, tại điều 9, Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND thì các doanh nghiệp được hỗ trợ 100% kinh phí nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, sản xuất các nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Tóm lại, qua phân tích ở trên, nếu xem xét hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp như một quá trình thì các ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước sẽ có tác động tới doanh nghiệp ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện ĐMCN; còn ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp thường đến sau và có ý nghĩa khi việc đầu tư đã được tiến hành và mang lại hiệu quả. Các chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (Hoàng Xuân Long, 2011), đồng thời nó cũng xuất hiện những lợi ích khác nhau giữa doanh nghiệp và Nhà nước thể hiện ở Bảng 4.6:

Bảng 4.6: So sánh lợi ích giữa các hình thức ưu đãi của chính sách kinh tế


Các bên

Thuế

Tín dụng

Hỗ trợ trực tiếp

Nhà nước

- Không phải ứng trước kinh phí

- Gắn với hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp

- Phải ứng kinh phí trước (có rủi ro)

- Thu hồi sau một

khoảng thời gian

- Phải ứng trước kinh phí

- Thu hồi không đáng

kể hoặc không thu hồi

Doanh nghiệp

- Được trả sau

- Số lượng ưu đãi bị hạn chế theo kết quả

- Được kinh phí trước

- Chủ động huy động các nguồn vốn vay

- Được kinh phí trước

- Được cấp tiền trực tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ [39]

Nhìn chung, các qui định để được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp được doanh nghiệp đánh giá còn phức tạp, hiệu lực thi hành một số văn bản pháp luật trên thực tế chưa được đảm bảo nên chưa thực sự đem lại hiệu quả tích


cực như doanh nghiệp mong muốn (Dương Thị Ninh, 2007; Nguyễn Việt Hòa, 2011). Hơn nữa, theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, chính sách kinh tế của Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp đầu từ ĐMCN (xem tiêu chí PH3.1, mục 4.3.1.3).

4.2.2.3. Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

(i) Chính sách đào tạo

Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nghị quyết 22/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ- CP trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đối tượng áp dụng và các hoạt động trợ giúp được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Thông tư liên tịch này. Nội dung chi và mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 87/2001/TT-BTC, Thông tư số 120/2007/TT-BTC, Thông tư số 51/2008/TT-BTC, Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản và các tài liệu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; hỗ trợ 100% kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương, đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo; hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp do các Bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội thực hiện. Bên cạnh đó, địa phương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương; hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ của địa phương.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện các mục tiêu phát triển


kinh tế, xã hội: Quyết định 1231/QĐ-TTg (7/9/2012) về kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015 (nhóm giải pháp 4: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); Quyết định số 677/QĐ-TTg (10/5/2011) về việc phê duyệt chương trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020, theo đó đến năm 2015 có khoảng 30.000 và đến năm 2020 có khoảng 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới, v.v.

Đối với Hà Nội: nhằm khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, Hà Nội đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để khắc phục những điểm yếu trên bằng các khóa đào tạo ngắn hạn.

- Quyết định số 4635/QĐ-UBND (19/11/2007) về việc phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí chương trình đào tạo thí điểm giám đốc điều hành cho doanh nghiệp, Quyết định số 5629/QĐ-UBND (12/11/2010) về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Hà Nội đã hỗ trợ các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, lớp quản trị doanh nghiệp, lớp giám đốc điều hành, trong đó có đào tạo về quản trị công nghệ doanh nghiệp; định mức kinh phí theo hướng dẫn của Thông tư 09/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Hà Nội hỗ trợ kinh phí đào tạo, thu hút các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học đầu ngành tham gia sự nghiệp phát triển Thủ đô theo Quyết định 48/2007/QĐ- UBND, Quyết định số 91/2009/QĐ-UB; đồng thời hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề, phát triển nghề, nâng cao trình độ lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất ở các làng nghề theo Quyết định số 22/2008/QĐ-UB, hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh các sản phẩm công nghiệp chủ lực tại Điều 8, Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND.

(ii) Chính sách thông tin, tuyên truyền

Hiện nay, chính sách thông tin, tuyên truyền nói chung, thông tin tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nói riêng thông qua các phương tiện truyền thông như trên ti vi, đài, báo giấy, các tổ chức xã hội, đặc biệt trên các trang web: www.clst.ac.vn, www.techmartvietnam.com.vn, www.vistco.com, www.vista.vn,


www.truyenthongkhoahoc.vn và các trang web của Chính phủ/bộ/ban ngành đã đem lại những những tác động tích cực. Cùng với đó, Nhà nước đã ban hành một số chính sách cụ thể như: Chỉ thị 03/2003/CT-BKH&CN về tuyên truyền phổ biến pháp luật về KH&CN; nhóm giải pháp 6, Quyết định 1231/QĐ-TTg về cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN qui định về giải thưởng chất lượng quốc gia; Quyết định 1638/QĐ-BKHCN (8/6/2011) về quy chế xét tặng Giải thưởng báo chí về KH&CN nhằm nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế, xã hội, v.v.

Đối với Hà Nội: thành phố ban hành chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tham gia hội chợ triển lãm theo điều 2, Quyết định số 22/2008/QĐ-UB về hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề; đồng thời thành phố hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về cơ chế phát triển sạch theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, theo đó thành phố hỗ trợ giá cho các sản phẩm của dự án phát triển sạch theo quy định của pháp luật. Đặc biệt thành phố đã ban hành chính sách phổ biết áp dụng và ĐMCN trong doanh nghiệp theo mục e, dự án 3 của Quyết định 6374/QĐ-UB (27/12/2010); qua đó, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp trình diễn công nghệ, phổ biến các mô hình ĐMCN, cung cấp thông tin, quảng bá các mô hình ĐMCN hàng năm trên mạng internet, trên truyền hình, v.v. Ngoài ra, thành phố ban hành Quy chế xét thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội theo Quyết định số 58/2001/ QĐ- UB; Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND (13/7/2008) về việc hành Quy định tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghệ trên địa bàn.

Như vậy, chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền ở trên mới hướng tới các hoạt động KH&CN nói chung và chưa nhấn mạnh đến hoạt động đào tạo, thông tin, tuyên truyền cho ĐMCN của dooanh nghiệp, nên hiệu quả đem lại chưa cao (Trần Ngọc Ca, 2011). Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mặc dù


nhận biết được các chính sách nhằm thúc đẩy ĐMCN tương đối cao nhưng hiểu và vận dụng được chính sách còn hạn chế (xem tiêu chí HL1.1, mục 4.3.1.1), nên chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả chính sách, thể hiện rõ nhất là hiện nay rất ít doanh nghiệp có khả năng tiến hành các hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp, mà đa phần phải tiếp nhận công nghệ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

4.3. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ

4.3.1. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ theo các nhóm tiêu chí

4.3.1.1. Đánh giá hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ

Hiệu lực của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được mô tả trong mục 2.2.5.2 chương 2. Qua đó, hiệu lực của chính sách được đánh giá thông qua các tiêu chí: (i) tiêu chí HL1.1: khả năng nhận biết chính sách nhà nước về ĐMCN của doanh nghiệp, (ii) tiêu chí HL1.2: nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải đầu tư ĐMCN, (iii) tiêu chí HL1.3: mức đầu tư cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trong ba năm gần đây.

(i) Tiêu chí HL1.1: Khả năng nhận biết chính sách nhà nước về ĐMCN của doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh được xử lý bằng phần mềm SPSS 16, khả năng nhận biết của các doanh nghiệp về chính sách ĐMCN được thể hiện ở Bảng 4.7. Kết quả như sau:

- Thứ nhất, có 90,8% doanh nghiệp nhận biết được các văn bản qui phạm pháp luật ban hành thông qua các kênh khác nhau (trang web Chính phủ/bộ/ngành/địa phương là 52,1%; tivi/đài/báo giấy là 47,9%; hội thảo/hội nghị/triển lãm là 34,5%; các tổ chức hỗ chức hỗ trợ pháp lý, thông tin 39,1%; các kênh tiếp cận khác như tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp là 35,3%).


Bảng 4.7: Khả năng nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội khi chính sách ĐMCN ban hành

TT

Khả năng nhận biết của DN về chính sách

ĐMCN thông qua các kênh tiếp cận

Điểm trung

bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

1

Nhận biết về chính sách nhà nước về

ĐMCN được ban hành

.9076

.29087

2

Thời gian tiếp cận

2.9580

1.60188

3

Kênh tiếp cận từ trang web của Chính

phủ/bộ/ngành/địa phương

.5210

.50167

4

Kênh tiếp cận thông qua ti vi/đài/báo giấy

.4790

.50167

5

Kênh tiếp cận thông qua hội thảo/hội

nghị/triển lãm

.3445

.47723

6

Kênh tiếp cận thông qua tổ chức hỗ trợ

pháp lý/thông tin

.3193

.46819

7

Các kênh tiếp cận khác

.3529

.47991

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

- Thứ hai, thời gian tiếp cận tính chung cho tất cả doanh nghiệp trên địa bàn ở mức trung bình (điểm trung bình 2.9580); trong đó, có 17,6% doanh nghiệp tiếp cận thông tin rất nhanh, 30,3% nhanh, 15,1% trung bình, 13,4% chậm và 14,3% doanh nghiệp tiếp cận thông tin rất chậm.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhận biết được các văn bản pháp luật về ĐMCN ở mức độ cao (90,8%) nhưng hiểu và vận dụng được nội dung của các văn bản pháp luật này thì còn nhiều hạn chế (Bảng 4.8).

Bảng 4.8: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về nội dung chính sách liên quan tới ĐMCN

TT

Mức độ nhận biết về nội dung chính sách

ĐMCN

Điểm trung

bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

1

Nhận biết nội dung về ưu đãi thuế

2.9916

.95221

2

Nhận biết nội dung về ưu tín dụng

2.8151

.88266

3

Nhận biết nội dung về hỗ trợ trực tiếp

2.6639

.81591

4

Nhận biết nội dung về hỗ trợ đào tạo

2.5126

.72329

5

Nhận biết nội dung về hỗ trợ phát triển thị

trường công nghệ

2.5462

.87088

6

Nhận biết nội dung các ưu đãi chung thúc

đẩy doanh nghiệp ĐMCN

2.8908

.86151

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)


- Đối với việc nhận biết nội dung về ưu đãi thuế cho ĐMCN (Hình 4.7): có 4,2% doanh nghiệp không biết nội dung, 24,37% biết nhưng không rõ nội dung, 47,9% biết rõ nội dung nhưng không sử dụng được, 15,13% biết rõ nội dung, sử dụng được nhưng ít, chỉ có 8,4% doanh nghiệp biết rõ nội dung và thường xuyên sử dụng (điểm số trung bình là 2.9916).

Hình 4 7 Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 1

Hình 4.7: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về nội dung ưu đãi thuế cho ĐMCN

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

- Đối với việc nhận biết nội dung về ưu đãi tín dụng cho ĐMCN (Hình 4.8): có 2,52% doanh nghiệp không biết nội dung, 38,66% biết nhưng không rõ nội dung, 36,97% biết rõ nội dung nhưng không sử dụng được, 18,49% biết rõ nội dung, sử dụng được nhưng ít, chỉ có 3,36% doanh nghiệp biết rõ nội dung và thường xuyên sử dụng (điểm số trung bình là 2.8151).

Hình 4 8 Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 2

Hình 4.8: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về nội dung ưu đãi tín dụng cho ĐMCN

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022