SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh đã cung cấp thông tin về tình hình trẻ mồ côi và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi tại Hà Nội [28].
Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng về “ Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua” đã phân tích thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam và các chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi và một số biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi ở nước ta hiện nay [10].
Cũng trong một chuyên đề của tác giả Vũ Kim Hoa về “ chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế” [9]. Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ được thực tế tình trạng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa , các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng và gặp nhiều nguy hiểm khi các em phải sống lang thang. Cũng trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày cụ thể về các mô hình gia đình chăm sóc trẻ thay thế ở trên thế giới và ở Việt Nam. Song song với những thuận lợi của mô hình chăm sóc thay thế đó là những hạn chế và hướng khắc phục những hạn chế đó.
Trong nghiên cứu “ Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn đến 2010” của Cục Bảo trợ xã hội [6]. Đây là một đề tài lớn, khái quát toàn bộ hệ thống hoạt động và chính sách đối với các cơ sở trợ giúp xã hội trên cả nước. Nghiên cứu đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo trợ xã hội tại Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối tượng trong các cơ sở tập trung hiện nay.
Các nguồn tài liệu nêu trên đã đề cập đến quyền trẻ em, nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tác giả cũng tiến hành tìm hiểu các đề tài liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như:
Trong công trình nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh” [29], tác giả Phan Thị Mộng Thủy đã xây dựng cơ sở lý luận của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và thực trạng
chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non như tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của đội ngũ GV; tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tác giả Huỳnh Thị Thái Hằng, khi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” [11], tác giả đã đề cập đến các vấn đề như khái niệm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; vấn đề quản lý nội dung, phương pháp giáo dục trẻ mầm non. Tác giả đã xác định các nội dung công tác quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ; chỉ đạo chăm sóc, giáo dục trẻ và kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bao gồm đội ngũ GV, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non trong chăm sóc, giáo dục trẻ, luận văn đưa ra các giải pháp về nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về chăm sóc, giáo dục trẻ; về kinh phí, cơ sở vật chất trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Tác giả Lê Thị Thái Hạnh với công trình “Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long” [12], đã xác định nội dung của công tác quản lý trường mầm non trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bao gồm các khía cạnh cơ bản như: nguyên tắc quản lý trường mầm non; phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý, công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, và công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ GV.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 2
- Tầm Quan Trọng Của Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
- Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Như vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đề xuất các biện pháp để quản lý tốt hoạt động này. Tuy nhiên, còn rất ít công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trung tâm Bảo trợ xã hội cụ thể. Chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
- Quản lý:
Quản lý được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo Trần Kiểm “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [16, tr.28].
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [26, tr.34].
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý theo cơ chế quản lý nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo cho tổ chức ổn định, phát triển lâu dài.
- Quản lý giáo dục:
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì "quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra" [15, tr.114-115].
Theo Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý nhà nước về giáo dục "là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt
động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) do các cơ quan có trách nhiệm về quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước" [17, tr.6].
Như vậy, Quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý tiến hành những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật ở các cấp khác nhau lên các đối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện những mục tiêu dự kiến.
1.2.2. Trẻ em
Trong các công trình nghiên cứu, khái niệm trẻ em được nhìn nhận một cách đa chiều, có thể dưới góc độ triết học, xã hội học, tâm lý học hay luật học,... tuy nhiên, tùy theo sự tiếp cận khác nhau về trẻ em mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau.
Dưới góc độ triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội. Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xã hội. Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Dưới góc độ xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn. Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn.
Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ một thời kỳ phát triển của một thế hệ người, trẻ em bao gồm các độ tuổi từ lọt lòng đến 12, 18 tuổi.
Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là “mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn hiệp ước này” [5].
Luật số 25/2004/QH11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [21] và Luật số 102/2016/QH13 (Luật trẻ em) của Quốc hội quy định tại điều 1, trẻ em “Là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [21].
Trong nghiên cứu này, để đáp ứng nhu cầu hội nhập đề tài lựa chọn khái niệm trẻ em theo Luật số 102/2016/QH13 (Luật trẻ em) của Quốc hội.
Vậy, có thể hiểu: Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý-nhân cách con người, là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn.
1.2.3. Chăm sóc, giáo dục trẻ
Chăm sóc, giáo dục là hai hoạt động cơ bản đối với trẻ, thông qua hai hoạt động này, trẻ được tạo điều kiện phát triển về mặt tinh thần và thể chất, được đảm bảo an toàn, trẻ được giáo dục để hình thành những phẩm chất, năng lực và những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống.
- Chăm sóc trẻ:
Theo Lê Thị Thu Ba, “hoạt động chăm sóc bao gồm rất nhiều những hành động khác nhau với những kết quả cụ thể khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu chung: đảm bảo cho trẻ an toàn và phát triển bình thường về mặt thể chất và tâm lý. Hoạt động chăm sóc trẻ thường được gọi là nuôi, bao gồm: giữ cho trẻ an toàn, cho trẻ ăn, uống, làm vệ sinh, giúp trẻ sống hợp vệ sinh...” [4, tr.20].
Như vậy, chăm sóc trẻ là những hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của trẻ. Hoạt động chăm sóc trẻ cần đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, phòng ở, chế độ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ an toàn, thoải mái về tâm lí, phát triển thể chất, trải nghiệm để có kỹ năng sống. Chăm sóc còn được hiểu là hoạt động nuôi trẻ, trong đó chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ ăn, uống sạch sẽ, vệ sinh. Nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ:
+ Giáo dục (Theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người (dẫn theo [8, tr.15]).
+ Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực. Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi (dẫn theo [8, tr.15]).
Như vậy, Giáo dục trẻ là quá trình hình thành ở trẻ niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội.
1.2.4. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đứa trẻ cần được chăm sóc để phát triển tốt về mặt thể lực, đồng thời cần được giáo dục để phát triển toàn diện về nhân cách. Do đó, có thể hiểu: Chăm sóc, giáo dục trẻ là quá trình tác động đến trẻ đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường về thể chất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển nhân cách.
Mục đích của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là nhằm đem lại sự an toàn cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển bình thường về tâm lý, thể chất; giáo dục trẻ về những kỹ năng sống cần thiết; giúp trẻ định hướng nghề nghiệp để trẻ thích nghi và hòa nhập với cộng đồng.
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có nội dung cụ thể và phương pháp tác động phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của từng lứa tuổi.
Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là quá trình tác động của nhà giáo dục đến trẻ, giúp cho sự phát triển thể chất và tâm lý, nhận thức, cảm xúc và hành động của trẻ diễn ra một cách thuận lợi, chuẩn bị tốt cho việc trẻ có thể học tập tốt ở các bậc học sau này.
1.2.5. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Từ các khái niệm quản lý, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã nêu ở trên, có thể hiểu. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là sự tác động có chủ đích của nhà quản lí lên hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua các chức năng:
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình quản lý.
1.3. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
- Chức năng:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí; Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội và cộng đồng.
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận và quản lý chăm sóc các đối tượng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Giới thiệu trẻ em làm con nuôi đối với người Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tổ chức các hoạt động chăm sóc về sức khỏe, chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ, tổ chức lao động sản xuất; trợ giúp trẻ trong các hoạt động tự quản, học tập, thể thao rèn luyện sức khỏe và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
+ Tổ chức dạy nghề và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ. Phối hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn để đưa trẻ đến trường học văn hóa nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và nhân cách; tổ chức mai táng khi chết đối với các đối tượng được cấp kinh phí mai táng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với trẻ đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội để tái hòa nhập cộng đồng hoặc về với gia đình trẻ; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương.
+ Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, trị liệu tâm lý và cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng. Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội các cấp; tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ chăm sóc đối tượng tại gia đình. Trợ giúp gia đình và tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của pháp luật.
- Đối với Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh: Chủ thể quản lý - Giám đốc và Phó giám đốc TT; Đối tượng quản lý là hoạt động của Phòng giáo dục - tư vấn; Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của Phòng giáo dục
- tư vấn và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực. Quá trình quản lý hoạt động của Phòng giáo dục - tư vấn diễn ra trong môi trường Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh với đầy đủ các yếu tố bên trong: nhân sự, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất… và các yếu tố bên ngoài: cộng đồng, chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương…
1.3.2. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
1.3.2.1. Đặc điểm về trẻ được chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
- Hoàn cảnh và cuộc sống của trẻ ở Trung tâm:
+ Hoàn cảnh của trẻ:
Trẻ được chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh có đặc điểm là trẻ dưới 16 tuổi, trẻ không có nguồn nuôi dưỡng vì trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa và chưa có người nhận làm con nuôi. Có những trẻ mồ côi cả cha và mẹ hoặc người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật, có những trẻ trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện