Quan Niệm Về Đặc Điểm Của Nhân Vật

niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.

Trong Từ điển văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hân, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”.[11] Với định nghĩa này, khái niệm nhân vật bị thu hẹp lại, bởi ngoài con người thì đồ vật, các lực lượng siêu nhiên, cỏ cây hoa lá… cũng có thể là nhân vật.

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1999 cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho đặc điểm giống con người… ”.[2] Còn cuốn Từ điển văn học Nxb Khoa học lại cho rằng: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”.[55] Đây là định nghĩa tương đối toàn diện về văn học. Theo định nghĩa này, nhân vật được nhìn nhận trong mối quan hệ với các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức, từ vai trò, chức năng của nhân vật đến các quan hệ của nhân vật

với các yếu tố hình thức trong tác phẩm văn học.

Qua đó, có thể nói rằng, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng mơ ước khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình. Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của chính bản thân mình về con người. Bản thân nhà văn Tô Hoài cũng cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Sổ tay viết văn – NXB Tác phẩm mới, H. 1977). Mỗi một nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời sống, tuỳ theo quan niệm của mình mà có những kiểu nhân vật riêng.

1.1.2. Quan niệm về đặc điểm của nhân vật

Đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm, nhưng cái ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Tiếp cận một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã rất có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Qua nhân vật nhà văn giãi bày những tư tưởng, những suy nghĩ, tình cảm, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Văn học chỉ có thể là “tấm gương phản chiếu đời sống” thông qua phương tiện chủ yếu của nó chính là nhân vật.

Sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học chính là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” và: “Nhân vật văn

học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [11, 198]. Cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên cũng cho rằng: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách...” [10,126]. Cả hai quan niệm trên đều thống nhất một phương diện rằng, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người và tất yếu sẽ mang tính chất hư cấu. Nhà văn có thể tạo ra nhân vật là những con người cụ thể, có tên hoặc không tên; nhưng cũng có thể tạo ra những sự vật, loài vật, đồ vật. mang những bóng dáng khác nhau của con người. Như vậy, nhân vật là yếu tố thuộc về nội dung tác phẩm, nó giúp tác giả miêu tả khái quát các loại tính cách trong xã hội, cũng là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa cho nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực bộn bề của đời sống, từ đó đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Để làm được điều đó, các tác giả cũng sẽ phải sử dụng hiệu quả những yếu tố thuộc về hình thức tác phẩm nhằm miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý hay ngôn ngữ cho nhân vật. Vì vậy, nhân vật có sự chi phối lớn tới các phương diện khác của tác phẩm như cốt truyện, kết cấu, chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật”.

Nếu như tiểu thuyết “chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó” thì truyện ngắn lại “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [11, 304]. Vì thế, số lượng các nhân vật trong truyện ngắn là không nhiều. Và “nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy” [11, 304].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cũng từ những quan điểm như trên, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khi bàn về nhân vật của truyện ngắn có cho rằng: “Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn tuy có cùng một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng một bên thì theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận, còn một bên thì sử dụng nó, có nghĩa là vào lúc cần thiết nhất bắt nó hiện lên rõ ràng ” [61, 110]. Như vậy, nhân vật trong truyện ngắn sẽ thường gắn với một hay một vài biến cố, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách ở một giai đọan nào đó của cuộc đời, từ đó thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội mà nhà văn muốn truyền đạt. Nói cách khác, trong truyện ngắn, nhân vật thường hiện lên ở những khoảnh khắc đặc biệt nhất, sâu sắc nhất của đường đời và được nhà văn tập trung tạo dựng với những ấn tượng mạnh mẽ.

1.2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 3

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật được cho là: “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [11, 222]. Như thế, quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng chính là cách nhìn, cách hiểu của nhà văn đó về cuộc đời, về con người mà họ đã thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Đây được xem như điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả văn học.

Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân, chúng tôi cố gắng không chỉ đưa ra các luận điểm, mô tả đặc trưng quan niệm của nhà văn mà xin góp phần bước đầu chỉ ra những quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa các đặc điểm ấy.

1.2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người

Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học

nói chung. Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác pham của mình” [57, 42]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học, hay cũng chính là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật. Nó chịu ảnh hưởng lớn của lịch sử, xã hội, văn hóa và mang dấu ấn sáng tạo của cá tính người nghệ sĩ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con nhiều cháu với tất cả nỗi éo le, thăng trầm của cuộc đời, lại ngụ tại một ngôi làng hội tụ gần như đầy đủ các bình diện khác nhau của một xã hội thu nhỏ, đất nửa thành thị, nửa nông thôn, chàng trai - nghệ sĩ Kim Lân ấy đã sớm có điều kiện để cảm nhận, khám phá, rồi thể hiện trên trang sách tất cả những day dứt của bản thân về con người trong cuộc sống. Trên hành trình khám phá ấy, nhà văn đã tập trung tạo dựng được một thế giới nhân vật khá phong phú. Nếu coi nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học thì qua các tác phẩm của ông, bạn đọc dễ dàng nhận ra cái tâm nguyện của nhà văn trong việc khám phá con người.

Trong một buổi phỏng vấn nhà văn, nhà báo Hồng Thanh Quang có trao đổi với ông về con đường nên theo và có lợi cho sự phát triển của thiên chức văn học, Kim Lân đã không ngần ngại mà trả lời rằng: “Nếu mà gọi là chọn con đường nào cho văn học từ xưa tới nay nó cũng chỉ có một con đường: Con đường vì con người, vì đời sống, vì tình thương yêu” [71]. Với ông, cũng như bao nghệ sĩ khác, con người là đích đến cuối cùng của nghệ thuật, con người gắn với cuộc đời trần thế nhất, gắn với tình yêu thương, gắn với hầu hết mọi mối quan hệ của đời sống, từ quan hệ với thiên nhiên đến quan hệ với con vật nuôi, và đặc biệt là quan hệ với chính con người.

Thế giới nhân vật của Kim Lân là thế giới của những người nông dân thuần phác. Viết về họ, nhà văn cũng để họ đắm mình trong một không gian

sống đậm chất nhà nông như chính con người họ vậy. Đó là cái không gian hài hòa của những bờ tre mái rạ, những rặng cau, bụi chuối, cánh đồng. Kim Lân không viết nhiều về thiên nhiên, không đi sâu và có những trang văn để đời về việc miêu tả cảnh, nhưng không vì thế mà tác phẩm của ông đơn điệu, nhàm chán. Đan cài trong từng câu chuyện kể, nhà văn đã có những nét phác họa khá tinh tế về cảnh sắc đậm chất làng quê. Bức tranh cảnh vật làng quê trong truyện của ông luôn được đan cài cùng với những hành động hay tâm trạng, nỗi niềm của các nhân vật. Trong Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật, nhà văn đã khéo léo tạo dựng những khung nền cho sự xuất hiện hay nỗi niềm tâm sự của các nhân vật bằng những cảnh thiên nhiên thơ mộng mà hữu tình. Đó là không gian cho sự xuất hiện của Đức Thái Tông Trần Cảnh trong khu rừng Cổ Pháp: “Trời mới lập thu, khí tiết mát mẻ dễ chịu, không còn cái oi bức chết trâu của mùa hạ. Tầng cao xanh ngất, thoáng điểm những sợi mây trắng như bông, lững thững trôi từ phương này sang phương khác. Nắng vàng rực rỡ trùm lên rừng cây, nhóng nhánh sáng ngời như giát ngọc. Từng ngọn gió lướt qua, cả rừng cây lao xao lên những tiếng vui tai. Bản đàn tự nhiên ấy mỗi lần rung lên lại trút xuống những chiếc lá chớm già, phấp phới bay như đàn bướm vàng nô rỡn. Cảnh vật vui tươi, hớn hở tựa hồ chào đón đấng chí tôn” [27, 77]. Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầy thơ mộng của hai nhân vật, nhà văn đã tạo dựng một bức tranh thu dường như không hề phảng phất nét buồn muôn thuở. Cái tâm thế của chàng trai - Đức Thái Tông Trần Cảnh - “thấy một nỗi gì như mỉa mai day dứt” khi đi săn đúng nơi quê hương của người yêu dấu như sẽ dần bị cái khung cảnh thu rực rỡ, hớn hở kia lấn lướt, bao choán, để rồi khi gặp một con bạch trĩ, chàng đã thực sự bị cuốn vào một cuộc kiếm tìm mới, tình yêu với cô thôn nữ đầy thơ mộng.. Nhưng cũng chính trong truyện ngắn này, nhà văn lại tạo dựng những khung cảnh thiên nhiên khác, chuyển chở đầy nỗi niềm cho nhân vật: “Mặt trăng hạ tuần đã nhô khỏi rừng cây phía trước. Ánh sáng chênh chếch xiên qua phên nứa

đan mắt cáo giãi từng ô sáng vuông nhỏ trên nền nhà. Tần lẩm bẩm: “Hai mươi giấc tốt. Hai mốt nửa đêm”.... Rừng cây mờ sương trắng ngủ kĩ dưới ánh trăng xanh dịu, mơ hồ. Gió rì rào trong lá, và côn trùng rên rỉ dưới cỏ đưa lên họa thành một bản đàn ảo não như than vãn chuyện đời dâu bể. Từng lúc, tiếng cú vang lên giữa cái u tịch canh khuya như điềm gở. Vẻ huyền bí ngàn đời càng thêm sâu nặng” [27,78]. Một cảnh thiên nhiên vừa làm nền cho không gian sống của nhân vật, vừa chất chứa bao tâm trạng, nỗi niềm. Cái tĩnh lặng của đêm, cái mỏi mòn của cây cỏ hay cũng chính là lẻ loi của người đàn bà trắc trở chuyện tình duyên.

Thế giới nhân vật của truyện ngắn Kim Lân không chỉ sống hòa mình cùng thiên nhiên tạo vật mà còn tự bộc lộ mình là những người yêu cái khung cảnh thiên nhiên ấy. Một nhà văn của những thú “phong lưu đồng ruộng” hẳn không thể bỏ qua một thú chơi tao nhã của người dân quê xưa: chơi cây cảnh. Trong truyện Con Mã Mái, Kim Lân đã miêu tả vườn cây cảnh của ông Cả Chuẩn một cách tỉ mỉ, tường tận. Mặc dù không gian rất nhỏ hẹp nhưng vì yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh mà ông Cả Chuẩn đã cố bày biện nó cho ra vẻ một cái vườn cảnh: “Giàn thiên lý, chính giữa, thấp lè tè, cành lá xum xuê che chiếc bể cạn thả cá vàng và bốn chậu lan đặt trên đôn sứ cũ kỹ, sứt mẻ: hai chậu Bạch ngọc và hai chậu Nhất điểm. Trong bể, kê một hòn non bộ sần sùi, gân guốc; cỏ tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu bí mật đối với bọn người sành bé nhỏ, đặt theo điển tích. Nào chùa, nào tháp, cầu, quán, chênh vênh hiểm trở, nào ngư, tiều, canh, độc; nào cầm, kì, thi, tửu; nào Bá Nha ngộ Tử Kì, nào Sào Phủ tẩy nhĩ... Tất cả ngụ một vẻ an nhàn thư thái, gác đường danh lợi ra ngoài như thời Nghiêu Thuấn. Che tất cả hòn non bộ là một cái tán si. Gốc si xù xì, thân uốn éo theo một kiểu nhất định” [27, 49]. Và một Cả Chuẩn đã say mê, hào hứng kể cho mọi người nghe về thú chơi, niềm đam mê thiên nhiên, cây cảnh của mình: “Những người sành này tôi gửi mua tận chợ Đồng Xuân ngoài Hà Nội, toàn là sứ Tàu cả; lại còn cây si này nữa.

Ông thử để ý ngắm kỹ mà xem: kiểu long cuốn thủy đấy!... Này nhé, cái gốc là cái đầu vục xuống uống nước này. Hai vấu này là hai con mắt này. Cái thân uốn éo như hình con rồng cuộn khúc này. Cái tán ở trên xòe là cái đuôi này. Còn cây nhỏ dưới gốc là cây tử này. Chơi cây phải có mẫu, có tử mới không sái, ông ạ!”[27,49].

Không chỉ có tình cảm với thiên nhiên cây cỏ, con người trong sáng tác của Kim Lân còn có tình cảm đặc biệt với những con thú, vật nuôi trong nhà. Miêu tả tình cảm của con người với con vật không phải là điều gì đó mới mẻ, song miêu tả tình yêu thương với những con vật nuôi dân dã, gần gũi xung quanh đời sống ngày thường, lại với một tần suất như Kim Lân thì quả không nhiều cho lắm. Nhà văn có thể dựng những câu chuyện chỉ từ những lát cắt đời sống đơn giản như tình yêu thương với những con gà (Con Mã Mái), con chim bồ câu (Đôi chim thành), con chó (Con chó xấu xí). Cái tình của những con người - nhân vật - với chúng quả là hiếm gặp, ngay cả ngoài cuộc đời chứ không nói đến trên trang sách. Đọc những dòng cuối của câu chuyện Đôi chim thành, trải nghiệm cảm xúc của nhân vật Trưởng Thuận mới thấy ông yêu quý đàn chim của mình cỡ nào. Vì nể bạn, ông đã thả đàn chim trong tiết trời không lấy gì làm đẹp cho lắm. Rồi mưa giông, rồi đàn chim trôi mất, rồi ông ốm “lử đử sốt đã năm hôm nay”. Đâu phải chỉ vì đày nắng suốt ngày như cái nhìn của bà Trưởng, ấy là vì “ông tiếc đàn chim lắm, nhất là đôi chim thành”, là vì chúng là bạn, cũng là niềm kiêu hãnh, là gan ruột của ông. Và khi đàn chim trở về, ông như giải tỏa hết muộn phiền, hết cả bệnh tật, cuộc sống của ông như lại thấy hồ hởi, sung sướng đến nhường nào:

“Cu Tạm mừng rỡ, cuống quýt, gọi;

- Thầy ơi, đôi chim thành đã về!

Ông Trưởng đang rên hừ hừ, vùng trở dậy, run lẩy bẩy chạy ra sân, miệng hỏi:

- Đâu! Thật không?

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí