Thực Trạng Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục Ở Tỉnh Ninh Thuận‌

Qua Đại hội giáo dục, các quan điểm của Đảng về giáo dục-đào tạo đã đến với từng người dân ngay tại phường, xã. Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo được khơi dậy và phát huy, nhà trường thực sự gắn liền với địa phương, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, của nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nguồn động lực cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Đại hội giáo dục các cấp là một hình thức "thể chế hóa". Thể chế hóa về mặt tổ chức là một Đại hội toàn dân, nó đại diện cho các nguyện vọng, nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, mọi cơ quan và tổ chức xã hội, tập trung ý chí và trí tuệ của cả cộng đồng, tập hợp sức mạnh của quần chúng thành tổ chức. Hội đồng giáo dục cơ sở là một hình thức thể chế hóa về mặt tổ chức do Đại hội giáo dục bầu ra. Ngoài ra còn các tổ chức khác hoạt động cho giáo dục cũng trong phạm vi thể chế hóa này. Thể chế hóa về mặt luật pháp văn bản là hệ thống các nghị quyết của Đại hội. Những Nghị quyết đó sẽ biến thành chủ trương, Nghị quyết của Đảng, của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Chỉ thị của ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Như vậy là ý nguyện của toàn dân được đảm bảo bằng những văn bản pháp lý, tạo cơ sở pháp lý cho XHHHĐGD. Ngoài ra những cam kết, thỏa thuận, hợp đồng.v.v.cũng là sự thể chế hóa về mặt pháp luật.

Đại hội giáo dục các cấp là diễn đàn để nhân dân tham gia xây dựng giáo dục với tất cả tình cảm, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ. Để đạt được yêu cầu trên, quá trình tổ chức Đại hội phải thật sự :

- Làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của giáo dục- đào tạo đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất mfớc,vổi tương lai hạnh phúc của mỗi con người, mỗi cộng đồng. Quán triệt được các quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục - đào tạo, đánh giá đúng mức thực trạng giáo dục - đào tạo của địa phương, tìm ra những ưu điểm để phát huy, những tồn tại để khắc phục. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng phát triển giáo dục, làm cho giáo dục - đào tạo thực sự là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực sự là quốc sách hàng đầu.

- Xây dựng được mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục - đào tạo của địa phương phù hợp với ngành và tình hình kinh tế xã hội của địa phương, đề ra được chương trình hành động với các mục tiêu cụ thể tập trung vào các vấn đề then chốt.

- Xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi bằng việc xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các đơn vị, từng gia đình,từng người dân đối với mục tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương.

- Tạo thêm nguồn đầu tư cho giáo dục, xây dựng " kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" trong học đường, tạo mối gắn bó 3 lực lượng giáo dục nhà trường-gia đình- xã hội.

- Củng cố Hội đồng giáo dục, đảm bảo đủ uy tín, năng lực tham mưu cho cấp ủy Đảng, HĐND,UBND về công tác giáo dục .

Con đường để thực hiện XHHHĐGD sẽ gặp nhiều rào cản(kinh tế kiệt quệ do thiên tai, dân trí thấp, những tiêu cực trong ngành giáo dục -đào tạo xảy ra hàng ngày) đòi hỏi phải có sự kiên trì bền bỉ, đồng tâm nhất trí, liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đơn vị, mọi tầng lớp nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động để tổ chức thực hiện. Hiệu qua XHHHĐGD phụ thuộc vào sự nhận thức và sự năng động, sáng tạo trong việc điều hành của mỗi địa phương.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

2.1. Vài nét về đặc điểm tỉnh Ninh Thuận‌


Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 5

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên‌


Ninh thuận là một tỉnh nhỏ nằm ở cực Nam Trung bộ. Vị trí địa lý từ 11° 18' 14" đến 12° 09'15" độ vĩ Bắc và từ 108°09' 08" đến 109°14' 25" độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận nằm ở trung điểm giao thông dọc quốc lộ 27 đi Tây Nguyên.

P P

Ninh Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 3.360,06km2 với tổng chiều dài đất liền 393km, tổng chiều dài bờ biển là 105km, diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng là 60.372,7ha. Do ba mặt được bao bọc bởi núi (phía Bắc và phía Nam là hai dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng), nên địa hình Ninh Thuận có 3 dạng : miền núi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng đồng bằng hình thành như một vũng trũng, Nhìn chung địa hình tương đối dốc và có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây -Bắc xuống Đông Nam.

2.1.2. Dân số và lao động‌


Dân số trung bình của tỉnh Ninh Thuận năm 2001 là 529.650 người gồm 23 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm khoảng 78% dân số. Toàn tỉnh có 01 thị xã và 4 huyện (2 huyện miền núi là Ninh Sơn, Bác Ái) được chia thành 58 xã, phường, thị trấn. Mật độ dân cư phân bố không đều đa số tập trung ở vùng đồng bằng gần trục lộ giao thông. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn(1992-1996) là 2,69%năm, giai đoạn ( 1996 -2001) là 2,19% năm

Lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh năm 2001 là 222.862 người, trong đó khu vực nhà nước có 19.428 người, chiếm 8,7% tổng số lao động, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao, xu hướng giảm rất chậm, năm 1996 chiếm 88,65%, năm 2001 chiếm 84,8%. Đội ngũ khoa học -kỹ thuật trong biên chế nhà nước năm 2001 có 1622 người chiếm 8,7% so với tổng biên chế, số dân có trình độ đại học

trở lên mới được 5,6 người/1000 dân (toàn quốc 17/1.000 dân). Nhìn chung đội ngũ cán bộ khoa học -kỹ thuật của tỉnh vừa thiếu, yếu, không đồng bộ lại rất bất cập trong khâu bố trí. Đa số được đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục, y tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, thiếu hẳn các chuyên gia đầu đàn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực chủ chốt. Chất lượng, nguồn lao động kỹ thuật còn tháp, không đồng đều giữa các vùng, miền, lĩnh vực. 2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội - Ninh Thuận được tái lập tỉnh từ tháng 4/1992 (tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ) là một tỉnh lẻ, rất nhỏ nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nấng, thành phố Hồ Chí Minh,... Với điểm xuất phát kinh tế thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt ít mưa, nhiều nắng, gió, tiềm năng để phát triển sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp rất hạn chế, với gần 75% dân số sống bằng nghề nông, 29/58 xã miền núi, trong đó có 18 xã đặc biệt khó khăn, mỗi năm Ninh Thuận lại phải hứng chịu cảnh thiên tai (mưa lũ, hạn hán...) tàn phá nghiêm trọng. Do ngân sách thu không đủ chi, hàng năm tỉnh luôn được nhận sự hỗ trợ từ Trung ương một nguồn kinh phí khá lớn so với nguồn thu ngân sách tại địa phương

Mặc dầu những năm qua lãnh đạo tỉnh đã tập trung lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là ở vùng sâu vùng xa, đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhiều chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất được tiến hành đồng loạt như chương trình 327,773 về trồng rừng, chương trình vốn 120 giải quyết việc làm, chương trình 135 hỗ trợ các các xã vùng núi khó khăn đặc biệt, nhưng hiện nay Ninh Thuận vẫn còn 15,5% hộ đói nghèo, số người trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chỉ làm nội trợ hoặc chưa có việc làm năm 2001 là 49290 người chiếm 9,3% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2001 mới đạt 15,3% (cả nước là 22%). Đây chính là một trong những khó khăn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng mà còn là một thách thức lớn đối với giáo dục-đào tạo trước yêu cầu cần phải tăng nhanh nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và quê hương Ninh Thuận nói riêng.

Trong bối cảnh kinh tế -xã hội hiện nay tại tỉnh Ninh Thuận vấn đề XHHHĐGD cần phải tiếp tục đẩy mạnh, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nội lực, tạo nguồn nhân lực biết thích nghi với ngành nghề ở từng địa bàn, đồng

thời biết tạo được bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ câu giữa các ngành kinh tế, biết khai thác lợi thế do thiên nhiên mang lại để thu hút sự đầu tư bên ngoài.

2.2.Nhận thức của các cấp các ngành trong tỉnh về XHHHĐGD.‌


Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ, nhưng lại nằm ở trung điểm giao thông tiếp cận với ba vùng Nam Tây nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ, có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 27 A chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân Ninh Thuận được giao lưu học hỏi nhăm phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà ở những vùng kinh tế trọng điểm lân cận và với các tỉnh trên toàn quốc.

Do có nguồn lao động khá dồi dào, có tiềm lực về nông lâm, thúy sản...nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng mức, chính vì thế từ khi tái lập tỉnh Ninh Thuận đến nay (được tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ vào tháng 4/1992), lãnh đạo các cấp các ngành luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực - nhân tố trực tiếp tạo ra của cải vật chất, giúp địa phương, cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Và con đường tốt nhất để tạo nguồn nhân lực đạt yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng là phải đẩy mạnh XHHHĐGD. Theo quan điểm của các ngành, các cấp: chỉ bằng XHHHĐGD mọi người mới có cơ hội được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt theo nhu cầu, khả năng và hoàn cảnh sống, công tác của mình. Khi ấy người người trong cộng đồng sẽ được giáo dục lẫn nhau, được học suốt đời, được biết cách tự học để thích ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, biết tạo được sức bật từ nội lực để có thể tự tồn tại và phát triển trọng xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Để sự nghiệp giáo dục -đào tạo tỉnh nhà được phát triển đều cả ba mặt: quy mô chất lượng và hiệu quả, thật sự là đòn bẩy nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ngoài việc không ngừng tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo hàng năm, lãnh đạo các ngành các cấp còn xem XHHHĐGD là một giải pháp quan trọng để tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2010, thể hiện qua các văn bản chỉ đạo và một số nội dung phối hợp hoạt động sau:

Văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy

- Chỉ thị 09/CT-TƯ ngày 17/1/1997 về việc đẩy mạnh công tác xoa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

- Nghị quyết 02/NQ-TƯ ngày 17/3/1997 về phát triển giáo dục miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh.

- Thông báo số 15 TB-TƯ và chỉ thị số 13/CT/TƯ về việc hướng dẫn triển khai tổ chức Đại hội khuyến học các cấp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội khuyến học.

Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tình


- Xây dựng các đề án về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở.

- Xây dựng đề án qui hoạch phát triển giáo dục đến năm 2010.


- Xây dựng đề án qui hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001- 2010.

- Ban hành các chế độ đối với cán bộ giáo viên công tác miền núi, giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục, chế độ thu hút giáo viên ở ngoài tỉnh và ưu đãi sinh viên theo học các trường sư phạm về Ninh Thuận công tác.

- Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị giáo dục, chế độ cho cán bộ công chức đi học tập trang ngoài tỉnh. Có chủ trương huy động nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế- xã hội...để phát triển giáo dục.

- Chỉ thị 07/CT ngày 18/3/1997 của UBND Tỉnh về việc chấn chỉnh và quản lý loại hình mầm non tư thục.

- Quy định (kèm theo Quyết định số 50/2000/QĐ-UB) về việc sửa đổi bổ sung công tác thu, công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn thu đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học thuộc các bậc học trong tỉnh.

Văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục-đào tạo


- Văn bản số 1188/NV-DH hướng dẫn việc dạy thêm, học thêm.

- Quy định về thu tiền của học sinh và quản lý thu chi tiền học phí, tiền xây dựng trường.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi đối với những người có công với cách mạng và con của họ đang học trong các trường.

- Kế hoạch triển khai hoạt động hè ở các địa phương. Hướng dẫn việc tăng cường công tác trật tự, vệ sinh... trong trường học.

- Triển khai, thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết phát triển giáo dục miền núi của Tỉnh uy, xây dựng ngành học mầm non tư thục ở Thị xã Phan rang-Tháp Chàm.

Các tổ chức, đoàn thể khác (Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Nông dân, Công an, Quân đội, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em , Sở Văn hóa Thông tin, Sở Thể dục Thể thao, Sở Lao động Thương binh- Xã hội,...)

Từ nhận thức đến hành động, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh luôn đề ra những chủ trương, xây dựng những chương trình liên tịch, tổ chức các phong trào nhằm giáo dục, tuyên truyền vận động thanh thiếu niên có ý thức rèn luyện đạo đức, công nhân viên chức lao động, nhân dân biết áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất để xóa đói, giảm nghèo, biết nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề bậc thợ, biết cách phòng chông AIDS, đẩy lùi tệ nạn xã hội, ma tuy, mại dâm, biết chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua những quy ước, hương ước, tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng cơ quan, gia đình văn hóa do mặt trận Tổ quốc phôi hợp ngành văn hóa thông tin phát động, kết hợp với việc tích cực phôi hợp nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở đã làm tiền đề vững chắc cho công tác XHHHGD tại Ninh Thuận ngày càng có sự chuyển mình rõ nét, tạo được niềm tin cho đối tác trong khi tham gia XHHHĐGD.

Tóm lại, nhận thức của các ngành, các cấp trong tỉnh về XHHHĐGD đã có sự nhất quán từ sự chỉ đạo: "Coi trọng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo cả về quy mô và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài"[13; 9], kiên trì thực hiện phương châm "Nhà nước và dân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục".

Từ đó: "Trên cơ sở sự phát triển của nền kinh tế địa phương mà xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển cho hợp lý ở từng địa bàn của toàn tỉnh, theo tinh thần đa dạng hóa các loại hình đào tạo và thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục để thu hút các cháu trong độ tuổi đến trường giảm tỷ lệ học sinh thất học, bỏ học nửa chừng". [ 13; 12]

2.3. Thực trạng công tác XHHHĐGD ở Ninh Thuận trong những năm qua 2.3.1.Tiến trình triển khai thực hiện XHHHĐGD ở Ninh Thuận‌‌‌

Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo công tác XHHHĐGD, nhất là từ khi Nghị quyết TW2 khóa VIII ra đời, Lãnh đạo tỉnh đã có chương trình hành động cùng với sự phối hợp, tham mưu của Ngành GD-ĐT, các ban ngành có liên quan đã lần lượt chỉ đạo triển khai thực hiện khá kịp thời nhằm xây dựng, củng cố công tác XHHHĐGD tại địa phương ( các văn bản đã được trình bày cụ thể ở phần II, mục 2.2).

2.3.2.Kết quả đạt được‌


a) Tạo được sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, về ý nghĩa XHHHĐGD - Mọi người đều có quyền lợi và trách nhiệm với GD-ĐT, xây dựng được xã hội học tập, học suốt đời.

Kết quả trên được thể hiện ở các nét lớn sau đây:

Quy mô giáo dục - đào tạo


Quy mô giáo dục phổ thông không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, của các dân tộc trong toàn tỉnh. So với năm học 1996 - 1997 , tỷ lệ tăng ở các bậc học, cấp học ương năm học 2000 -2001 như sau:

+ Mầm non và phổ thông tăng 25,76% ( 2812 học sinh), tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 6,25% trong đó mầm non tăng 6,8%, tiểu học tăng 3,04%, trung học cơ sở tăng 5,77%, trung học phổ thông tăng 15,75%. [16;1]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023