Những Giải Pháp Tại Địa Phương Trong Việc Thực Hiện Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục‌

cũng phát hiện và bồi dưỡng các năng khiếu kịp thời để làm hạt nhân tham gia các đợi hội thi, hội diễn, hội trại... Hiệu quả phối hợp càng nâng cao khi các ngành tích cực hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới khu dân cư", "xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa", " xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa", bằng những nội dung thiết thực, tiêu chí thi đua cụ thể, theo mô hình nhân dân tự quản với phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh công tác XHHHĐGD tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

2.4. Những giải pháp tại địa phương trong việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục

Với quan điểm coi giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời kỳ CNH- HĐH tỉnh nhà, chính quyền địa phương luôn tìm những giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ từng bước những khó khăn cho ngành GĐ-ĐT của một tỉnh vừa mới tái lập, cơ sở vật chất quá nghèo nàn, nguồn thu ngân sách vô cùng eo hẹp,... bằng những giải pháp theo hướng XHHHĐGD cụ thể từng bước như sau:

1- Chỉ đạo điểm cơ sở mở Hội nghị "Toàn dân chăm lo sự ghiệp giáo dục" hoặc mở "Đại hội giáo dục" (ĐHGD) ở cơ sở, nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, cùng các tổ chức, đoàn thể, cha mẹ học sinh nắm bắt được thực trạng giáo dục trên địa bàn qua đó có sự phối hợp tìm ra giải pháp giải quyết kịp thời những bức xúc của nhà trường. Được phát động gần lo năm qua, Hội nghị " Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" được tổ chức tương đối đều ở một số xã, phường, thị trấn đông dân cư, nhiều học sinh, thu hút được sự tham gia đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn (đến nay đã có 31/58 xã, phường, thị trân đã mở Đại hội giáo dục, 11/58 xã phường, thị trân mở Hội nghị giáo dục, 1/5 huyện thị tổ chức ĐHGD (huyện Ninh Hải) và 2/5 huyện, thị tổ chức Hội nghị giáo dục là Ninh Sơn, Ninh Phước, riêng huyện Bác Ái gồm 9/9 xã chưa tổ chức được Hội nghị giáo dục)

2-Xây dựng đề án xoa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS.

3-Xây dựng qui hoạch giáo dục từng thời kỳ 1995 -2000 , 2000 -2010.


4-Phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa", "Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo",... Hàng năm tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng ký thi đua, cuối năm các cấp có thẩm quyền xét cấp giấy công nhận.

5-Ban hành văn bản vận động nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, đồng thời qui định sử dụng các nguồn thu.

6-Có chính sách bao cấp cho học sinh ở vùng xa, sâu, khó khăn, như phát sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, học tập, mua các loại bảo hiểm (y tế, thân thể) cho học sinh để bảo đảm việc duy trì sĩ số học sinh ở các khu vực này (huyện Bác Ái). Mặt khác, lãnh đạo Ninh Thuận còn có chính sách, chế độ thu hút giáo viên ở đồng bằng lên dạy miền núi, giáo viên ngoại tỉnh về công tác ở Ninh Thuận ( giáo viên dạy PTTH ở một số môn thiếu), sinh viên đang học ở các trường đại học sư phạm tình nguyện về Ninh Thuận ( được hưởng chế độ phụ cấp ban đầu từ 2,5 triệu đến 4,5 triệu tuy theo từng khu vực khác nhau tính từ năm 1997 ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

7-Vận động mọi tầng lớp nhân dân, CNVC-LĐ các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp mua vé số "Vì tuổi thơ quê hương" nhằm gây quỹ để xây dựng các trường mầm non thuộc 5 khu vực huyện thị của tỉnh. Qua 4 năm vận động (từ năm 1998 ) đã tích lũy trên Ì tỷ và đã tiến hành xây dựng hoàn chỉnh trường Mầm non của tỉnh (đóng trên địa bàn thị xã PRTC) chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm học 2002 -2003. Theo chủ trương của Lãnh đạo tỉnh, cuộc vận động mua vé số "Vì tuổi thơ quê hương" sẽ tiếp tục duy trì hàng năm (mở thưởng vào ngày 20/11) nhằm gây quỹ để phát triển mạng lưới trường lớp cho ngành giáo dục - đào tạo.

8-+ Xây dựng quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001 - 2010, ra quyết định đầu tư xây dựng trường Dạy nghề của tỉnh (khởi công xây dựng vào tháng 7/2002, khả năng đưa vào giảng dạy - đào tạo hai nghề cơ khí và may công nghiệp, vào tháng 4/2003 có thể tổ chức tuyển sinh).

Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 8

4- Lập dự án xây dựng thí điểm Trung tâm giáo dục cộng đồng tại xã Phước

Thái.

9-Tháng 5/2001 UBND Tỉnh có quyết định thành lập Hội khuyến học tỉnh và chỉ định Ban chấp hành lâm thời. Qua một năm vừa củng cố tổ chức, vừa tiến hành chỉ đạo những hoạt động hỗ trợ giáo dục đến tháng 6/2002 Đại hội khuyến học tỉnh Ninh Thuận lần 1 (nhiệm kỳ 2002 -2007) đã chính thức bầu Ban chấp hành gồm 35 đồng chí. Ngày 25/2/2002 Chủ tịch UBND Tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định công nhận Ban chấp hành Hội khuyến học tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 1. Từ sự công nhận trên của chính quyền địa phương đã tạo hành lan pháp lý vững chắc để Hội khuyến học tỉnh nhà có điều kiện phát huy hết vai trò chức năng của mình trong cuộc vận động toàn dân đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, tất cả vì giáo dục - đào tạo.

2.5. Thành tựu và hạn chế trong việc triển khai XHHHĐGD ở Ninh Thuận‌


2.5.1. Những thành tựu‌


Thực tế việc triển khai công tác XHHHĐGD trong hơn 10 năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 90/CP và Nghị định số 73/CP của Chính phủ, công tác XHHHĐGD đã dần đi vào chiều sâu và đã có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà đó là :

- Nhận thức của xã hội về giáo dục- đào tạo đã có những chuyển biến cơ bản


Nhân dân Ninh Thuận ngày càng thấy rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, thấy rõ nguồn lực con người là nhân tố quyết định tạo ra nội lực cho công cuộc CNH-HĐH đất nước ; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần thiết phải đặt giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu...

Nhận thức của xã hội thể hiện: Muốn phát triển giáo dục phải huy động mọi nguồn lực của xã hội; Nhà nước nhân dân cùng làm giáo dục. Như vậy tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự bao cấp của Nhà nước đã được khắc phục dần, và một sự chuyển nhận thức quan trọng hơn nữa là tâm lý người dân đã dần dần chấp nhận mô hình trường bán công, điều này trước năm 1996 khi bắt đầu hình thành một trường bán công THPT đã gặp không ít trở ngại về mặt tâm lý xã hội.

Qua kết qua thăm dò trên cho thấy quan niệm XHHHĐGD ngày càng được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện hơn và được coi là một giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục phát triển, quy mô giáo dục tăng nhanh, đã hình thành được phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân , nhất là trong thanh thiếu niên

Trong 5 năm qua, nhờ tác động của XHHHĐGD hệ thông trường lớp trong tỉnh được sắp xếp một cách hợp lý hơn, tạo điều kiện cho các em trong độ tuổi đi học nhất là các em ở vùng sâu, vùng xa, miền núi được thuận lợi trong việc đến trường, thu hút tối đa số học sinh tiểu học nhờ đó giảm dần đối tượng PCGDTH .

Hệ thông giáo dục không chính quy đã tiếp nhận hàng ngàn lượt CNVC-LĐ và nhân dấn ở tuổi lao động tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, bổ túc văn hóa, học nghề, sinh hoạt hướng nghiệp, phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư... tạo nên phong trào học tập sôi nổi ở nhiều nơi, việc học tập thực sự đã có mặt ở mọi nhà , mọi cộng đồng.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có nhiều biện pháp huy động các lực lương xã hội tham gia phát triển giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Từ những giải pháp của chính quyền địa phương nhằm tăng cường XHHHĐGD (đã nêu ở mục 2.4) đã tạo cầu nối cho các lực lượng xã hội, các cấp các ngành, các tổ chức đơn vị, cá nhân ngày càng có ý thức tham gia một cách tự giác vào các hoạt động giáo dục của nhà trường (đã chứng minh ở mục 2.3.2), đặc biệt vai trò giáo dục của gia đình ngày càng được củng cố, phát huy.

- XHHHĐGD đã tạo thêm nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. Chăm lo, cải thiện đời sông vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

- XHHHĐGD đã giúp loại hình ngoài công lập phát triển khá nhanh và có tính ổn định cao, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong tỉnh và giảm đi sức ép về qui mô ở khu vực giáo dục công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Ngày dần hoàn thiện cơ chế điều hành XHHHĐGD ở các cấp và tăng cường việc thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước cho việc XHHHĐGD ở cơ sở (một số văn bản và giải pháp đã được nêu ở 2.2 và 2.4)

2.5.2. Những hạn chế‌


- Mặc dầu đã có sự chuyển biến cơ bản về nhận thức nhưng vẫn còn một số nơi nhận thức của cấp uy, chính quyền và nhân dân về công tác XHHHĐGD còn rất hạn chế, có địa phương còn khoan trắng cho nhà trường, một số biểu hiện phiến diện trong nhận thức như : Cho đây là giải pháp tình thế trong lúc nhà nước khó khăn, chỉ hiểu đơn thuần XHHHĐGD là huy động tiền của nhân dân để xây dựng, tu sửa trường lớp, do đó cho rằng XHHHĐGD chỉ nên thực hiện ở các địa bàn có điều kiện kinh tế phát triển, còn ở khu vực khó khăn thì trông chờ vào nguồn lực của Nhà nước.

- Đại hội giáo dục ở các cấp chưa được ngành GD-ĐT quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, mười năm qua chỉ có 53,4% xã phường và 40% huyện thị tổ chức đại hội giáo dục. Huyện Ninh Phước là đơn vị điểm mở Hội nghị "Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" trong toàn tỉnh nhưng chỉ dừng lại ở đó (và cũng chỉ mở được 1 lần) đến nay toàn huyện mới có 12/14 xã, thị trấn mở Hội nghị giáo dục (rãi rác nhiều năm gộp lại). Mặt khác, khi đã hình thành Hội đồng giáo dục ở cơ sở hiệu quả hoạt động lại chưa cao, đa số chỉ tập trung giải quyết vấn đề tu sửa, xây dựng trường lớp, thiếu kế hoạch cụ thể dài hơi, còn lúng túng trong phương thức tổ chức hoạt động.

Vòng hơn 1 năm, sau khi BCH lâm thời Hội khuyến học tỉnh hình thành vào tháng 5/2002) nhiều nơi cho rằng có sự chồng chéo giữa Đại hội khuyến học và Đại hội giáo dục nên không tiếp tục mở ĐHGD cấp cao hơn (thị xã Phan Rang- Tháp Chàm chỉ mở Đại hội giáo dục ở 15/15 xã, phường, không mở ĐHGD cấp thị. Huyện Bác Ái đã mở Đại hội khuyên học 9/9 xã và cấp huyện, không tiến hành mở ĐHGD ở xã, huyện vì cho rằng chức năng giống nhau).

- Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu sự nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Đa số các lực lượng hoạt động theo chỉ đạo của ngành dọc, thiếu cơ chế phối hợp hoạt động ở địa phương theo tinh thần XHHHĐGD.

Một số chủ trương triển khai thực hiện còn chậm như việc phối hợp trong xây dựng cơ bản, tổ chức hoạt động hè cho học sinh (4 năm qua bỏ trắng sinh hoạt hè ở địa phương),... có đến 80% ý kiến thăm dò cho rằng mức độ quan tâm, hỗ trợ của cá nhân và các lực lượng trọng xã hội còn hạn chế, chưa tự nguyện tự giác.

- Mặc dù hàng năm ngân sách tỉnh và trung ương đã dành những khoản đáng kể để xây dựng mới trường lớp, nhưng do số lượng học sinh tăng hàng năm quá cao cộng với nhiều cơ sở xây dựng quá lâu nay xuống cấp trầm trọng chưa được nâng cáp bể sung. Vì vậy nhiều năm qua tình trạng học sinh học ca ba, học nhờ vẫn tiếp tục xảy ra nhất là ở địa bàn đông dân cư.

2.6. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 2.6.1.Nguyên nhân thành tựu‌‌‌

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục -đào tạo, trong đó XHHHĐGD là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quán triệt Nghị quyết 90/CP và Nghị định 73/CP về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa. Trên cơ sở nắm được nguyên tắc, nội dung định hướng chính quyền địa phương đã từng bước cụ thể hóa thành chủ trương, chương trình hành động phù hợp từng vùng, miền, từng giai đoạn.

- Ngành giáo dục-đào tạo nói chung và các trường nói riêng đã có nhiều cố gắng tham mưu cho cấp uy, chính quyền địa phương, thể hiện được vai trò nòng cốt trong quá trình tổ chức thực hiện công tác XHHHĐGD.

- Các lực lượng xã hội đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của ngành dọc, chủ động hợp tác với nhau (qua ký kết liên tịch) tạo được sự phối hợp hành động khá đồng bộ ở từng địa bàn, khu dân cư.

- Chính quyền các cấp đã chú ý lấy điểm nhân diện về mô hình gây quỹ khuyến học khuyến tài của họ tộc, của địa phương, mô hình mở Hội nghị 'Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng trong xã hội cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đã tạo hành lang pháp lý chặt chẽ bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể để tổ chức Đại hội khuyến học từ cơ sở đến cấp tỉnh (đạt 100%).

2.6.2.Nguyên nhân hạn chế‌


- Công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương XHHHĐGD ở địa phương còn yếu. Qua phiếu thăm dò và trao đổi tìm hiểu một số người có trách nhiệm có đến 98% ý kiến cho rằng các lực lượng giáo dục ở từng địa bàn chưa tích cực tuyên truyền, tác động công tác XHHHĐGD nên chưa thu hút sự quan tâm hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức.

- Ngành chủ quản chưa tích cực tham mứu với chính quyền đồng cáp, thiếu sự quan tâm chỉ đạo , đôn đốc, kiểm tra cơ sỏ thường xuyên, thiếu sơ tổng kết, đánh giá tình hình việc thực hiện XHHHĐGD ở từng địa bàn ( mười năm qua chưa mở được Đại hội giáo đục cáp tỉnh, cáp huyện thị mới đạt 40%).

- Ninh Thuận là 1 tỉnh nhỏ điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tháp, trình độ dân trí chưa cao...đã ảnh hưởng rất lớn trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Qua ký kiến thăm dò đã có 14% ý kiến cho rằng mức thu lệ phí, học phí của người học hiện nay vượt quá khả năng kinh tế của nhân dân. Thậm chí nhiều cha mẹ học sinh hiện nay có khuynh hướng cho con nghỉ học trường bán công để tham gia các lớp phổ cập trung học cơ sở.

- Hệ thống văn bản pháp quy đối với loại hình trường lớp ngoài công lập chưa đồng bộ, việc cụ thể hóa Nghị định 73/CP còn chậm. Đã có 93% ý kiến được thăm dò cho rằng nhiều cá nhân, tổ chức rất có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục nhưng cơ chế chưa thoáng khiến họ còn ngần ngại không mạnh dạn đầu tư cho giáo dục đào tạo.

- Các điều kiện về chất lượng như: số lượng nhà giáo ưu tú, số giáo viên giỏi, số học sinh giỏi không được nâng lên (cả tình chỉ có 01 nhà giáo ưu tú được công nhận cách đây 5 năm, giáo viên giỏi chỉ chiếm 1,2%; giáo viên có trình độ sau đại học chiếm 03%, từ năm học 98 -99 đến nay số lượng học sinh giỏi đạt giải toàn quốc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở không có (so với trước kia bình quân mỗi năm có khoảng 8 em). Đây là một ương những trở ngại khá nhạy cảm trong vấn đề huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, thu hút đơn đặt hàng của các tổ chức, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dành cho giáo dục. Kết quả thăm dò chỉ có 3% cho rằng các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh tích cực hỗ trợ, thường xuyên có đơn đặt hàng cho giáo dục.

- Vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa triệt để, dân chủ hóa trường học chưa cao dẫn đến một số nơi có đơn thư khiếu nại tố cáo, có nơi còn vi phạm nguyên tắc tài chính, quản lý các nguồn thu lỏng lẻo, tùy tiện, làm giảm lòng tin trong nhân dân, giảm tinh thần tự nguyện, tự giác cống hiến của tập thể sư phạm.

- Các trường chưa phát huy tối đa vai trò nòng cốt của mình, trong đó có thế mạnh của tổ chức công đoàn trường học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023