Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Các Trường Thpt.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận văn xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn đã đề xuất nhằm khẳng định tính khả thi mức độ phù hợp với thực tiễn của các biện pháp đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính % để xử lý những kết quả điều tranhằm mô tả một cách trung thực biểu hiện năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

8. Cấu trúc nội dung luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn các trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hôi cho cán bộ Đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lựctổ chức hoạt động xã hôi cho cán bộ Đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHOCÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 3

Tuổi thanh niên là biểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ, của hoạt động, hy vọng và ước mơ.Với tư cách là một tầng lớp xã hội, một thế hệ, một lực lượng, nhìn vào thanh niên với những tiêu chí chủ yếu của nó như: thể lực, học vấn, văn hoá, lối sống, lý tưởng, hành vi và hoạt động... người ta có thể xác định và đánh giá xã hội đó trong hiện tại và tương lai. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia, dân tộc coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

Bàn về sức mạnh và vai trò của đoàn viên, thanh niên, chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". "Đoàn viên" và "thanh niên" là những con người có sức trẻ, nhiệt huyết, đam mê và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của dân tộc. Đây cũng là thế hệ mang trong mình những sức sống cùng khả năng tiếp thu, nhạy bén với sự phát triển của xã hội. Qua sự đánh giá về phẩm chất, năng lực "hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ..." của đoàn viên, thanh niên, câu nói đã thể hiện niềm hi vọng, niềm tin của Bác đối với họ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở thế hệ trẻ cần nỗ lực, cố gắng để phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ cũng luôn là những người tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới đất nước. Với bản lĩnh vững vàng, họ không ngại khó, ngại khổ, luôn bình tĩnh và gan dạ đối mặt với những khó khăn, thử thách và mạnh mẽ bước qua mọi gian nan, chông gai của cuộc đời. Họ đã sống, làm việc, nỗ lực xứng đáng với lời căn dặn của Bác: "Phải không sợ khổ, sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Như vậy, có thể nói, với những năng lực, phẩm chất tốt đẹp cùng bản lĩnh vững vàng, thế hệ thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt, cốt yếu đối với sự phát triển bền vững của dân tộc [21].

Cũng theo chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những yếu tố quan trọng nhất của người cán bộ đoàn hiện nay đó là phải trang bị kiến thức, trình độ văn hóa tốt, trong đó phải giỏi ngoại ngữ là một yêu cầu cấp thiết. Người cán bộ đoàn phải học nhiều, hiểu rộng để có thể nói trước thanh niên, thu hút được thanh niên. Điều này không phải tự nhiên người cán bộ đoàn có được mà chúng ta phải xây dựng hệ thống chính sách để bồi dưỡng, giúp họ làm tốt và phát triển kỹ năng, bản lĩnh chính trị.

Cán bộ đoàn không thể quản lý, thu hút thanh niên bằng cách quan liêu, mệnh lệnh được, mà muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động, đáp ứng đung nhu cầu, lợi ích của thanh niên. Do đó, đòi hỏi người thủ lĩnh cán bộ đoàn phải luôn trăn trở, suy nghĩ để đổi mới chương trình hoạt động, tạo dựng niềm tin vững vàng từ thanh niên.

Để đoàn thanh niên có thể làm tốt nhiệm vụ và phát triển, trước hết Đảng và nhà nước phải tiếp tục đẩy mạnh chú ý bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác thanh niên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt. Tập trung bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn trong đó có năng lực tổ chức hoạt động xã hội.

Cán bộ trẻ có những ưu điểm rất quý giá đó là sự năng động, nhiệt huyết, nhiệt tình để sáng tạo, đột phá và đổi mới. Trong lịch sử của nhân loại, ở lĩnh vực nào, dù là triết học hay tôn giáo, chính trị… sự đổi mới luôn được tạo ra từ những người trẻ tuổi. Do đó, Đảng và nhà nước cũng cần phải mạnh dạn giao nhiệm vụ cho những người trẻ đảm trách những vị trí cao [23].

Nhóm tác giả Balasubramaniam A. Tarumarajia, Fatimah Omar, Fatimah Wati Halim, Sarah Waheetda Muhammad Hafidz trong nghiên cứu của mình đã xác định rằng tổ chức thanh niên hình thành một mối quan hệ đáng kể với hiệu quả hoạt động của thanh niên. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các nghiên cứu được thực hiện, theo quan điểm về vai trò của người điều hành giữa cả hai cấu trúc. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả kiểm duyệt của các tổ chức thanh niên đối với hiệu quả liên minh của họ. Các phát hiện chỉ ra rằng hiệu quả của thanh niên bị ảnh hưởng đáng kể bởi tổ chức thanh niên [33].

Tác giả Hà Mỹ Hạnh khi nghiên cứu về hoạt động xã hội cho rằng: Hoạt động xã hội được xuất hiện cũng với xã hội loài người, có con người là có hoạt động xã hội. Theo đó, kỹ năng hoạt động xã hội cũng được thế giới quan tâm từ rất sớm

trong lịch sử. Đến đầu thế kỷ XX để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây thì kỹ năng hoạt động xã hội mới được quan tâm thực sự và trở nên cần thiết trong xã hội của nhiều nước trên thế giới. Chính phủ nhiều nước đã coi trọng việc đào tạo kỹ năng hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân, giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, các kỹ năng hoạt động xã hội làm tăng sự tương tác giữa con người và môi trường của họ, bảo đảm nhân quyền, sự phát triển và công bằng xã hội.

Tuy nhiên kỹ năng hoạt động xã hội được các nước trên thế giới phát triển theo hướng chuyên ngành gắn với từng lĩnh vực hoạt động xã hội. Tổ chức lao động các tổ chức hoạt động xã hội như: Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã đưa việc đào tạo kỹ năng hoạt động xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội, tập trung vào đào tạo các kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng quan hệ, ứng xử, kỹ năng làm việc cho người lao động, người sử dụng lao động, tập trung các hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động, thực hiện quyền bình đẳng trong lao động [14].

Công tác cán bộ đoàn ở nước ta thời gian qua đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập từ nhiều góc độ và từng cấp khác nhau. Đáng chú ý là gần đây, do những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên, Trung ương Đoàn đã có một số đề tài, hội thảo nghiên cứu và trao đổi đề cập đến các khía cạnh khác nhau của công tác cán bộ đoàn và đội ngũ cán bộ đoàn. Có thể nêu một số đề tài khoa học cấp Bộ được thực hiện ở Trung ương Đoàn thời gian qua: “Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ đoàn, hội trong điều kiện của công cuộc đổi mới” (1992 - Phạm Đình Nghiệp làm chủ nhiệm) [23];, “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” (1995 - Phạm Đình Nghiệp làm chủ nhiệm) [23];, “Vai trò của Đoàn thanh niên với việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở” (1996 - Nguyễn Văn Lùng làm chủ nhiệm) [17];, “Mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cơ sở” (1996 - Nguyễn Văn Miều làm chủ nhiệm) [18];, “Những giải pháp thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở trong thời kỳ mới” (1998 - Nguyễn Trọng Tiến làm chủ nhiệm) [29], Đồng thời, năm 2004,

Ban Tổ chức Trung ương Đoàn đã tổ chức Hội thảo: “Công tác cán bộ đoàn trong thời kỳ mới”. Hội thảo đã đánh giá thực trạng công tác cán bộ đoàn trong thời gian qua từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, đồng thời, đưa ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay. 9 Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo nêu trên, mặc dù đã đề cấp đến hầu như tất cả các lĩnh vực của công tác Đoàn, phong trào TTN và đội ngũ cán bộ đoàn nói chung nhưng lại chưa có điều kiện đề cập một cách sâu sắc đến đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

1.1.2. Những nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn

Ở Việt Nam, xác định được vai trò quan trọng về phát triển năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trước đòi hỏi của xã hội, tại Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IX, tổ chức Đoàn đã đưa vào chương trình hành động của mình trong phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp” trong đó có một nội dung quan trọng đó là: “Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng xã hội, giúp thanh niên hình thành kỹ năng cần thiết trong làm việc, giao tiếp và hoạt động xã hội” [31]. Đây là hướng đi đúng đắn sát thực với nhu cầu của thanh niên và của xã hội và sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thanh niên và uy tín của Đoàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội trong việc phát triển năng lực cho cán bộ Đoàn.

Mặc dù hiện nay, hệ thống các năng lực cho cán bộ Đoàn đã được đề cập đến nhiều trong các tài liệu (sách, báo, báo cáo, nghị quyết... của Đoàn, Hội), đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng và nêu ra nhiều loại, nhóm năng lực của hệ thống năng lực công tác thanh niên như: Năng lực tổ chức hoạt động thanh thiếu niên của Phạm Đình Nghiệp (NXB Thanh niên, 2003); Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn phòng của Đoàn thanh niên của Ban tổ chức Trung ương Đoàn (NXB Thanh niên, năm 2006); Kỹ năng công tác của cán bộ Hội LHTN Việt Nam của Hội đồng huấn luyện Trung ương Hội (NXB Thanh niên, năm 2006); Kỹ năng thiết kế các mô hình hoạt động Thanh thiếu niên của Trần Hoàng Trung (NXB Văn hóa Thông tin, năm 2007); Kỹ năng và Phương pháp công tác thanh niên của Dương Tự Đam (NXB Thanh niên, năm 2009)[8]; Kỹ năng tổ chức các hoạt động công tác thanh thiếu niên của Phạm

Đình Nghiệp và Lê Văn Cầu (NXB Thanh niên, năm 2010)[24].… Nhưng thực tế, các tài liệu trên chưa nhiên cứu sâu, cụ thể về vấn đề về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên cho đội ngũ cán bộ đoàn trường học.

Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, vấn đề bồi dưỡng được nâng lên một tầm cao mới. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 2264/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2014 “về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020”. Các cấp bộ Đoàn đã tập trung hơn vào việc cử cán bộ đoàn đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… Tác giả Nguyễn Trọng Tiến đề xuất quy trình bồi dưỡng cán bộ đoàn Theo

tác giả: Việc xây dựng quy trình bồi dưỡng khoa học có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần trực tiếp bảo đảm chất lượng và hiệu quả ĐTBD. Quy trình đúng, hợp lý thì chất lượng, hiệu quả ĐTBD được nâng cao và ngược lại, quy trình không hợp lý thì chất lượng và hiệu quả của công tác này không được bảo đảm. Một quy trình bồi dưỡng khoa học phải bảo đảm 4 thành tố cơ bản sau đây: 1) Xác định nhu cầu ĐTBD; 2) Xây dựng kế hoạch ĐTBD; 3) Thực hiện kế hoạch ĐTBD; và 4) Đánh giá ĐTBD [29].

Nhóm tác giả Lê Văn Cầu, Phạm Gia Cư nghiên cứu về công tác bồi dưỡng phát triển nâng cao chất lượng công tác Đoàn đã luận giải những vấn đề lí luận và thực tiễn về đội ngũ cán bộ Đoàn, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở địa phương cơ sở và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng nhiệm vụ phong trào công tác Đoàn trong tình hình mới[4];[5];[6];

Ở Việt Nam, chưa có các công trình nghiên cứu riêng về kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn thanh niên các cấp. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề xã hội liên quan đến hoạt động Đoàn, công tác đào tạo cán bộ Đoàn làm cơ sở cho Đoàn thanh niên các cấp nghiên cứu, vận dụng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động của Đoàn một cách hiệu quả.

Những công trình trên đã tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhất định trên cả bình diện lí luận và thực tiễn về năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn; Đánh giá tổng quan về dội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, về công tác phát triển đội

ngũ cán bộ Đoàn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn nói chung, cán bộ Đoàn khối các trường THPT nói riêng, đặc biệt là cán bộ Đoàn thuộc một tỉnh miền núi khu vực Đông Bắc Việt Nam. Do đó, có thể khẳng định nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho cán bộĐoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là một vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Quản lý

Theo cách tiếp cận hệ thống, thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (Khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [26].

Còn theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội” [16, tr.10].

Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau song có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong các chức năng có tính độc lập tương đối, nhưng chúng liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán. Chức năng quản lý có chức năng cơ bản, có chức năng cụ thể với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Về cơ bản các tác giả đều thống nhất 4 chức năng cơ bản của Quản lý: Kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra;

Chức năng Kế hoạch: Bản chất của khái niệm kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức và con đường, biện pháp, cách thức, điều kiện cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác.

Chức năng Tổ chức: là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một cơ

thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, cho những động lực khác, tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực và làm giảm sút hiệu quả quản lý.

Chức năng Chỉ đạo: Xem chỉ đạo là một công việc của một người lãnh đạo dẫn dắt, hướng dẫn, điều chỉnh mọi liên kết, mọi hoạt động của tổ chức trong đơn vị để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Chức năng Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý. Thực tế muốn biết được hiệu quả của việc điều hành, vận hành của bộ máy... thì vấn đề không thể thiếu được đó là công tác kiểm tra của người quản lý. Tác động của kiểm tra là để uốn nắn, điều chỉnh, đánh giá và tự điều chỉnh cho một chu kỳ hoạt động.

1.2.2. Bồi dưỡng

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [25, tr.191].

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩa rộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập.

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục và đào tạo ở nhà trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình giáo dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Chủ thể của quá trình bồi dưỡng được đào tạo để có một trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nhất định.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí