Tầm Quan Trọng Của Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh

bắt buộc. Mặt khác, trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại TT BT XH & CTXH cấp tỉnh còn có những trẻ mà cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật hoặc cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Có những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ em khuyết tật thuộc hộ nghèo mà người thân của trẻ không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

+ Cuộc sống của trẻ:

Trẻ ở khắp nơi đến Trung tâm và mỗi trẻ lại có hoàn cảnh khác nhau, khi sống tại Trung tâm biết yêu thương nhau, sẻ chia những nỗi buồn trong cuộc sống để vơi bớt đi nỗi tủi phận. Dù kinh phí của TT có hạn, nhân lực thiếu do yêu cầu tinh giảm bộ máy, song bằng tình yêu thương, gắn liền với trách nhiệm, các Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh nỗ lực để chăm sóc, giáo dục để trẻ được sống trong ngôi nhà chung của những tấm lòng nhân ái. Trẻ được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, niềm tin vào những điều tốt đẹp, mơ ước về tương lai tươi sáng.

- Đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi đi học:

+ Về nhận thức: Đối với trẻ trong lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi thì cơ thể có những thay đổi và phát triển, bộ não của lứa tuổi này đang hoàn thiện cả về chức năng lẫn mặt giải phẫu. Do vậy, bộ não trẻ giai đoạn này không chịu được áp lực, có thể để lại những dấu ấn không tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ 12 đến 16 tuổi có sự biến đổi của về cơ thể, sự phát triển của tự ý thức, sự thay đổi về kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành, xuất hiện cả tình trạng “khủng hoảng” của tuổi “dậy thì”. Trẻ muốn khẳng định giá trị về phẩm chất và năng lực của bản thân, muốn sống tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa. Điều đó có tác dụng làm tăng thêm tính tích cực hoạt

động của các em, thu hút các em vào đời sống xã hội và đây là cơ sở để hình thành xu hướng xã hội của trẻ. Trẻ muốn khẳng định giá trị và năng lực của mình, các em sống tự lập, mon muốn được trở thành người lớn, đó là kh tự ý thức của các em phát triển, các em có tâm lý nâng cao giá trị và năng lực của mình, vì vậy thể hiện ra ở hành động bướng bỉnh, và bất trị. Lúc này các em muốn tự khẳng định mình nhưng các em vẫn chưa đủ độ chín để tránh được những tình huống trong cuộc sống và những cám dỗ mà các em phải đối mặt, nếu người lớn đánh giá thấp khả năng của các em và không khéo léo trong ứng xử, giao tiếp dẫn đến khó khăn trong quá trình giáo dục.

+ Về tình cảm: Đối với lứa tuổi trẻ từ 6 đến 12 tuổi, đối tượng gây ra cảm xúc cho trẻ là những sự vật, hiện tượng, con người cụ thể, trực tiếp giúp cho nhận thức của trẻ sinh động. Vì vậy, trẻ dễ biểu hiện cảm xúc và khả năng kiềm chế cảm xúc rất kém. Trẻ lứa tuổi này rất hồn nhiên, vô tư, cảm xúc hãnh diện, tự hào khi được khen, khi thấy điều mới lạ, khi được làm quen với bạn bè mới. Trẻ hãnh diện vì được gia nhập Đội thiếu niên tiền phong, vui tươi, phấn chấn khi cô giáo hay người lớn khen nhưng lại buồn, thất vọng khi bị điểm kém, bị góp ý phê bình. Tình bạn gắn bó với bạn học chung lớp, ngồi cùng bàn, cùng vui chơi ở trường, tình bạn để chia sẻ nhu cầu về nỗi buồn, niềm vui trong học tập.

Trẻ được chăm sóc, giáo dục tại TT BT XH & CTXH cấp tỉnh thường thiếu thốn về tình cảm, nên trẻ rất cần sự yêu thương của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, trẻ rất cần sự động viên, ai ủi; khi trẻ bị tổn thương hoặc trẻ mắc sai lầm, nếu bị quát mắng trẻ dễ hoảng sợ. Đối với lứa tuổi 12 đến 16 tuổi, trẻ hình thành tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm trí tuệ… vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cần tế nhị, khéo léo. Sự biến đổi của cơ thể có ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ, do đó trẻ dễ xúc động, dễ bị kích động, khả năng kiềm chế cảm xúc kém. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động như trò chơi, hội thi/cuộc thi, tham quan... trẻ thường có những xúc cảm như phấn khích khi tham gia, nhưng khi gặp thất bại có biểu hiện buồn chán hoặc thất vọng. Tâm trạng vui, buồn thất thường, vì thế, xuất hiện mâu thuẫn trong tình cảm của trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Về nhu cầu: Do trẻ có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn, thiếu thốn về mặt tình cảm, nên trẻ có nhu cầu về môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng và môi trường học tập thuận lợi. Trẻ có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển về thể lực và trí tuệ, trẻ có nhu cầu được giáo dục để phát triển về nhận thức, cảm xúc và hành động là nền tảng cho một sự phát triển toàn diện sau này. Trẻ có nhu cầu được hình thành cảm xúc, hành vi, thị hiếu thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.

Trẻ có nhu cầu được chăm sóc, giáo dục để trẻ “được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật” [18, điều 27]. Trẻ có niềm khao khát được đến trường, được gặp gỡ bạn bè, được học tập, được chia sẻ và được yêu thương trong vòng tay của thầy cô, trẻ mong muốn được người lớn quan tâm, được tôn trọng.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 4

Mặt khác, trẻ có nhu cầu được cung cấp kỹ năng, kiến thức, trợ giúp cho trẻ để trẻ phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để tái hòa nhập cộng đồng. Do vậy, để đáp ứng các nhu cầu của trẻ, đòi hỏi TT BTXH & CTXH cấp tỉnh cần liên hệ, kết nối giới thiệu các địa chỉ cho trẻ có nhu cầu học văn hóa, học nghề, tìm việc làm, nơi nuôi dưỡng thay thế, dịch vụ pháp luật, y tế, khám chữa bệnh, các dịch vụ can thiệp cần sự bảo vệ khẩn cấp tại cộng đồng, cứu trợ xã hội...

1.3.2.2. Tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh

Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh đối với trẻ là nơi cưu mang, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em yếu thế - đối tượng không có nơi để đi, không có ai để nương tựa. Sống tại đây, những số phận không may mắn ấy được chăm sóc và nhận sự thương yêu, chia sẻ từ của cộng đồng xã hội. Trẻ em ở Trung tâm được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện tốt nhất với kết cấu hạ tầng gồm các khu nhà ở, nhà y tế chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi và giáo dục sức khỏe giới tính phù hợp với lứa tuổi của các em. Trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau, đang trong giai đoạn phát triển về thể lực và tâm lý nên việc quản lý, chăm sóc ở Trung

tâm rất quan trọng. Trẻ được cán bộ, nhân viên thường xuyên quan tâm, sát sao, đôn đốc, đặc biệt là dành nhiều thời gian tâm sự, khuyên bảo để giáo dục kỹ năng sống. Nếu không có Trung tâm, những trẻ em yếu thế này sẽ không có gia đình, không có người thân để nương tựa, có thể dẫn đến những hành vi bạo lực, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào mục đích xấu. Vì vậy, sự ra đời của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh là mái ấm không thể thiếu cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em yếu thế, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi…

Chính sách của các cấp quản lý gồm có: Chính sách quốc gia, Chính sách của Bộ và các cơ quan ngang bộ (đặc biệt là hai cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lạo động, Thương binh và Xã hội) gồm Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quyết định số 1555/QĐ-TTg, Phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 2361 /QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, chính sách của địa phương các cấp… Về mặt đường lối chung các cấp quản lý nhà nước đều ủng hộ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đây là cơ sở vững chắc về pháp lý để Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh được trang bị về cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. Những chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh có thể kể đến: chính sách về tài chính, lương; chính sách về nhân lực; chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất… Đây là những chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh giúp gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ nhận thấy giá trị và tiềm năng, cống hiến của trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng. Thông qua hoạt động tư vấn và hỗ trợ chính sách đối với trẻ khi ở Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, Trung tâm huy động các nguồn lực để có điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất, trẻ khi hòa nhập trở lại cộng đồng có thể làm được những công việc phù hợp, đóng góp thành quả của mình cho xã

hội, trở thành một trong những nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển của địa phương, của đất nước.

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý và những điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền trẻ em, từ đó giúp trẻ hòa nhập trở lại cộng đồng, được chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng như những trẻ khác. Mặt khác, bảo vệ trẻ bằng cách chống lại các hình thức phân biệt đối xử đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ chống lại sự xâm hại về thể chất và tinh thần. Hoạt động của trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh giúp các lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện quyền trẻ em, mặt khác, giúp các lực lượng giáo dục có thái độ, tình cảm và điều chỉnh hành vi thân thiện, đối xử công bằng, không phân biệt với trẻ tại trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, hướng mọi lực lượng xã hội tham gia tích cực để “thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện, đảm nhận sứ mệnh là chủ nhân tương lai của đất nước” [2, tr.13].

1.3.2.3. Nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Tổ chức cho trẻ ăn, uống vệ sinh và vận động thân thể một cách khoa học để đảm bảo sự phát triển thể chất bình thường, có sức khỏe để vui chơi, học tập.

Phòng chuyên trách về chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối và nhanh nhẹn. Chăm sóc, giáo dục phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trong thực hiện chế độ sinh hoạt, cần chăm sóc, giáo dục trẻ dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của TT BTXH & CTXH cấp Tỉnh, chế độ sinh hoạt phải đảm bảo hài hòa các nhu cầu ăn, ngủ, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và học tập ở trẻ, từ đó hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen trong mọi hoạt động. Hoạt động chăm sóc trẻ phải đảm bảo khoa học, theo

đúng quy trình, chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân đối đối với từng độ tuổi của trẻ, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dạy trẻ kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, nhận thức về bản thân, Giúp cho trẻ hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Những kiến thức này giúp trẻ hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lao động, học tập, thẩm mỹ và vệ sinh...

- Hình thành cho trẻ thái độ, hành vi, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm phù hợp với độ tuổi. Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển thị hiếu thẩm mỹ của trẻ. Xây dựng quy trình hoạt động vui chơi và môi trường sống, môi trường học tập cho trẻ ở các lứa tuổi, mặt khác, tạo môi trường thuận lợi để trẻ hình thành hành vi và thái độ đúng đắn và phát triển các tư chất riêng của mình...

Như vậy viêc hình thành kiến thức, hành vi và thái độ nhằm giúp trẻ có kỹ năng sống, kĩ năng xã hội, khả năng thích nghi với các môi trường sống mới và hoạt động học tập...

Trung tâm cần sắp xếp, trang trí phòng học, phòng chơi... để tạo một môi trường sạch, đẹp, gọn gàng sẽ ảnh hưởng tốt đến thái độ, hành vi, thái độ và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ. Giúp cho trẻ có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu. Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật. Giúp cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân; có nghị lực

thực hiện những tư tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạm những hành vi sai trái.

- Giáo dục kỹ năng sống, dạy trẻ không ngừng học hỏi, những điều cơ bản mà trẻ sẽ học được trong giao tiếp ứng xử, dạy trẻ đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống, học cách nhận lỗi và biết tha thứ cho người khác, biểu hiện lòng tốt và giúp đỡ những người kém may mắn, dạy trẻ suy nghĩ tích cực và tập trung nhiều hơn vào mặt sáng của cuộc sống, trẻ cần tự chăm sóc và giữ bản thân gọn gàng…

1.3.2.4. Phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh

Phương pháp giáo dục là phương pháp tác động của cán bộ quản lý đến đối tượng giáo dục, trong đó hoạt động của nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm hình thành cho trẻ những phẩm chất, nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động của trẻ là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động để tự giáo dục, tự vận động, phát triển theo mục tiêu phát triển nhân cách đã xác định.

Do vậy, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp thuyết phục: Là phương pháp tác động và nhận thức, tình cảm của trẻ để hình thành ở trẻ ý thức và thái độ đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thuyết phục là dùng lý lẽ xác đáng, dùng các dẫn chứng sinh động, cụ thể, dùng các tấm gương tiêu biểu trong thực tế để phân tích, chứng minh, khuyên giải… giúp trẻ nhận, hiểu và tin, làm theo những giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống.

Nhóm phương pháp thuyết phục gồm một số phương pháp như nêu gương, khuyên giải…

- Phương pháp khuyên giải: Là phương pháp mà nhà giáo dục dùng lời nói chân tình hoặc bằng các lập luận vững chắc để khuyên bảo, giải thích, minh họa, phân tích cho trẻ hiểu những khái niệm về các chuẩn mực xã hội, những quy tắc, những chuẩn mực mà trẻ phải tuân theo. Khuyên giải có thể tiến hành với từng cá nhân riêng lẻ cũng có thể tiến hành tới tập thể, từng nhóm trẻ.

- Phương pháp nêu gương: Là phương pháp thuyết phục thông qua những tấm gương trong cuộc sống thực tiễn, trong sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc bằng sự gương mẫu của nhà giáo dục để kích thích tính tích cực hoạt động tu dưỡng, rèn luyện của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ làm theo những tấm gương đó.

- Phương pháp trách phạt: Là phương pháp tác động đến nhân cách của trẻ bằng cách biểu thị thái độ không đồng tình, không tán thành, lên án đối với những hành vi sai trái, không phù hợp với các chuẩn mực, các quy tắc xã hội quy định đối với trẻ, với mong muốn làm cho trẻ có tình cảm hối hận, xấu hổ với những việc mình đã làm, giúp trẻ thành khẩn nhận lỗi và quyết tâm từ bỏ những ý nghĩ và hành vi sai trái. Trong chừng mực, hoàn cảnh cụ thể biện pháp trách phạt được sử dụng để giáo dục nhân cách cho trẻ.

- Phương pháp rèn luyện: Là phương pháp tổ chức cho trẻ được thể nghiệm, trải nghiệm sáng tạo về ý thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi của mình về các chuẩn mực xã hội trong những tình huống đa dạng của cuộc sống, qua đó hình thành và củng cố, phát triển được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.

- Phương pháp giao việc: Là phương pháp nhà giáo dục lôi cuốn trẻ vào những hoạt động đa dạng với những công việc nhất định, với những nghĩa vụ cá nhân và xã hội nhất định mà người được giáo dục phải hoàn thành. Qua thực hiện công việc được giao, trẻ sẽ hình thành hành vi, thói quen phù hợp với các yêu cầu của công việc được giao, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội quy định và thể hiện những kinh nghiệm ứng xử của mình trong mối quan hệ, hoạt động đa dạng.

1.3.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh

Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh được xác định dựa trên hình thức tổ chức dạy học cho trẻ nói chung. Do đặc thù từng đối tượng trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh thì có các hình thức giáo dục cơ bản, đó là hình thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023