Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường trung học phổ thông 84

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường trung học phổ thông 88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 91

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 91

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 91

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 91

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm 91

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 91

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1. Kết luận 97

2. Kiến nghị 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

vii

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CBQL

Cán bộ quản lý

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HĐXH

Hoạt động xã hội

NLTCHĐXH

Năng lực tổ chức hoạt động xã hội

SL

Số lượng

Tổng điểm

THPT

Trung học phổ thông

TNCS HCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội 47

Bảng 2.2. Tự đánh giá của cán bộ Đoàn về năng lực tổ chức hoạt động xã hội 49

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

xã hội cho cán bộ Đoàn 53

Bảng 2.4. Hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán

bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minhthành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 55

Bảng 2.5. Phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán

bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 57

Bảng 2.6. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã

hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT 60

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT 63

Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCM các trường THPT 67

Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

xã hội cho cán bộ đoàn TNCS HCMcác trường THPT 70

Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực

tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn các trường THPT 72

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về mức độ cấp thiếtcủa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán bộ đoàn THPT 92

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về tính khả thicủa các biện phápquản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán

bộ đoàn THPT 94

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng NLTCHĐXH 51

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về mức độ cấp thiếtcủa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán bộ đoàn THPT 93

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về tính khả thicủa các biện phápquản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán

bộ đoàn THPT 95

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW (khoá VII) đã chỉ rõ: “Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng hoặc kìm hãm hoặc thúc đẩy tiến trình đổi mới”. Trong đó, cán bộ đoàn là cán bộ kế cận của Đảng trực tiếp làm công tác thanh, thiếu nhi, là nguồn cung cấp cán bộ cho cả hệ thống chính trị, là những người tham gia trực tiếp trong việc giáo dục thế hệ trẻ, là nhân tố then chốt quyết định đến sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội; đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền. Do đó, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn vững mạnh trên các mặt công tác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong giai đoạn mới.

Cán bộ đoàn nói chung và trong trường THPT nói riêng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cán bộ đoàn thông qua hoạt động của mình để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho Nhà trường, bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện: giỏi về tri thức khoa học và có hệ thống năng lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, hoạt động giáo dục ở trường THPT không chỉ là những hoạt động trong giờ lên lớp mà phải gồm cả hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vậy nên, bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên học sinh cho cán bộ đoàn trường THPT là một nội dung quan trọng, thường xuyên được các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện với quan điểm: vừa chú trọng chất lượng, vừa mở rộng phạm vi bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo về số lượng để đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu.

Năng lực tổ chức hoạt động xã hội (NLTCHĐXH) là một năng lực thành phần trong năng lực xã hội của người cán bộ Đoàn. Nhờ có NLTCHĐXH, ngườicán bộ Đoàn tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cuộc sống xã hội cho học sinh, tạo sự ảnhtích cực đối với các Đoàn viên, với cộng đồng, dân tộc,

tạo sự lan toảđến các Đoàn viên, kích thích các Đoàn viên tích cực tham gia hoạt động xã hội, giúp HS cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng sống,biết cách xử lý tình huống phát sinh trong những hoàn cảnh thực tế của những người đi trước sẽ giúp bạn thêm tự tin và không còn bỡ ngỡ khi gặp phải các sự cố bất ngờ trong cuộc sống [1].

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. PhíaĐông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang.Phía Nam giáp TháiNguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay). Thành phố Bắc Kạn có 05 trường THPT là: THPT Chuyên Bắc Kạn, PTDT Nội trú Bắc Kạn, trường THPT Bắc Kạn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên Bắc Kạn và trường THPT Dân lập Hùng Vương Bắc Kạn. Hàng năm Ban Thường vụ Thành đoàn Bắc Kạn luôn triển khai các hoạt động xã hội như: Công tác tuyên truyền giáo dục, Các phong trào hành động cách mạng,các hoạt động xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc…Các hoạt động này được lan tỏa đến tất cả các chi đoàn trực thuộc và cũng đã tạo nên những hiệu ứng tốt đẹp đối với xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, năng lực tổ chức hoạt động xã hội của các cán bộ Đoàn trong các trường THPT còn bộc lộ nhiều hạn chế như: công tác nắm tình hình tư tưởng của Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) chưa sâu sát; Ban Chấp hành chi đoàn trong các trường THPT chưa phát huy hết vai trò, vị trí công tác; hoạt động của tổ chức Đoàn chưa thực sự phong phú, hấp dẫn, cuốn hút SV, chưa đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của Đoàn viên cũng như yêu cầu trong tình hình mới. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộitrở thành một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay, đòi hỏi tổ chức Đoàn cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động.

Trước tình hình đó, thấy được những lợi ích của hoạt động Đoàn thanh niên mang lại đối với yêu cầu phát triển toàn diện cho HS, tôi quyết định chọn vấn đề: Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạnlàm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn thanh niên các trường THPT thành phố Bắc Kạn; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội hiện nay, luận văn đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn khối THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn ở các trường THPT.

3.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giúp Thành đoàn Bắc Kạn nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu:Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn các trường THPT.

4.2. Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

5. Giả thuyết khoa học

Công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn mặc dù đã được Thành đoàn, Tỉnh đoàn quan tâm song còn tồn tại những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó có nguyên nhân căn bản từ sự thiếu đồng bộ của các biện pháp quản lý.Nếu có được một hệ thống các biện pháp quản lý thống nhất và đồng bộ thìsẽ nâng cao được chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, từ đó năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn sẽ được phát triển.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Đề xuất đi sâu phân tích và nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất, khảo nghiệm tính cấp thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó.

6.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu 134 cán bộ Đoàn gồm Bí thư, PhóBí thư Chi đoàn; 20 cán bộ quản lý(gồm Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Bí thư, Phó Bí thư Thành đoàn, Ban Giám hiệu)và 225 đoàn viên thuộc 05 trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn:THPT Chuyên Bắc Kạn, THPT Bắc Kạn, PTDT Nội trú Bắc Kạn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bắc Kạn và THPT Dân lập Hùng Vương Bắc Kạn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích lý thuyết về quản lý, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: từ các phân tích lý thuyết về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý HS, năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn, tác giả xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của Đoàn thanh niên nói chung và Đoàn thanh niên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nói riêng để tìm hiểu mức độ biểu hiện năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu hỏi trên cán bộ quản lý, Cán bộ Đoàn, HS là Đoàn viên nhằm mô tả thực trạng hoạt động của Đoàn thanh niên và năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, học sinh nhằm thu thập thông tin, bổ sung cho những kết quả quan sát, kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí