Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Tâm Lý – Xã Hội, Tạo Ra Môi Trường Giáo Dục Thân Thiện, Lành Mạnh

3.3.2.1.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh

Trước những biến động mạnh mẻ của đời sống văn hóa – xã hội, sự xuất hiện của nhiều vấn nạn trong học đường, kể từ năm học 2010 – 2011 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra chủ trương đưa giáo dục kỹ năng sống vào lồng ghép, tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm hướng đến môi trường học đường “an toàn, lành mạnh, thân thiện”.

Kỹ năng sống là đề cập đến năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện tốt các chức năng của họ và tham gia có hiệu quả các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào, mặc dù bản thân họ có những kỹ năng nhất định nhưng biết cách sử dụng có hiệu quả vào cuộc sống, do đó giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động có mục đích, kế hoạch nhằm giúp các cá nhân hình thành năng lực của bản thân và biết cách vận dụng tốt các kỹ năng đó để ứng phó với những thách thức trong cuộc sống. Đối với HS nói chung, việc các em bị nghiện internet xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có thể nói việc các em thiếu kinh nghiệm, không được giáo dục để trang bị kỹ năng sống cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến điều đó.

Bảng 3.8. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


ĐTB

1

2

3

4

5


1

Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng

sử dụng internet.v.v.


2,3


4,3


17,5


47,9


28,0


3,95


2

Tổ chức các cuộc thi; hoạt động văn nghệ như ca hát, múa, kịch,

thơ ca, hoạt động ngoại khóa


3,1


10,1


23,7


48,2


14,8


3,61

3

Điểm TBC


3,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 13

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về mức độ thực hiện, kết quả ở bảng 3.8 cho thấy nội dung Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh nghiện internet: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm

lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet được HS đánh giá với số điểm tương đối cao (ĐTB = 4,01), tương đương việc thực hiện ở mức tương đối cao. Cụ thể, có 49,8% HS trả lời ở mức cao và 28,8 lựa chọn ở mức rất cao, chỉ có 2,3% cho rằng việc thực hiện ở mức rất thấp. Đây cũng là nội dung được phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trường học cho rằng việc thực hiện được diễn ra ở mức tương đối cao để trợ giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet (ĐTB = 3,91) (Xem phần phụ lục 5.2). Đối với học sinh bị nghiện internet, việc phát triển kỹ năng không chỉ giúp các em đối phó với những cảm xúc tâm lý tiêu cực (tức giận, buồn bã, thèm muốn, chống đối), mà điều quan trọng khác là giúp các em có được những kỹ năng cần thiết để cắt cơn cai nghiện và dự phòng sự tái nghiện trở lại sau này. Chẳng hạn, NVCTXHTH giúp HS nghiện internet hình thành kỹ năng đối phó với cơn thèm muốn, ví dụ: tập trung suy nghĩ về một vấn đề gì đó; viết nhật ký; thư giãn hoặc kỹ năng từ chối “Cảm ơn! Nhưng hôm nay mình có việc bận”, … Nhìn chung với kết quả trên cho thấy các trường đã quan tâm rất tốt đến phát triển kỹ năng cho HS nói chung và HS nghiện internet, qua đó giúp HS giảm thiểu nguy cơ bị nghiện internet và tái nghiện. Trao đổi với học sinh, các em cho rằng: 'hầu như các buổi chào cờ đầu tuần thầy hiệu trưởng và bí thư đoàn thanh niên đều nhắc đến hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ. Các thầy dặn dò học sinh rất nhiều vấn đề như không được thức quá khuya để chơi game; đến trường phải chú ý học tập, cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học trên lớp, …" (PVS, T.T.V, Nam, 14 tuổi, trường THCS Nhơn Bình).

Bên cạnh tổ chức tổ chức các hoạt động nêu trên, các thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học còn tích cực Tổ chức các cuộc thi; hoạt động văn nghệ như ca hát, múa, kịch, thơ ca, hoạt động ngoại khóa cho HS nói chung và HS nghiện internet nhằm hình thành các kỹ năng tâm lý – xã hội cần thiết. Đánh giá về nội dung hoạt động này có 42,4% HS được khảo sát cho là việc thực hiện ở mức cao và 21,8% ở mức rất cao. So với ý kiến của HS, phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH lại đánh giá việc thực hiện ở mức này là tương đối thấp (ĐTB = 2,20) bởi vì việc thực hiện nội dung này là những hoạt động mang tính chất chung cho các hoạt động phong trào của đoàn thanh niên chứ không phải tổ chức cho hoạt động trợ giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet. Các hoạt động văn nghệ, thể thao, giải trí, … trong trường học góp phần tích cực giúp HS nghiện internet giảm thời lượng truy cập mạng internet, đồng thời các em có cơ hội để tương tác, sinh hoạt nhóm với nhiều HS khác, từ đó giúp các em nâng cao đời sống tâm lý; thấy được giá trị của đời sống thực so với việc phải sống trong không gian ảo.

,4.30

,4.20

,4.10

,4.00

,3.90

,3.80

,3.70

,3.60

,3.50

,3.40

,3.30

4.24

3.85

3.82

3.87

3.66

3.72

THCS THCS

Quang Nhơn

Trung Bình

THCS

Ghềnh Ráng

THCS

THCS

Nhơn Hải Vân Canh

THCS Ân

Nghĩa

ĐTB

Về mức độ thực hiện hoạt động GDKN tâm lý – xã hội giữa các trường, kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy trường THCS Quang Trung là trường thực hiện hoạt động ở mức rất cao (ĐTB = 4,24), các trường còn có điểm trung bình tương đương nhau và dao động ở mức thực hiện cao (ĐTB từ 3,66 đến 3,87).


Biểu đồ 3.5. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội giữa các trường

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hình thức và chủ thể thực hiện, thông qua việc tìm hiểu thực tế và phỏng vấn cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học cho thấy phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống, các kỹ năng tâm lý cho HS nói chung và HS nghiện internet ở các trường là khá đa dạng. Chẳng hạn, tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các môn học như giáo dục công dân, văn học, lịch sử, …;phối hợp với các sở, ban ngành như Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Bình Định, Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn cho HS và cán bộ giáo viên về các chủ đề liên quan đến giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội; Trực tiếp tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, các hội thi liên quan cho HS nói chung; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức các hoạt động. Việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS nghiện internet được các trường triển khai không chỉ dựa vào thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học mà còn có sự kết hợp giữa cán bộ và giáo viên giảng dạy khác trong trường học.

Về hiệu quả của hoạt động, kết quả khảo sát từ biểu đồ 3.6 cho thấy về phía học sinh cho rằng nội dung hoạt động “Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet” có tính hiệu quả cao nhất (ĐTB = 3,90). Trong khi phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH việc thực hiện nội dung “Tổ chức các cuộc thi; hoạt động văn nghệ như ca hát, múa, kịch, thơ ca, hoạt động ngoại khóa” đạt kết quả cao nhất (ĐTB = 3,80), riêng nội dung Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet” có hiệu quả rất thấp (ĐTB = 2,24). Điều này được nhiều cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học cho là do kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn của họ còn thiếu, chưa được đào tạo nhiều về lĩnh vực này, đồng thời một số HS bị nghiện internet chưa thực sự chú tâm trong các hoạt động.


4.5

4

3.5

3

ĐTB

2.5

2

1.5

1

0.5

0

HS NGHIỆN INTERNET NVCTXH TH

3.94

3.6


2.24


3.8

Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet.v.v.

Tổ chức các cuộc thi; hoạt động văn nghệ như ca hát, múa, kịch, thơ ca, hoạt động ngoại khóa

Biểu đồ 3.6. Hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Như vậy, việc tổ chức các hoạt động nêu trên góp phần quan trọng giúp HS nghiện internet hình thành những kỹ năng quan trọng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, hạn chế thời gian lên mạng, có điều kiện tương tác với nhóm bạn và tham gia các hoạt động giải trí nhằm cải thiện đời sống tâm lý để hướng đến việc từ bỏ dần thói quen sử dụng mạng internet không tốt. Tuy vậy, qua tìm hiểu cho thấy việc thực hiện các nội dung kỹ năng tâm lý – xã hội chưa thực sự đa dạng, chỉ mang tính chất chung chung cho HS toàn trường chứ chưa có hoạt động đặc thù cho HS nghiện

internet; tần suất thực hiện các hoạt động chưa nhiều, chủ yếu thực hiện theo mốc thời gian được định sẵn từ đầu năm học; cán bộ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS còn kiêm nhiệm nhiều công việc giảng dạy văn hóa, họ cũng chưa được đào tạo nhiều về kiến thức CTXH trong tham vấn, tư vấn cho học sinh.

3.3.2.2. Các hoạt động can thiệp, vận động, kết nối giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet và phục hồi phát triển

3.3.2.2.1. Hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet

Trong hoạt động can thiệp, trị liệu đối với trường hợp HS có biểu hiện nghiện internet, thì tham vấn, tư vấn là hoạt động được NVXH sử dụng không chỉ để trợ giúp HS cải thiện các khía cạnh thuộc về lĩnh vực tâm lý/tinh thần và xã hội, mà còn để cung cấp cho HS những kiến thức hậu quả tiêu cực của nghiện internet; các cách thức, giải pháp giảm thiểu hành vi nghiện internet; tư vấn những thông tin liên quan đến luật pháp, chính sách về sử dụng mạng internet của Đảng và Nhà nước.v.v.

Bảng 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet


TT


Nội dung


Mức độ thực hiện (%)


ĐTB

1

2

3

4

5

1

Tư vấn về tác hại của việc nghiện

internet, game online

2,3

5,4

31,5

53,7

7,0

3,58


2

Tư vấn về phương pháp, kỹ năng cai nghiện internet, game online có hiệu

quả


16,3


15,6


44,0


19,8


4,3


2,80

3

Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần

1,9

3,9

21,0

56,4

16,7

3,82

4

Tư vấn về chăm sóc sức khỏe

12,1

21,4

43,6

21,0

1,9

2,79

5

Tư vấn những vấn đề liên quan đến tình

bạn, tình yêu

11,3

31,5

38,1

18,3

0,8

2,66

6

Tư vấn giúp cải thiện tốt mối quan hệ

với gia đình

7,4

21,0

56,4

14,0

1,2

2,81

7

Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy

định liên quan đến sử dụng internet

1,2

3,9

22,6

65,0

7,4

3,74

8

Tư vấn về các trung tâm hỗ trợ cai

nghiện internet, game online

3,5

14,8

67,3

14,4

0,0

2,93

9

Điểm TBC


3,14

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3; Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về mức độ thực hiện, theo ý kiến trả lời của HS nghiện internet từ bảng 3.9 cho

thấy, nội dung liên quan đến hoạt động tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần cho HS nghiện internet của cán bộ trường học được đánh giá với số điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 3,82), tương đương việc thực hiện ở mức cao trong trợ giúp HS nghiện internet. Trong đó có 56,4% cho là mức cao và 16,7% được thức hiện ở mức rất cao trong tham vấn cho HS. Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động trợ giúp HS nghiện internet xóa bỏ những áp lực tâm lý như lo lắng, mặc cảm, tự ty, … vốn nảy sinh do quá trình sử dụng internet gây nên, từ đó giúp các em ổn định về mặt tinh thần, sức khỏe, biết cách huy động các tiềm năng bản thân để thực hiện quá trình thay đổi hành vi nghiện internet theo chiều hướng tích cực.

Một hoạt động khác cũng được HS nghiện internet cho là triển khai ở mức cao đó là “Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet, ĐTB là 3,74”, trong đó có 65% HS cho rằng các em luôn nhận được sự tư vấn từ NVCTXHTH. Hiện nay có rất nhiều văn bản do các bộ ngành có liên quan như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục & ĐT; Bộ Công An, … đưa ra những quy định có ràng buộc về mặt pháp lý như độ tuổi, thời gian sử dụng internet, các nội dung cấm giới trẻ không được sử dụng; các văn bản hướng dẫn cách giáo dục phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến không lành mạnh, … là những nội dung rất quan trọng, nhưng bản thân nhiều HS nghiện internet không nắm được điều này. Do vậy, việc các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định rất chú trọng triển khai thực hiện tư vấn về luật pháp, các nội quy, quy định là điều cần thiết giúp HS nghiện nhận thức được những ràng buộc về mặt pháp lý để các em thay đổi ý nghĩ, điều chỉnh hành vi sử dụng internet theo chiều hướng tích cực hơn.

Không chỉ được tư vấn về đời sống tâm lý, tư vấn về luật pháp, HS nghiện internet còn được NVCTXHTH “Tư vấn về tác hại của việc nghiện internet, game online” ở mức thường xuyên. Cụ thể có 53,7% HS trả lời hoạt động được thực hiện ở mức cao. Nếu tư vấn tâm lý giúp HS nghiện ổn định trạng thái tinh thần để thực hiện tốt các chức năng xã hội của bản thân, thì tư vấn về tác hại của nghiện internet là cách thức trị liệu tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh có hành vi nghiện internet. Một khi nhận thức được nâng cao, tư duy thay đổi, bản thân HS nhận ra hậu quả của việc quá lạm dụng vào mạng internet thì các em sẽ dần thay đổi về hành vi sử dụng internet theo chiều hướng có lợi cho bản thân. Theo học sinh T.V.Đ (lớp 9, trường THCS Ghềnh Ráng): "Em biết sử dụng internet từ lúc còn học tiểu học, em vào mạng chủ yếu chơi game. Trung bình ngày nghỉ học em thường chơi từ 3 đến 5 giờ đ ng h . Cô giáo biết em là người chơi game nhiều, nên thi thoảng cô có gặp riêng và nói với em về

những ảnh hưởng của việc chơi game nhiều đến sức khỏe, hành vi, kết quả học tập. Mỗi lần được cô giáo khuyên răn, em cảm thấy được nhiều điều rất bổ ích và em đã cố gắng giảm dần việc chơi game của mình nhiều hơn để tập trung cho việc học tập" (Đ.L.T, Nam, 14 tuổi).

So với ý kiến trả lời của HS nghiện internet thì phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH lại đánh giá việc thực hiện “Tư vấn về chăm sóc sức khỏe” cho HS nghiện internet được thực hiện ở mức cao nhất (ĐTB = 3,72) (Xem phụ lục 5.2). Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe là cần thiết giúp HS nghiện internet biết cách điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, cách ăn uống, … nhằm hạn chế sự suy dinh dưỡng về cơ thể do hậu quả của việc dành thời gian quá nhiều cho mạng internet. Ở những nội dung tư vấn còn lại như tư vấn nhằm cải thiện tốt mối quan hệ với gia đình; vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu Tư vấn về các trung tâm hỗ trợ cai nghiện internet, game online đều được hai nhóm khách thể đánh giá thực hiện ở mức trung bình.

So sánh về mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn giữa các trường, kết quả từ biểu đồ 3.7 cho thấy việc thực hiện hoạt động này đều ở mức trung bình. Trong đó cao nhất là THCS Ghềnh Ráng (ĐTB = 3,32) và thấp nhất là THCS Nhơn Hải (ĐTB

3.25

3.2

3.22

3.15

3.1

3.05

3

2.95

2.9

2.85

3.17

3.16

3.08

3.09

2.99

THCS

Quang Trung

THCS THCS

Nhơn Bình Ghềnh

Ráng

THCS

Nhơn Hải

THCS Vân THCS Ân

Canh

Nghĩa

ĐTB

= 2,99). Thực hiện kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn cho HS nghiện internet giữa các trường THCS trong mẫu nghiên cứu (p = 0,52 > 0,05) (Xem phụ lục 5.4).


Biểu đồ 3.7. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn giữa các trường

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hình thức thực hiện, để thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn đối với HS nghiện internet, cán bộ trường học đã thực hiện dựa trên nhiều hình thức khác nhau.

Bảng 3.10. Ý kiến học sinh về các hình thức tư vấn, tham vấn cho HS nghiện internet



Hình thức

Ý kiến

phản hồi

% trường hợp

SL

Tư vấn trực tiếp cho từng học sinh

46

17,9

Tư vấn trực tiếp cho nhóm nhiều học sinh

99

38,5

Tư vấn qua các phương tiện truyền thông: Loa phát

thanh của trường, điện thoại di động

84

32,7

Tư vấn cho gia đình

69

26,8

Các hình thức tư vấn khác

48

18,7

Không có một hình thức tư vấn nào

57

22,2

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Trong đó, theo ý kiến trả lời của HS nghiện internet thì hình thức Tư vấn cho nhiều nhóm học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%), tiếp theo là Tư vấn qua các phương tiện truyền thông: Loa phát thanh của trường, tivi, … (32,7%); tư vấn thông qua gia đình của học sinh (26,8%). Các hình thức khác được ít áp dụng hơn là Tư vấn trực tiếp cho từng học sinh (17,9%); hình thức khác (18,7%) và có 22,2% ý kiến học sinh cho rằng có có một hình thức tư vấn nào được áp dụng.

Về chủ thể tham gia thực hiện, có thể nhận thấy các hoạt động tư vấn, tham vấn đã được triển khai như tham vấn tâm lý, tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet; các tác hại của việc bị nghiện internet cho HS nghiện internet, … dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Đây là những hoạt động có tính chất nghề CTXH rõ rệt, tuy vậy những hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học, do đó những hoạt động này vẫn còn mờ nhạt, chưa có chiều sâu. Điều này được thể hiện ở chỗ việc triển khai chỉ được thực hiện khi HS nghiện internet gặp khó khăn, các em tự tìm đến nhờ tham vấn thì nhân viên kiêm nhiệm CTXHTH mới thực hiện, nghĩa là các hoạt động đang diễn ra một cách thụ động. Hơn nữa việc tham vấn còn thực hiện đơn điệu, mang tính chất cho lời khuyên mà chưa đưa ra cách thức để HS xóa bỏ những ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Theo chia sẻ của nam học sinh: “Nhiều lúc em cũng bị sự căng thẳng, áp lực do

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí