Cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phốcăn cứ vào sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên thành phố và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đoàn trường và phối hợp với các đơn vị liên quan để chỉ đạo, triển khai thực hiện các hoạt động phong trào, nhiệm vụ chính trị trong nhà trường và trên địa bàn thành phố.
Cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố giữ vai trò trọng tâm, chủ chốt trong công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường và trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông là cơ quan cấp trên các chi đoàn, chỉ đạo, triển khai, thực hiện các hoạt động đến ĐVTN, học sinh thông qua Ban Chấp hành Chi đoàn.
Cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thực hiện vai trò “kép”, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức đoàn. Là đối tượng thực hành, thực hiện sự chỉ đạo của Thành đoàn, Ban Thường vụ Đoàn trường, đồng thời là chủ thể chỉ đạo các hoạt động Đoàn đến ĐVTN, học sinh các Chi đoàn.[2].
1.3.1.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của Cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông và tầm quan trọng của kỹ năng hoạt động xã hội trong hoạt động Đoàn
- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị
Có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đối với chức danh Bí thư đoàn trường, cán bộ đoàn là người đang tham gia học tập, công tác tại trường; có hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kiến thức về công tác Đoàn.
Bí thư đoàn trường có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghiệp vụ công tác Đoàn.
Có kỹ năng, phương pháp tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động Đoàn; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại với cán bộ ĐVTN, học sinh.
Có kỹ năng lập kế hoạch, khai thác, tiếp nhận và xử lý các vấn đề.
- Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Các Trường Thpt.
- Hoạt Động Xã Hội Và Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minhcác Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Xã Hội Cho Cán Bộ Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Điều lệ Đoàn thanh niên, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công tác Đoàn, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ, gắn bó với cán bộ, ĐVTN, học sinh.
Trong tiêu chuẩn đối với cán bộ Đoàn thanh niên các cấp, đặc biệt là cán bộ Đoàn thanh niên các trường THPT, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã nhấn mạnh đến tiêu chuẩn về các bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.
Cán bộ Đoàn các cấp có các năng lực tổ chức hoạt động xã hội sẽ trở nên năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn; biết cách tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả; nắm bắt, phân tích, nhận định, đánh giá hoạt động sát thực; phát hiện những vấn đề khó khăn, tồn tại, bất cập và đề ra được các giải pháp khắc phục kịp thời; biết cách tổ chức và phối hợp các hoạt động, nâng cao khả năng làm việc, huy động sự ủng hộ, tham gia của ĐVTN, học sinh; tập hợp, thu hút hội viên; vận động được nguồn lực để tổ chức hoạt động; phát huy được vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị nhà trường, đóng góp tích cực cho công tác đoàn của tỉnh nói riêng và phong trào thanh niên toàn quốc nói chung.
1.3.1.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông
a. Mục tiêu bồi dưỡng
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, ĐVTN, học sinh nhà trường có đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo đáp ứng theo vị trí, nhiệm vụ học tập, công tác; thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đoàn thanh niên trong thời kì CNH-HĐH hội nhập quốc tế.
b. Nội dung bồi dưỡng
Do đặc thù của cán bộ Đoàn được bầu qua các nhiệm kỳ, thường xuyên có sự thay đổi, luân chuyển qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn trường. Hơn nữa số lượng ít vì vậy cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau về chuyên môn nên việc bổ sung kiến thức chuyên đề, năng lực tổ chức hoạt động và nghiệp vụ công tác đoàn cho cán bộ đoàn là nội dung quan trọng, đảm bảo cho hoạt động Đoàn ở nhà trường được triển khai một cách hiệu quả.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn
Mỗi một cán bộ đoàn trường THPT ngoài các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định, để có được NLTCHĐXH, họ phải được tham gia khóa bồi dưỡng về những kiến thức về TCHĐXH cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ công tác Đoàn thanh niên nhằm giúp cán bộ Đoàn, đặc biệt là cán bộ mới công tác nắm được những nhiệm vụ trọng tâm công tác Đoàn và phong trào thanh niên, biện pháp, cách thức tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động xã hội hiệu quả.
Kiến thức về TCHĐXH được xác định trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn, cụ thể như: kiến thức phát triển kinh tế, văn hóa, quản lý, giáo dục con người, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán người…
- Tổ chức bồi dưỡng các phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trường THPT
Cán bộ Đoàn các trường THPT cùng lúc thực hiện vai trò “Kép” vừa thực hiện triển khai, tổ chức thực hiện hoạt động, vừa chỉ đạo cán bộ cấp dưới triển khai thực hiện vì vậy đòi hỏi cán bộ Đoàn cấp trường cần có các năng lực tổ chức hoạt động để đảm bảo hiệu quả công tác Đoàn của Nhà trường. Năng lực cơ bản, cán bộ Đoàn trường THPT cần được bồi dưỡng, trang bị như:
+ Năng lực tuyên truyền, vận động: Để thực hiện một nhiệm vụ, phong trào công tác Đoàn hay một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần có các kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên. Trong quá trình tuyên truyền vận động cần diễn đạt dễ hiểu, quan tâm đến người nghe, giải quyết thắc mắc, gây ảnh hưởng, tạo uy tín,…
Cán bộ Đoàn phương pháp dùng lời nói trực tiếp, phương tiện phi ngôn ngữ tác động đến một đối tượng cụ thể - một người hoặc nhiều người - về một vấn đề nhất định, nhằm giáo dục, giải thích, nâng cao kiến thức, giúp đối tượng nhận thức đúng sự việc và định hướng cho họ tự điều chỉnh thái độ tư tưởng, hành vi ứng xử để thích ứng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.Để đạt hiệu quả tuyên truyền cao, cán bộ Đoàn cần phải dày công tích luỹ, chuẩn bị đề cương, phải có nghệ thuật vượt qua hàng rào ngăn cách ban đầu về mặt tâm lý, gây thiện cảm, gây sự chú ý của người nghe từ khi bắt đầu buổi nói chuyện; phải biết tạo ra nhu cầu, kích thích, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe trong suốt buổi nói; biết kết luận đúng cách để khi kết thúc còn đọng lại những điều cần thiết cho người nghe tiếp tục suy nghĩ.Cán bộ Đoàn chính là người làm công tác thanh vận (vận động thanh niên). Vì vậy, phương pháp chủ yếu mà người cán bộ Đoàn cần áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ là vận động, thuyết phục thông qua các hoạt động tuyên truyền, thảo luận dân chủ hay qua kết quả công việc thực tế. Sự vận động, thuyết phục nhằm đạt tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động của từng cá nhân, tập thể đối với những công việc nên làm, phải làm.
Năng lực sử dụng phương tiện giao tiếp: Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu được đó là kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Để làm tốt công tác tổ chức hoạt động xã hội, người cán bộ Đoàn phải có khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp như: Sự lắng nghe chăm chú, Diễn đạt đơn giản, Văn phong trong sáng, rõ ràng, cử chỉ nhanh nhẹn, hoạt bát...
Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của Thanh niên, là người xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ đó họ phải là người có tâm huyết với các hoạt động xã hội. Nắm vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng. Thông thạo nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên. Nghĩa là, trong quá trình tổ chức các hoạt động xã hội, người cán bộ Đoàn sử dụng ngôn ngữ thông dụng bằng cách xây dựng những câu mang một thông điệp đơn giản. Các từ và câu càng đơn giản bao nhiêu thì người nghe càng dễ hiểu và dễ nắm bắt bấy nhiêu.
Việc lắng nghe ý kiến người khác là một yêu cầu quan trọng đối với cán bộ Đoàn trong qua trình tổ chức hoạt động xã hội. Qua lắng nghe, người cán bộ Đoàn có thể hiểu tâm tư, nguyện vọng của thanh niên; để biết những yêu cầu mà mình đưa ra có được các thành viên tiếp nhận một cách tự giác hay không. Tuy nhiên, sự lắng nghe không có nghĩa là thụ động mà phải biết giải thích, đối đáp, hướng dẫn, hiểu được những băn khoăn lo lắng của thanh niên để tháo gỡ, giải quyết.
Ban chất của tổ chức hoạt động xã hội là khơi gợi, lan tỏa được ý nghĩa của hoạt động xã hội đến mọi đoàn viên. Do đó, bên cạnh sức trẻ, lòng nhiệt huyết, người cán bộ Đoàn còn phải có cử chỉ, tác phong đĩnh đạc, nhanh nhẹn và thái độ thân thiện (biểu lộ qua ánh mắt, nụ cười..) để tạo được niềm tin đối với đoàn viên, từ đó tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của Đoàn viên.
Năng lực thiết lập mối quanhệ: Người cán bộ Đoàn trong nhà trường phổ thông phải quan hệ với các mối quan hệ đa chiều: Quan hệ với cán bộ Đoàn cấp trên, Quan hệ với cán bộ Quản lý nhà trường, Quan hệ với các cán bộ Đoàn thuộc các chi đoànbạn, Quan hệ với các đoàn viên trong chi đoàn do mình phụ trách và các đoàn viên trong chi đoàn bạn.... Với mỗi mối quan hệ ấy, cán bộ Đoàn phải gây được ấn tượng tốt đẹp mới có thể thành công trong triển khai nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xãhội. Muốn vậy, người cán bộ Đoàn phải rèn cho mình kỹ năng thiết lập mối quan hệ. Để có thể thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp, các cán bộ Đoàn cần lưu ý một số yếu tố sau:
+ Trò chuyện: Không có mối quan hệ nào có thể phát triển nếu những mắt xích ở trong đó không trò chuyện, chia sẻ cùng nhau. Đơn giản chỉ là vài câu trao đổi về tình hình học tập, cuộc sống... Chính từ những cuộc trò chuyện ấy, người cán bộ Đoàn sẽ xích lại gần hơn với những người xung quanh, từ đó việc triển khai hoạt động cũng sẽ dễ dàng hơn.
+ Quan tâm đến nhau: Con người - ai cũng muốn được lắng nghe, được tôn trọng. Muốn được các cán bộ Đoàn cấp trên, cán bộ quản lý nhà trường, các đoàn viên ủng hộ ủng hộ trong việc tổ chức các họa động xã hội, trước hết mỗi cán bộ Đoàn phải luôn thể hiện được sự tôn trọng họ, mong đợi được nghe họ chia sẻ.
+ Hỗ trợ/ Giúp đỡ: Trước khi “nhận lấy” cần tập cách “cho đi”. Một sự có mặt, sự trợ giúp đúng lúc của người cán bộ Đoàn ý nghĩa hơn vạn lời hoa mỹ mà sáo
rỗng. Quan tâm vừa đủ, tinh tế vừa đủ là nguyên liệu cần thiết cho công thức này đảm bảo chongười cán bộ Đoàn thành công trong tổ chức hoạt động xã hội.Có thể thấy rằng, người xây đắp mối quan hệ bằng sự chân thành, sẻ chia, luôn xứng đáng được nhận lại sự yêu mến và tin tưởng.
+ Tạo nên giá trị: Người cán bộ Đoàn phải cho những người xung quanh thấy giá trị đem lại từ các hoạt động xã hội. Đó là sự thay đổi về nhận thức, về thái độ và hành vi của những người xung quanh, thu hút họ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội do Đoàn trường phát động để tạo sự lan tỏa trong nhà trường và cộng đồng.
Năng lực xử lý tình huống: Trong quá trình tổ chức hoạt động xã hội, chắc chắn người cán bộ Đoàn không tránh khỏi những lúc phải đối diện với những tình huống phát sinh. Sự khéo léo trong cách xử lí tình huống sẽ giúp người cán bộ Đoàn hoàn thành việc tổ chức hoạt động xã hội và giữ được mối quan hệ thầy trò, đồng chí, bạn bè tốt đẹp.Biết cách xử lý các tình huống trong công tác Đoàn, tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của ĐVTN, học sinh tại nhà trường, các vấn đề xã hội bức xúc, các điểm nóng liên quan đến cán bộ, ĐVTN, học sinh tại nhà trường,… Năng lực quản lý, lãnh đạo: Người cán bộ Đoàn muốn lan tỏa tinh thần tham
gia hoạt động xã hội đến các đoàn viên, họ phải là người có kĩ năng quản lý, lãnh đạo. Cụ thể: Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn; Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tổ chức sinh hoạt tư tưởng; Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công nhiệm vụ cho ủy viên Ban chấp hành; Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc và tư tưởng; Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định.Điều hành tổ chức các cuộc họp của BCH, hội thảo cán bộ, ĐVTN, học sinh, phân công phân nhiệm cho ủy viên Ban Chấp hành; quản lý cán bộ cơ sở về hoạt động, chính trị, tư tưởng.
Năng lực tổ chức hoạt động, sự kiện: Người cán bộ Đoàn phải biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào; Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn; Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động; Tổ chức trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ; Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.
+ Năng lực giám sát, đánh giá hoạt động: Hoạt động Đoàn mang bản chất là hoạt động xã hội, có tính phong trào, kết quả thực hiện nhiều hoạt động vừa mang tính định lượng, vừa có tính chất định tính. Cán bộ Đoàn các trường THPT cần có kỹ năng giám sát, đánh giá hoạt động Đoàn tại cơ sở để chỉ đạo, triển khai, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.Kỹ năng lắng nghe:
c. Các phương pháp, hình thức bồi dưỡng
Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho cán bộ Đoàn trường THPT cần được thực hiện thông qua nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
* Phương pháp bồi dưỡng
- Sử dụng phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chuyên đề: phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhay -> Phương pháp lấy giảng viên làm trung tâm.
- Phương pháp thực hành: cho cán bộ Đoàn trực tiếp thực hành xử lý tình huống, tự tổ chức các hoạt động, trên cơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hoạt động hiệu quả -> Phương pháp lấy người học làm trung tâm.
- Phương pháp cùng tham gia: có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trò là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi…).
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: giúp cán bộ Đoàn nhận diện và thảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loại vấn đề nào đó để từ đó cán bộ Đoàn có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từ một tình huống, trường hợp cụ thể.
- Phương pháp xử lý tình huống và phương pháp dự án.
* Hình thức bồi dưỡng
- Cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp, chuyên môn, nghiệp vụ tại Trung ương, tại tỉnh, thành phố.
- Mời các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia cao cấp bồi dưỡng về kiến thức chuyên đề, phương pháp, kỹ năng hoạt động tại tỉnh, thành phố.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn cho cán bộ Đoàn trường học tại tỉnh, thành phố về kỹ năng tổ chức hoạt động xã hội.
- Hỗ trợ nguồn lực, trực tiếp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn, ĐVTN ngay tại Nhà trường.
- Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng từ phía các dự án theo từng lĩnh vực.
- Bồi dưỡng qua các hình thức tham quan hoạt động thực tế, thăm các mô hình hoạt động tại cơ sở.
- Trang thiết bị tài liệu tự nghiên cứu, tự học, tự rèn luyện.
d. Quy trình bồi dưỡng
Quy trìnhbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐXH
- Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Phân tích công tác tổ chức hoạt động xã hội, Phân tích công tác tổ chức hoạt động xã hội.
- Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).
- Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội như sau:
+ Làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đề bồi dưỡng, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cán bộ Đoàn.
+ Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng và phân tích nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.
+ Đánh giá thực trạng về thực hiện công tác tổ chức hoạt động xã hội.
+ Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.
+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4.
+ Xác định các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn.
Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội