Những Giải Pháp Về Xã Hội Hóa Hoạt Động Giáo Dục Ở Tỉnh Ninh Thuận Những Năm Tới‌

CHƯƠNG 3 - NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN NHỮNG NĂM TỚI‌


3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục ở Ninh Thuận theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (từ nay đến năm 2010)‌

"Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cấp thiết bị đạt chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của nhân dân"

" Đến năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông cho lứa tuổi thanh niên ở thị xã Phan Rang-Tháp Chàm và 3 thị trấn. Trên 50% lao động trong độ tuổi (từ 18 -30) được đào tạo, học nghề và dạy nghề trong tỉnh. Mọi người trong độ tuổi lao động phải có tay nghề, có kiến thức chuyên môn, chủ động tìm kiếm việc làm" [14; 57]

3.2. Mục tiêu xã hội hóa hoạt động giáo dục


Với quan điểm


"Cùng với sự phát triển theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực là nhằm nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất và kiến thức, đạo đức và lối sông, tạo sự chuyển biến theo hướng thực hiện công bằng xã hội: Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược đối với tỉnh nhà" [14;89]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã đề ra mục tiêu xã hội hóa hoạt động giáo dục từ nay đến 2005:

" Tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hóa, xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đầu tư đúng mức, đủ lớp, đủ trường, đủ giáo viên để đáp ứng 95% số người trong độ tuổi được đến trường. Thực hiện đa dạng hóa hình thức giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông..." [14; 88; 89]

Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 9


núi.

Một số mục tiêu cụ thể


- Nâng tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp vào bậc trung học phổ thông đạt 70%.


- Củng cố kết quả xoa mù chữ, chống tái mù chữ nhất là ở vùng nông thôn, miền


- Hoàn thành phổ cập trang học cơ sở tại thị xã và 3 thị trấn huyện lỵ.


- Tăng cường số học sinh ở các xã vùng núi cao, học sinh dân tộc vào các trường

dân tộc nội trú.


- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thông giáo dục phổ thông cả về kiến thức, tư tưởng và đạo đức.

- Đào tạo đủ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp, các môn học.


- Bảo đảm 100% trường lớp trong hệ thống phổ thông ( cả đồng bằng, miền núi, ven biển) đều được kiên cố và bán kiên cố, Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đều có nhà ở, tiện nghi cho giáo viên từ xa đến.

- Chấm dứt lớp học ca ba. trang bị máy tính đến tất cả các trường trung học phổ thông, và các trường trung học cơ sở ở thị xã và 3 thị trấn.

- Khuyến khích phát triển mạnh các lớp tư thục thuộc hệ mầm non ở thị xã, thị trấn và nông thôn đặt trong sự quản lý chuyên môn của ngành giáo dục.

- Phát triển mạnh công tác đào tạo, dạy nghề tạo nguồn lao động có kiến thức, có chuyên môn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về chất lượng của thị trường lao động trong tỉnh, các khu công nghiệp và thị trường lao động ở nước ngoài.

- Phấn đấu để ít nhất có 70% lao động trẻ từ 18 -35 tuổi có kiến thức trung học cơ sở và 30% lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề , các trường đại học, cao đẳng trong, ngoài tỉnh.

3.3. Những giải pháp xã hội hóa hoạt động giáo dục cụ thể‌


Để thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu XHHHĐGD mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ X đã đề ra từ nay đến năm 2010, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục về XHHHĐGD cho cấc ngành, các cấp, các lực lương xã hội, các tầng lớp nhân dân và cán bậy giáo viên, công nhân viên, học sinh, học viên ở các trường‌

Việc nâng cao nhận thức trong xã hội về giáo dục, XHHHĐGD sẽ góp phần quan trọng chuyển đổi hành vi xã hội theo nhận thức đó. Nên mặc dầu đã có những kết quả đáng ghi nhận, song vẫn cần phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của quần chúng, từ chỗ còn thụ động đến mức độ ngày càng cao hơn là chủ động, tự giác, tự nguyện; cá nhân hoặc tổ chức tham gia làm giáo dục với một hiểu biết và tình cảm sâu sắc, từ đó gánh vác trách nhiệm nhiệt tình, đầy đủ hơn.

Các nội dung cần tuyên truyền

Về vai trò của giáo dục trong chiến lược phát triển


- Cần tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, nội dung giải pháp của Nghị quyết TW2 khóa VIII và đặc biệt là Văn kiện Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương khóa IX (báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết TW2 Khóa VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010) làm sao cho tinh thần Nghị quyết đi vào cuộc sống, giúp mỗi cơ quan, tổ chức, đoàn thể, gia đình, cá nhân có những hiểu biết nhất định về mục tiêu, nội dung giáo dục - đào tạo , về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục để có thể tham gia thiết thực vào các kế hoạch đã và đang triển khai tại địa bàn công tác, nơi sinh sống.

- Tuyên truyền phổ biến "Luật giáo dục" đã được Quốc hội thông qua ngày 1/12/1999 cùng các văn bản hướng dẫn dưới luật cho toàn dân hiểu, tự giác chấp hành theo luật.

Về bản chất, nội dung, ý nghĩa của XHHHĐGD


Cần phải tuyên truyền để khẳng định XHHHĐGD là giải pháp mang tính chiến lược đúng đắn, là cách làm giáo dục không riêng chỉ ở Việt Nam mà là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt cần khắc phục quan niệm coi XHHHĐGD có mục đích chính là huy động sự đóng góp tiền, của trong nhân dân để phát triển giáo dục, hoặc quan niệm của một số người xem giáo dục cũng là "dịch vụ công" đồng

nghĩa với hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh rằng ở đâu cỏ giáo dục bị thương mại hóa hoặc được tổ chức theo kiểu dịch vụ đơn thuần thì ở đó xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại.

- Cần làm rõ vai trò lãnh đạo của cấp uy Đảng trong việc tập hợp các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong quá trình thực hiện XHHHĐGD.

- Với các cấp chính quyền, cần xác định rõ việc huy động các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục ở mỗi.địa phương là hỗ trợ cho việc điều hành, chỉ đạo, quản lý của Nhà nước chứ không phải làm thay Nhà nước, nên tránh thái độ khoan trắng công tác giáo dục cho xã hội hoặc cho ngành giáo dục- đào tạo mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các lực lượng để thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.

- Đối với các lực lượng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền để mọi người thấy rõ hơn XHHHĐGD không chỉ mang lại kết quả cho ngành giáo dục mà còn mang lại lợi ích cho từng cá nhân, từng hộ gia đình và cao hơn là mang lại lợi ích cho từng cộng đồng và cả quốc gia.

Hình thức tuyên truyền


- Nên biên soạn thành các tài liệu ngắn, gọn dễ hiểu để phát cho từng gia đình, cha mẹ học sinh, trường cũng kết hợp phổ biến tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình, các buổi nói chuyện chuyên đề về giáo dục..hoặc thông qua diễn đàn Đại hội giáo dục hoặc Hội nghị giáo dục các cấp.

-Ở khu vực đông dân cư, các trục lộ chính nên có khẩu hiệu, panô,... về ý nghĩa nội dung, giải pháp thực hiện XHHHĐGD.

Biện pháp này cần được tiến hành thường xuyên liên tục, bởi lẽ giáo dục- đào tạo luôn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi mặt đời sống xã hội. Mặt khác, cần kết hợp giới thiệu những kinh nghiệm hay, điển hình tốt trong phong trào XHHHĐGD ở từng địa bàn trong tỉnh qua đó để nhân rộng điển hình.

3.3.2.Thu hút các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt‌

XHHHĐGD không chỉ là sự đóng góp tiền của xây dựng cơ sở vật chất nhà trường mà còn phải vận động xã hội tham gia vào việc giải quyết những vấn đề của giáo dục nhằm mục đích giáo dục con người, hình thành và phát triển nhân các con người vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

a) Các lực lượng xã hội có tiềm năng và thực sự có khả năng tham gia vào quá trình giáo dục- đào tạo qua những nội dung sau

Tham gia cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường Căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội với những nhu cầu về dân trí, nhân lực và nhân tài mà các cáp Uy Đang, chính quyên, các ngành và các tô chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh có thể đề xuất những yêu cầu về đào tạo và giáo dục đối với nhà trường như quy mô phát triển, việc phổ cập giáo dục, việc đào tạo nghề.. .dự tính cả việc sử dụng học sinh ra trường, nhất là tính toán nguồn nhân lực, đội ngũ lao động theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề.

Tham gia sưu tầm, cung cấp tư liệu để biên soạn các tài liệu, các bài giảng trong nội dung giáo dục phần mềm của các chương trình giảng dạy ở nhà trường (lịch sử, địa lý, văn hóa, nghề truyền thống địa phương, truyền thống cách mạng, kinh nghiệm SXKD...). Ngoài ra, còn tham gia cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục dưới các hình thức báo cáo chuyên đề, nói chuyện theo chủ đề ngày chủ điểm, ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc, của địa phương, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia kiến, thực tập ở các cơ sở sản xuất kinh doanh...

Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục cho nhà trường bên cạnh hoạt động chính khóa như: Thành lập "Nha học đường" trong trường, giáo dục dân số, giới tính, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tập luyện thi đấu TDTT, hội diễn văn nghệ, giao lưu văn hóa... nhằm xây dựng môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giáo dục - đào tạo.

Tham gia công tác xoa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, vận động cha mẹ học sinh đưa con ra lớp nhân ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động, ủng hộ học sinh tham gia các kỳ thi tuyển học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các cấp, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học có thể tiếp tục học tập.

Tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức học tập, các loại hình trường lớp

: mở các nhóm trẻ gia đình, các lớp học tình thương, lớp học linh hoạt chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em lang thang,cơ nhỡ... Phát triển các trường, lớp bán trú, trường dân lập, trường tư thục, hình thành các cơ sở dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên (ở tỉnh), Trung tâm học tập cộng đồng ( ở các xã).

Tham gia đóng góp gây dựng các loại quỹ: quỹ bảo trợ học đường, quỹ vì tuổi thơ, quỹ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khuyên học, quỹ dòng tộc... Đồng thời đặt ra nhiều giải thưởng (Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh...) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, khen thưởng học sinh, sinh viên nghèo, diện chính sách hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chát trường lớp, tâm cường trang thiết bị dạy học cho nhà trường, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho dáo viên...

Tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp cho HS,SV, tạo ra địa chỉ đào tạo (giải quyết bế tắc đầu ra) theo đơn đặt hàng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục ( các đơn vị sản xuất kinh doanh).

Có thể nói về thực chất XHHHĐGD chính là xây dựng được cơ chế phối hợp các lực lương trong toàn xã hội tự nguyện tự giác tham gia các hoạt động giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chủ động phát động của nhà trường (với vai trò là trung tâm, nòng cốt). Thực tế các trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa phát huy hết vai trò nòng cốt của mình, do vậy cần lưu ý thường xuyên thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Nhà trường tích cực tư vấn, tham mưu cho sở, Phòng GĐ-ĐT, cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể đồng cấp.

- Nhà trường phải tham gia tổ chức, điều hành, kiểm tra hoạt động giáo dục và việc quyết định triển khai các chủ trương cụ thể của cấp uy, chính quyền trên địa bàn liên quan đến XHHHĐGD.

- Nhà trường kiên trì vận động nhân dân trong việc tiếp nhận các chủ trương, biện pháp giáo dục từ đó có tác động thống nhất, tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

- Nhà trường phải phối hợp tốt với các đơn vị giáo dục trên cùng địa bàn, hội CMHS, các đoàn thể xã hội để huy động học sinh ra lớp, người trong độ tuổi tham gia các lớp XMC, PCGD, quan tâm giáo dục đạo đức học sinh kể cả trong và ngoài nhà trường, tổ chức hoạt động hè, thực hiện việc khuyến dạy, khuyên học cho giáo viên và học sinh.

- Nhà trường phải quan hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, gắn bó đồng bộ với các lực lượng xã hội để tạo nên sức mạnh cộng đồng, tự nguyện làm giáo dục vì cộng đồng.

Để thực sự thu hút được các lực lượng xã hội tham gia tốt các hoạt động giáo dục, các ngành chức năng và nhà trường phải xác định rõ vai trò của từng thành viên để có biện pháp tác động thích hợp. mang lại hiệu quả thiết thực.

b) Vai trò của các lực lượng xã hội tham gia XHHHĐGD

Đảng Đảng ủy có trách nhiệm đề ra các chủ trương, ra những nghị quyết về XHHHĐGD, xác định rõ mục tiêu, phương hướng, chỉ đạo các giải pháp lớn, nhỏ thật cụ thể, sát với hoàn cảnh địa phương, có biện pháp giải quyết các điều kiện thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả XHHHĐGD ở địa phương.

Đảng ủy có trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể, quần chúng thực hiện những Nghị quyết trên. Để Đảng lãnh đạo tốt XHHHĐGD cần có sự hỗ trợ của cơ quan Đảng trước hết là Ban Tuyên giáo và các cán bộ chuyên trách tuyên giáo ở địa phương - đây là bộ phận tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, đồng thời theo dõi suốt quá trình giúp cấp ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng.

Hội đồng nhân dân (HĐND) Là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng về mọi mặt của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân bàn bạc, cụ thể hóa các chủ

trương , phương hướng của cấp trên, của Đảng ủy cùng cấp, hoạch định các chương trình, kế hoạch, cân đối các điều kiện thực hiện như ngân sách, đội ngũ, cơ sở vật chất.v.v..

Hội đồng nhân dân phân rõ trách nhiệm cho các tổ chức, các cơ quan, ban ngành, động viên các lực lượng cùng tham gia XHHHĐGD dưới sự quản lý của Nhà nước. HĐND giao trách nhiệm cho ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết về XHHHĐGD dưới sự giám sát, hỗ trợ của mình.

y ban nhân dân (UBND)


ủy ban nhân dân là cơ quan hành pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục theo qui định về sự phân cấp giáo dục.

Ủy ban nhân dân được HĐND cùng cấp giao trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động về XHHHĐGD, thực hiện các chủ trương của Đảng, của ngành chuyên môn (ngành GD-ĐT) được phổ biến từ cấp trên. Trong việc XHHHĐGD, UBND các cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, phôi hợp các lực lượng xã hội làm giáo dục. Để thực hiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch về XHHHĐGD, UBND cần dựa vào sự tham mưu của ngành dọc, của các trường, của HĐGD cấp cơ sở, quán triệt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ.

Các ngành trong bộ máy Nhà nước


* Ngành Tổ chức - cán bộ và ngành Lao động - Thương binh - Xã hội


Các ngành này tham gia XHHHĐGD theo chức năng và nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm xác định đủ biên chế đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục theo quy định chung và chiếu cố quan điểm về vùng do tính địa phương trong XHHHĐGD.

Thực hiện các chính sách chăm sóc, giáo dục trẻ em, chính sách lương, phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên và cán bộ công nhân viên, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở rộng các loại hình trường lớp dành cho trẻ em có nhiều khó khăn.

Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa nghiệp vụ, chức danh đối với giáo viên và cán bộ quản lý, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023