Thực Trạng Chỉ Đạo Công Tác Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môi Trường Giáo Dục Đa Văn Hóa Cho Giáo Viên Tiểu

Hiện nay, tất cả các trường thường xuyên lập danh sách đội ngũ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên (Bộ GD&ĐT; Phòng GD&ĐT) hoặc do nhà trường tổ chức. Do vậy, nội dung “Lập danh sách đội ngũ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng” được thực hiện tốt (2.43 điểm).

Về nội dung “Lựa chọn chủ thể bồi dưỡng gồm các giảng viên và chuyên gia” chưa tổ chức thực hiện. Chủ thể thực hiện bồi dưỡng ở các trường là Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn. Nội dung này đánh giá ở mức trung bình (2.12 điểm).

Về tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và cụm trường: Các trường ở thành phố Bắc Kạn chưa tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và theo cụm trường về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa, theo GV trường tiểu học Sông Cầu và một số GV khác, nguyên nhân do chưa nhận thức được tầm quan trọng trong khâu lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Vì vậy, nội dung này đánh giá ở mức trung bình (1.97 điểm).

Về phân công trách nhiệm CBQL, trao đổi với các CBQL, các đồng chí cho biết trách nhiệm cụ thể của Hiệu trưởng nắm chắc thực trạng đôi ngũ của đơn vị, cần đánh giá chính xác năng lực, ưu điểm, hạn chế của giáo viên trong nhà trường. Xác định mục tiêu bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên cụ thể cho từng năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đảm bảo về cơ sở, vật chất, cân đối kinh phí tổ để tổ chức thành công các lớp bồi dưỡng. Định hướng, chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện kế hoạch đến toàn thể giáo viên. HT có thể trực tiếp làm BCV trong các lớp bồi dưỡng. Phó hiệu trưởng: Có thể nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để tham mưu với HT nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết để triển khai thành công kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Kiểm trá, đánh giá kết quả bồi dưỡng, … Có thể làm BCV trong các lớp BD của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn: xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp với giáo viên của tổ. Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc từng thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của từng thành viên trong tổ. Tư vấn, giúp đỡ tổ viên. Phản ánh,

tham mưu với BGH nhà trường những phần chưa phù hợp, cần bổ sung trong khi thực hiện để nhà trường điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, nội dung này thực hiện tốt (2.33 điểm).

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, nội dung Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức bồi dưỡng thực hiện thường xuyên và hiệu quả tốt, CBQL và GV đánh giá 2.32 điểm.

Các nội dung còn lại, CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả trung bình, điểm đánh giá từ 2.03 đến 2.16 điểm, đó là các nội dung: Chỉ đạo xây dựng mục tiêu bồi dưỡng; Chỉ đạo việc xác định chủ đề bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng; Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức trong bồi dưỡng; Chỉ đạo xây dựng danh mục nội dung kiến thức trong môi trường đa văn hóa; Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng cho GV; Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.


Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Chỉ đạo thực hiện

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả


X

Rất thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

Tốt, khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo xây dựng mục

tiêu bồi dưỡng

57

39.9

52

36.4%

34

23.8%

2.16

57

39.9%

35

24.5%

51

35.7%

2.04


2

Chỉ đạo việc xác định chủ đề bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng


64


44.8


40


28.0%


39


27.3%


2.17


63


44.1%


40


28.0%


40


28.0%


2.16


3

Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên


62


43.4


46


32.2


35


24.5


2.19


62


43.4


35


24.5


46


32.2


2.11

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp,

hình thức trong bồi dưỡng

56

39.2

41

28.7

46

32.2

2.07

55

38.5

44

30.8

44

30.8

2.08


5

Chỉ đạo thực hiện tốt kế

hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức bồi dưỡng


68


47.6


51


35.7


24


16.8


2.31


64


48.1


48


36.1


21


15.8


2.32


6

Chỉ đạo xây dựng danh mục

nội dung kiến thức trong môi trường đa văn hóa


64


44.8


53


37.1


26


18.2


2.27


62


43.4


27


18.9


54


37.8


2.06


7

Chỉ đạo ứng dụng công

nghệ thông tin trong bồi dưỡng cho GV


54


37.8


48


33.6


41


28.7


2.09


51


35.7


45


31.5


47


32.9


2.03


8

Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng


56


39.2


51


35.7


36


25.2


2.14


58


40.6


32


22.4


53


37.1


2.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 9


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa được tiến hành thường xuyên và mức độ hiệu quả trung bình. Trong nội dung chỉ đạo xây dựng mục tiêu bồi dưỡng, chưa thực hiện mục tiêu cung cấp cho GV những kiến thức về môi trường đa văn hóa (hiệu quả trung bình 2.04 điểm). Phỏng vấn các GV, các GV cho biết họ tự tìm hiểu kiến thức về giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa của HS người dân tộc trong nhà trường. Hiệu trưởng các trường chưa thực hiện chỉ đạo thường xuyên mục tiêu cung cấp cho GV kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa, GV trường tiểu học Sông Cầu cho biết: Một số GV chưa có năng lực tổ chức giúp cho HS hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, do vậy học sinh chưa hình thành thái độ trân trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, có kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Hiệu trưởng các trường thực hiện chưa thường xuyên việc chỉ đạo mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong môi trường giáo dục đa văn hóa, trong đó còn xem nhẹ mục tiêu giúp cho học sinh tiếp nhận những giá trị văn hóa dân tộc như giáo dục truyền thống bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, HS có lối ứng xử văn hóa trong môi trường học tập thân thiện, tôn trọng nhau và hòa hợp; HS sống trong môi trường học tập và sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc; HS dân tộc có kỹ năng sống phù hợp với môi trường sống ở địa phương; HS nhận thức được trách nhiệm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghiên cứu bản kế hoạch của các trường, chúng tôi nhận thấy mục tiêu bồi dưỡng của kế hoạch thường lồng ghép trong kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nên mục tiêu đưa ra chung chung chưa xác định được mục tiêu trọng tâm của việc bồi dưỡng tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa.

Nội dung bồi dưỡng có nội dung dành cho HĐTN nhưng chưa chú ý đến việc giáo dục cho học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Kế hoạch có đầy đủ hình thức và phương pháp bồi dưỡng: vẫn còn tình trạng đưa ra hình thức và nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp. Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa chỉ đạo thường xuyên việc triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên và chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức trong bồi dưỡng.

Hiệu trưởng các trường tiểu học chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức bồi dưỡng (hiệu quả tốt 2.32 điểm). Hiện nay, thời gian

bồi dưỡng thực hiện tập trung trong thời gian nghỉ hè và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học.

Hiệu trưởng các trường chưa chỉ đạo thường xuyên việc xây dựng danh mục nội dung kiến thức bồi dưỡng trong môi trường giáo dục đa văn hóa và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng cho GV. Quan sát HĐTN GV tổ chức, đa số GV chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án điện tử, trong hoạt động bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn chưa ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác nguồn học liệu điện tử. Đa số GV chưa ứng dụng công nghệ thông tin để tự bồi dưỡng.

Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa chỉ đạo lựa chọn chủ đề bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng (hiệu quả trung bình 2.16 điểm): Mời giảng viên đến từ các trường đại học và mời chuyên gia bồi dưỡng về năng lực tổ chức HĐTN cho GV trong môi trường đa văn hóa. Mời các CBQL gồm cấp sở và cấp trường có trình độ chuyên môn về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa, có kiến thức về môi trường giáo dục đa văn hóa, dày dạn kinh nghiệm để thực hiện bồi dưỡng cho GV. Chúng tôi phỏng vấn các Hiệu trưởng, các đồng chí cho biết: Do tình hình tài chính của nhà trường còn hạn chế chưa có nguồn kinh phí để chi cho hoạt động này (đây là lý do chính); Do một số CBQL còn ngại liên hệ hoặc khó khăn trong việc tìm những giảng viên chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa; Do thực tế hiện nay để mời các giảng viên chuyên gia về bồi dưỡng cho giáo viên thì BGH nhà trường chưa được thật sự chủ động trong việc thực hiện mà cần phải xin ý kiến của lãnh đạo, quản lý cấp trên.

Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên (hiệu quả trung bình 2.03 điểm). Trao đổi với các Hiệu trưởng, cá đồng chí cho biết: Khi tổ chức bồi dưỡng tại nhà trường thì đa số các trường đảm bảo về cơ sở vật chất để tổ chức lớp tập huấn. Tài chính chi cho lớp tập huấn tiền pin mich, nước uống, phô tô tài liệu (ít nhà trường cân đối ngân sách được để chi cho báo cáo viên và khen thưởng động viên học viên). Kinh phí chi cho các lớp tập huấn của nhà trường đều chi từ nguồn ngân sách của trường phần chi cho hoạt động dạy và học. Phần kinh phí này thường không đủ vì việc chi ngân sách thường xuyên về cho các nhà trường rất hạn hẹp đa số chỉ dành chi lương cho viên chức trong nhà trường, phần chi cho hoạt động vô cùng hạn hẹp.

Đa số trong năm các nhà trường có rất nhiều các hoạt động dạy - học, ngoài ra số tiền này nhà trường cần phải cân đối để tu sửa cơ sở vật chất, mua bổ sung sách báo, phòng cháy chữa cháy, tiền điện, nước sinh hoạt, … của nhà trường.

Các lớp tập huấn tại Phòng GD&ĐT: Đảm bảo về cơ sở vật chất cho giáo viên tham gia. Tài chính chi cho lớp tập huấn là kinh phí của Phòng để chi cho tiền điện, thuê hội trường, tăng âm, loa đài, nước uống, phô tô tài liệu, …. của lớp tập huấn, hỗ trợ chế độ của báo cáo viên. Nguồn tài chính từ nguồn chi thường xuyên của phòng GD&ĐT hoặc là nguồn do các nhà trường của từng học để lại để chi cho hoạt động chuyên môn của từng cấp học. Nội dung này hiệu quả trung bình 2.03 điểm.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Kết quả thực trạng kiểm tra, đánh giá kết bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả ở mức trung bình, điểm đánh giá từ 1.98 đến 2.16 điểm.

Nội dung “CBQL kiểm tra, đánh giá quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên” (hiệu quả trung bình 2.06 điểm), theo các CBQL và GV, đội ngũ GV hiện nay chưa có kiến thức và năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Các GV chưa nắm được đặc điểm tâm lý và đặc trưng về văn hóa của các dân tộc của HS. Do đó, GV chưa phát huy được năng lực của mình khi tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa.

Nội dung “Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch bồi dưỡng”, việc tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch bồi dưỡng ở các trường tiểu học hiện nay hầu hết đều phụ thuộc vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT, các trường chưa chủ động trong tổ chức bồi dưỡng tại trường, tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường và theo cụm trường.


Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả


X

Rất thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

Tốt, khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

CBQL kiểm tra, đánh giá quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên


57


39.9%


52


36.4%


34


23.8%


2.16


57


39.9%


35


24.5%


51


35.7%


2.04


2

Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện

chương trình và kế hoạch bồi dưỡng


64


44.8%


40


28.0%


39


27.3%


2.17


63


44.1%


40


28.0%


40


28.0%


2.16


3

Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất

phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng


62


43.4%


46


32.2%


35


24.5%


2.19


62


43.4%


35


24.5%


46


32.2%


2.11


4

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung

chương trình bồi dưỡng

56

39.2%

41

28.7%

46

32.2%

2.07

55

38.5%

44

30.8%

44

30.8%

2.08

5

Xây dựng các tiêu chí

đánh giá

55

38.5%

48

33.6%

40

28.0%

2.1

51

35.7%

38

26.6%

54

37.8%

1.98


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nội dung “kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng” (hiệu quả trung bình 2.16 điểm), ở các trường hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường tiểu học, do đó, chưa chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

Trong quá trình “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng ” (hiệu quả trung bình 2.08 điểm), các GV ở các trường tiểu học cho biết: Nội dung bồi dưỡng chưa tập trung phát triển nội dung năng lực cần có cho GV để tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá chưa thực hiện ở các trường (hiệu quả trung bình 1.98 điểm). Khi phỏng vấn Hiệu trưởng các trường tiểu học, các đồng chí cho biết: Các trường chưa xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào của GV; chưa xây dựng tiêu chí đánh giá trong suốt quá trình diễn ra hoạt động bồi dưỡng, xây dựng tiêu chí đánh giá về việc GV thực hành lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa, tiêu chí đánh giá kết quả đạt được của GV về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Ngày đăng: 13/02/2023