Số liệu bảng trên cho thấy:
GV đã tổ chức thường xuyên các hoạt động như: Hoạt động theo chủ điểm (3.06 điểm), chủ đề thể dục thể thao (2.65 điểm) đạt mức thường xuyên. Tìm hiểu nội dung 2 chủ đề này, chúng tôi trao đổi với HS thì được biết: Với chủ đề trường học, HS được GV hướng dẫn và tham quan phòng truyền thống nhà trường, tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Với chủ đề thể thao: Một số HS có năng khiếu được GV khuyến khích tham gia câu lạc bộ để rèn luyện bộ môn cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao, câu lạc bộ yêu thích thơ, tiếng Anh, Toán học… và tổ chức cho các em tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường tham quan thi đấu giao hữu với câu lạc bộ bóng đá địa phương. Phỏng vấn GV T (trường THCS Châu Minh) được biết: Qua các chủ đề trải nghiệm này, chúng tôi quan sát hành vi và lời nói của HS nhận thấy một số HS đã thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực, thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các môn thể thao, các nội dung chủ đề thông qua hoạt động của câu lạc bộ. Trao đổi thêm với CBQL G.B trường THCS Thanh Vân chúng tôi được biết: Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ tiếng Anh, toán học, GV đã khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường, từ đó có định hướng rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp cho HS. Hoạt động câu lạc bộ thể thao đã rèn luyện được sức khoẻ, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập. Như vậy, thực tế hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề này đã cho thấy các chủ đề này rất thiết thực và ý nghĩa đối với HS.
Nội dung HS chưa thường xuyên tham gia hoặc không tham gia gồm: chủ đề văn hóa du lịch (2.09 điểm); Chủ đề công nghiệp (2.12 điểm); Chủ đề ngư nghiệp (2.03 điểm); Chủ đề lâm nghiệp (2.14 điểm); Chủ đề nông nghiệp (2.00 điểm); Chủ đề khoa học công nghệ (2.21 điểm); Chủ đề giao thông (2.04 điểm); Chủ đề y tế (2.08 điểm).
Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi trao đổi với GV và CBQL các trường thì được biết: Để thực hiện chủ đề khoa học công nghệ, các trường đã thành lập
các câu lạc bộ như câu lạc bộ toán, câu lạc bộ tin học...những chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do khó khăn về nguồn kinh phí tổ chức câu lạc bộ, GV còn yếu về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, do vậy việc thực hiện nội dung này chưa đem lại hiệu quả cao.
Theo GV P.K.N ở trường THCS Châu Minh:Nội dung chương trình chính khóa theo phân bổ chương trình phổ thông rất nhiều kiến thức mà thời lượng ít nên các giáo viên phải chạy đuổi chương trình nên có những nội dung trải nghiệm theo chủ đề công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp... để định hướng nghề nghiệp cho HS chưa thể đưa vào chương trình hoặc có đưa vào chương trình nhưng còn mờ nhạt, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Do vậy, những nội dung chủ đề giúp HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường, tìm hiểu nghề nghiệp, giúp HS lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp chưa thường xuyên thực hiện.
Tìm hiểu về mức độ tham gia của HS vào các nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở với câu hỏi 2 (phụ lục 2), chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở | Mức độ tham gia | Thứ bậc | |||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không tham gia | X | |||
1 | Chủ đề trường học | 165 | 12 | 11 | 12 | 3.65 | |
2 | Chủ đề văn hóa, du lịch | 21 | 30 | 90 | 59 | 2.07 | |
3 | Chủ đề thủ công nghiệp | 24 | 27 | 99 | 50 | 2.13 | |
4 | Chủ đề ngư nghiệp | 18 | 82 | 15 | 85 | 2.17 | |
5 | Chủ đề lâm nghiệp | 25 | 11 | 88 | 76 | 1.93 | |
6 | Chủ đề nông nghiệp | 22 | 36 | 98 | 44 | 2.18 | |
7 | Chủ đề thể dục thể thao | 52 | 98 | 12 | 38 | 2.82 | |
8 | Chủ đề khoa học công nghệ | 28 | 29 | 88 | 55 | 2.15 | |
9 | Chủ đề giao thông | 23 | 34 | 87 | 56 | 2.12 | |
10 | Chủ đề y tế | 8 | 43 | 99 | 50 | 2.05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Lực Lượng Tham Gia Trong Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Chất Lượng Giáo Dục Ở Thcs Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang
- Mức Độ Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục Đối Với Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.8 cho thấy, mức độ tham gia của HS vào các chủ đề trường học (3.65) và chủ đề thể dục thể thao (2.82 điểm). Phỏng vấn HS K.G.N lớp 7 trường THCS thị trấn Thắng, trường THCS Danh Thắng, em chia sẻ: Chúng em rất hứng thú đối với các chủ đề trường học và chủ đề thể dục thể thao, qua các chủ đề này thầy, cô đã hướng dẫn chúng em thiết lập các mối quan hệ với bạn, thầy cô và biết gìn giữ tình bạn, tình thầy trò, giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng em giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng nhà trường.
Các chủ đề HS tham gia chưa thường xuyên gồm: Chủ đề ngư nghiệp (2.17 điểm); Chủ đề khoa học công nghệ (2.15 điểm); chủ đề y tế (2.05 điểm); chủ đề văn hóa, du lịch (2.07 điểm), chủ đề giao thông (2.12 điểm), chủ đề lâm nghiệp (1.93 điểm) là những chủ đề có mức độ tham gia của học sinh thấp nhất.
Quan sát các chủ đề trải nghiệm về lâm nghiệp, chủ đề giao thông chúng tôi nhận thấy GV chưa thường xuyên lập được danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại liên quan đến chủ đề, do vậy, trong quá trình trải nghiệm, một số HS chưa nêu được việc làm đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề phổ biến trong xã hội, một số HS chưa nêu được những thách thức, phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội. Bên cạnh đó, đối với chủ đề văn hóa, du lịch, GV chưa hướng dẫn HS thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương và tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn, do vậy, một bộ phận HS thờ ơ đối với các dự án liên quan đến chủ đề này.
Nhận xét chung: Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được CBQL, giáo viên quan tâm thực hiện tuy nhiên ở mức chưa thường xuyên, có những nội dung còn chưa thực hiện. Nguyên nhân do một phần nhận thức của giáo viên, học sinh về các chủ đề trên về tính thiết thực, hiệu quả và một phần do phân phối chương trình, do năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của giáo viên còn hạn chế đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp ở chương 3.
2.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Tìm hiểu thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tác giả tiến hành khảo sát GV và CBQL các nhà trường ở câu hỏi 4 (phụ lục 1) về hình thức và quy trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở | Đánh giá của CBQL, GV | Thứ bậc | |||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Ít thực hiện | Không thực hiện | X | |||
1 | Hình thức có tính khám phá (Tham quan, Trò chơi,...). | 22 | 42 | 51 | 0 | 2.75 | 2 |
2 | Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Sân khấu tương tác,...). | 23 | 44 | 48 | 0 | 2.78 | 1 |
3 | Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...). | 29 | 27 | 9 | 50 | 2.30 | 4 |
4 | Hình thức câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa | 22 | 2 | 45 | 46 | 2.01 | 8 |
5 | Hướng nghiệp | 18 | 24 | 22 | 51 | 2.08 | 6 |
6 | Lao động sản xuất | 17 | 12 | 47 | 39 | 2.06 | 7 |
7 | Hoạt động xã hội | 12 | 36 | 22 | 45 | 2.13 | 5 |
8 | Thông qua phong trào thể dục, thể thao. | 50 | 12 | 26 | 27 | 2.74 | 3 |
9 | Nghiên cứu khoa học kỹ thuật | 22 | 2 | 45 | 46 | 2.00 | 9 |
Số liệu bảng trên cho thấy:
CBQL, GV đã quan tâm và tổ chức thường xuyên các hình thức: Hình thức có tính khám phá (Tham quan, Trò chơi,...) (2.75 điểm); Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Sân khấu tương tác,...) (2.78 điểm).
Hiện nay, huyện Hiệp Hòa có 25/27 trường đạt chuẩn quốc gia, các trường đều xây dựng các phòng truyền thống để lưu giữ lịch sử của nhà trường với hình ảnh các thế hệ thầy cô, học sinh tiêu biểu của nhà trường, ảnh các hoạt động của nhà trường, sổ vàng, mô hình của nhà trường, biểu đồ phát triển của nhà trường, huân, huy chương và cờ thi đua của nhà trường qua các năm học.
Các hình thức diễn đàn, sân khấu tương tác đã thực hiện với các hoạt động nhân ngày lễ lớn như 8.3, 20.10. 20.11...Trong hoạt động tình nguyện GV đã tổ chức cho HS tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, cách mạng và truyền thống của dân tộc và của địa phương gắn với các hoạt động “Hành trình đến các địa chỉ đỏ” trong các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn trong năm.
Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...) (2.30 điểm). Về hình thức này, theo GV các trường THCS cho biết: Với sự chỉ đạo của Phòng GDĐT, vào đầu năm các trường THCS đều cho HS chăm sóc, vệ sinh các di tích lịch sử như lăng Dinh Vương, nghĩa trang liệt sĩ ở các xã Đúc Thắng, thị trấn Thắng, Ngọc Sơn, danh thắng Thường Thắng,… Đến thăm căn cứ cách mạng an toàn khu ở Hoàng Vân,, Hiệp Hòa…
HS thực hiện vệ sinh toàn trường với chiến dich Ngày chủ nhật xanh, Sạch đường ngõ xóm, chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường…
Thông qua phong trào thể dục, thể thao (2.74 điểm). Trao đổi với GV H.K (trườngTHCS Hiệp Hòa), chúng tôi được biết: Trong năm học 2018 - 2019, các trường đã tổ chức các trò chơi dân gian nhằm giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc, từ đó giúp HS phát triển khả năng tư duy sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp HS hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, ở các nhà trường đầu tư sân bãi
tập, sân cầu lông, sân bóng rổ, bóng đá vào tiết học ngoại khóa. Tuy nhiên, quan sát ở một số trường chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất đã xuống cấp như sân chơi, bãi tập, sân bóng chuyền, sân bóng rổ ko đảm bảo diện tích. Dụng cụ thể thao chưa được đầu tư mua mới.
Các hình thức chưa thường xuyên thực hiện hoặc ít thực hiện gồm:
Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản như hình thức câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu khoa học kỹ thuật (2.0 điểm);
Thông qua hình thức hướng nghiệp (2.08 điểm) GV chưa giúp HS điều chỉnh động cơ chọn nghề, điều chỉnh hứng thú chọn nghề của HS theo xu thế phân công lao động xã hội. Quan sát hình thức này, chúng tôi nhận thấy GV chỉ giới thiệu cho HS về làng nghề Mộc ở xã Phúc Lộc, Châu Minh, Xuân Cẩm; Làng nghề đan lát ở xã Mai Chung…
Thông qua hình thức Lao động sản xuất (2.06 điểm) cho thấy, hình thức này chưa giúp HS có cơ hội trải nghiệm, vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được học vào những lĩnh vực hoạt động lao động liên quan.
Thông qua hoạt động xã hội (2.13 điểm) thực hiện chưa thường xuyên một bộ phận HS chưa tự giác, tích cực học tập, độc lập tham gia góp phần phát triển xã hội về nhiều mặt (bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo…).
Nhận xét chung: Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của giáo viên các trường THCS huyện Hiệp Hòa , tỉnh Bắc Giang được đánh giá chưa được đồng bộ, chủ yếu thiên về các hình thức trải nghiệm tham quan, thể thao, diễn đàn sân khấu các hình thức khác chưa được quan tâm đúng mức để phát huy hiệu quả.
Sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 2) khảo sát về mức độ tham gia của HS về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Mức độ tham gia của HS các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở | Đánh giá của học sinh | Thứ bậc | |||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không tham gia | X | |||
1 | Hình thức có tính khám phá (Tham quan, Trò chơi,...). | 53 | 51 | 46 | 50 | 2.54 | 3 |
2 | Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Sân khấu tương tác,...). | 61 | 65 | 47 | 27 | 2.80 | 1 |
3 | Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...). | 64 | 48 | 36 | 52 | 2.62 | 2 |
4 | Hình thức câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa | 33 | 28 | 91 | 48 | 2.23 | 5 |
5 | Hướng nghiệp | 33 | 28 | 89 | 50 | 2.22 | 6 |
6 | Lao động sản xuất | 26 | 21 | 88 | 65 | 2.03 | 9 |
7 | Hoạt động xã hội | 29 | 26 | 84 | 61 | 2.12 | 7 |
8 | Thông qua phong trào thể dục, thể thao. | 36 | 44 | 98 | 22 | 2.47 | 4 |
9 | Nghiên cứu khoa học kỹ thuật | 26 | 21 | 88 | 65 | 2.04 | 8 |
Số liệu bảng trên cho thấy:
HS đã tham gia thường xuyên đối với các hình thức: Hình thức có tính khám phá (Tham quan, Trò chơi,...) (2.54 điểm); Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Sân khấu tương tác,...) (2.80 điểm); Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...) (2.62 điểm). Thông qua phong trào thể dục, thể thao (2.47 điểm);
Tuy nhiên, một số hình thức HS chưa thường xuyên, thậm chí không tham gia là:
Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản như hình thức câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa (2.23 điểm);
Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp HS điều chỉnh động cơ chọn nghề, điều chỉnh hứng thú chọn nghề của HS theo xu thế phân công lao động xã hội (2.22 điểm);
Thông qua hoạt động xã hội để HS tự giác, tích cực học tập, độc lập tham gia góp phần phát triển xã hội về nhiều mặt (bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo…) (2.12 điểm);
Hai hình thức tổ chức: Thông qua hoạt động giáo dục lao động giúp HS có cơ hội trải nghiệm, vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được học vào những lĩnh vực hoạt động lao động liên quan và hình thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt điểm chưa cao: (2.04 điểm).
Nhận xét chung: Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chưa được CBQL, GV quan tâm thực hiện do vậy chưa thu hút được HS tham gia. Trao đổi với CBQL, B.V.M (trường THCS Hiệp Hòa), chúng tôi được biết: nguyên nhân do một phần do nhận thức của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; một phần do thiếu nguồn kinh phí tổ chức thực hiện, do chưa có sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường...
2.2.4. Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Sử dụng câu hỏi 5 (phục lục 1) khảo sát về mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả như sau: