Mô Hình Truyền Thông Aida Marketing .


Thứ hai, đối với doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả doanh nghiệp.

Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình trên môi trường online. Không còn giống trước đây khi chỉ có các công ty lớn, đa quốc gia mới nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh. Hiện nay, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng vì nó giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và nâng cao kết quả kinh doanh được tốt hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới đều có lợi thế lớn khi quảng cáo trên môi trường trực tuyến. Lợi thế dễ thấy nhất là khả năng kết nối với khách hàng tự động mà không cần sử dụng cách nghe gọi truyền thống.

Thứ ba, chi phí cho quảng cáo Digital Marketing tiết kiệm hơn so với cách truyền thống.

Các doanh nghiệp khi quảng cáo bằng Digital Marketing chiếm ưu thế về vốn phải bỏ ra cho quảng cáo so với cách truyền thống. Theo báo cáo mới nhất về chi tiêu quảng cáo của Gartner chỉ ra rằng các doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% khi quảng cáo trên môi trường online. Báo cáo cũng chỉ ra 28% các doanh nghiệp được kiểm tra sẽ chuyển từ chi tiêu theo cách thông thường sang quảng cáo Digital Marketing. Theo HubSpot, môi trường online giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng (CPL) tốt hơn so với các cách tiếp thị khác.

Thứ tư, Digital Marketing hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi.

Một trong những vai trò của Digital Marketing là quảng bá thương hiệu và tiếp thị nó thông qua phương tiện truyền thông, chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành người mua hàng. Digital Marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và hướng mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến đo lường tỷ lệ bán hàng; người đăng ký; khách hàng tiềm năng, giao dịch,… Nếu không có tỷ lệ chuyển đổi tất cả hành động đo lường trên đều không có ý nghĩa và tất cả các nỗ lực quảng cáo của bạn sẽ bị lãng phí.

Thứ năm, vai trò Digital Marketing trong việc đảm bảo doanh thu.


Bên cạnh các chuyển đổi tốt hơn thông qua quảng cáo Digital Marketing hiệu quả, vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh thu là điều quan trọng. Với việc nhắm mục tiêu rò ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu,… Chính là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng hệ thống Digital Marketing có lợi thế trong việc nâng cao kết quả kinh doanh gấp 3,3 lần. Tiếp thị trên môi trường online mở ra cánh cửa; tiếp cận mục tiêu tốt và mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Thứ sáu, vai trò của Digital Marketing cùng triển vọng nâng cao hiệu quả kinh

doanh.

Sử dụng chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ thu hút được lượng khách

hàng lớn. Nó mang đến cơ hội kêu gọi hành động mua hàng của khách hàng ngay lập tức. Có nhiều chiến lược giúp bạn chuyển từ kêu gọi khách hàng đưa tới hành động mua hàng. Kêu gọi hành động mua hàng cho bạn biết họ thường làm gì khi đến website của bạn, họ có thể đọc bài blog, tải xuống một cái gì đó, đăng ký hoặc mua hàng. Digital Marketing cung cấp tất cả giải pháp để bạn lựa chọn và tìm ra cho mình giải pháp riêng để tiếp cận và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng.

Tóm lại, dù là B2B hay B2C; cả hai loại doanh nghiệp đều có thể sử dụng Digital Marketing theo nhiều cách khác nhau. Điều họ cần quan tâm là chiến lược Digital Marketing nào đạt hiệu quả. Tiếp thị trên môi trường online có nhiều cách khác nhau như SEO; trả tiền quảng cáo, thông qua công cụ tìm kiếm (SEM); mạng truyền thông xã hội; Content; SEO thương mại điện tử; Email Marketing; SMS, … Dù áp dụng theo cách nào thì vai trò của Digital Marketing đã trở thành trợ thủ đắc lực; giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

1.1.1.3 Các kênh digital marketing

Digital marketing có một số kênh và chúng có thể được tách thành 2 kênh riêng biệt đó là Online marketing (tiếp thị trực tuyến) và Offline marketing (tiếp thị ngoại tuyến). Sự khác biệt chính giữa hai là các kênh là Online Marketing chỉ dựa trên Internet trong khi các kênh Offline Marketing phải thực hiện với các thiết bị kỹ thuật số không nhất thiết phải kết nối với Internet (ví dụ bảng quảng cáo điện tử).


Bảng 1: Các kênh digital marketing


Online Marketing

Offline Marketing

Website Marketing Affiliate Marketing Search Engine Optimization Mobile Marketing Pay-per-Click Advertising Video Marketing Email Media Marketing Content Marketing

Social Media Marketing

TV Marketing SMS Marketing Radio Marketing Billboard

Marketing

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Nguồn: https://www.vietnetgroup )

1.1.2 Tổng quan về marketing online

1.1.2.1 Khái niệm về marketing online

Theo Mohammed và cộng sự (2001) cho rằng: “E-Marketing là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu của cả hai bên.”

Theo Lewis (2015) cho rằng: “Marketing trực tuyến là bất kì công cụ, chiến lược hay phương pháp marketing nào có thể giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp thông qua mạng Internet”.

Nói tóm lại Marketing online (E-Marketing hay Marketing trực tuyến) là việc ứng dụng Internet và công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.1.2.2 Vai trò của marketing online

Marketing Online đóng vai trò rất lớn trong việc bổ trợ hoạt động marketing của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp không có hoạt động marketing online thì rất khó cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ số và các trang mạng xã hội, việc tận dụng Marketing Online sẽ giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng., từ đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút sự quan tâm của khách hàng, làm gia tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhờ Marketing Online các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể xây dựng, phát triển số lượng khách hàng trung thành một cách dễ dàng khi nhu cầu


của từng cá nhân được đáp ứng gần như tuyệt đối, việc tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng diễn ra nhanh chóng và tiện lợi.

Với sức lan truyền rộng rãi của Internet thì Marketing Online trở thành “cánh tay” đắc lực cho các doanh nghiệp một bước tiến lớn vào nền kinh tế trên toàn cầu. Làm Marketing Online hiệu quả không chỉ đưa thương hiệu sản phẩm công ty đến mọi người mọi nhà mà còn là cầu nối giúp doanh nghiệp gắn bó gần gũi hơn với khách hàng. Tuy nhiên không phải bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình xây dựng một kế hoạch Marketing Online chi tiết đầy đủ và ít rủi ro.

1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA

AIDA là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển cho phép doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng và từ đó đưa ra được những chiến lược truyền thông phù hợp với từng giai đoạn này. AIDA là từ viết tắt viết tắt của 4 giai đoạn Attention, Interest, Desire và Action.

Hình 1 Mô hình truyền thông AIDA Marketing Nguồn https marketingai admicro vn A – 1

Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing .

(Nguồn: https://marketingai.admicro.vn)

A – Attention (Tạo sự chú ý)

Bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing AIDA chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Để gây được sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì người quản trị Marketing phải


khéo léo lựa chọn được đúng phương thức và công cụ Marketing phù hợp để thu hút

được sự chú ý và buộc họ phải dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông.

I – Interest (Thích thú)

Thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu có thể là giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp trong mô hình truyền thông marketing. Sau khi gây được sự chú ý của tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể kích thích được sự thích thú của họ với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo? Chìa khóa ở đây là cách tiếp cận với thông tin liên quan và thực sự hữu ích liên quan đến nhu cầu của họ.

D – Desire (Mong muốn)

Sau khi giành được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo trong mô hình truyền thông marketing là tạo ra được sự mong muốn tương tác với doanh nghiệp từ khách hàng mục tiêu. Sự thành công của việc truyền thông Marketing không phải nằm ở việc cố gắng bán sản phẩm của bạn mà nằm ở việc khách hàng thực sự mong muốn mua được sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Có 2 cách đơn giản để doanh nghiệp có thể kích thích sự mong muốn của khách hàng đó là tăng cường trải nghiệm thực tế với những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng hoặc cho những đối tượng khách hàng mục tiêu này thấy những trải nghiệm tích cực mà người khác đã thực nghiệm.

A – Action (Hành động)

Có thể doanh nghiệp bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, khiến họ quan tâm và mong muốn sở hữu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; nhưng tất cả nỗ lực trên sẽ là “con số 0” nếu khách hàng sau cùng không hành động.

1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS

Theo tác giả Lê Kim Dũng, “Mô hình AISAS trong marketing online” được định nghĩa như sau: “AISAS là mô hình nói về hành vi của người dùng khi mua hàng trên internet. Có nghĩa là một sản phẩm, dịch vụ hay một hiện tượng, thông tin bất kì nào đó muốn thu hút được người dùng mục tiêu (họ là khách hàng hoặc người đọc,


người nghe, v.v) tác động đến hành vi của họ đối với điều mà mình truyền đạt. Và sau

đó chính họ lại lan truyền điều đó đến những người khác một cách ngẫu nhiên nhất”.

Mô hình AISAS được xây dựng bởi công ty quảng cáo Dentsu (2004) gồm có 5

bước cụ thể:


Hình 2 Mô hình AISAS Nguồn https www lekimdung com A Attention Gây sự chú ý 2

Hình 2: Mô hình AISAS

(Nguồn: https://www.lekimdung.com/)

A - Attention ( Gây sự chú ý )

Attention mang nghĩa là gây sự chú ý. Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng nhớ đến trước tiên cần gây sự chú ý. Với môi trường internet phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cơ hội để thu hút khách hàng là vô kể, đó có thể là Online seeding, bài viết PR, banner, quảng cáo Display Ad v.v Làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì xem như bước đầu bạn đã thành công. Nhưng cần phải lưu ý một điểm, đó là lượng tin tức được đưa lên internet mỗi ngày cực kì lớn, khi phủ tin người làm marketing phải liên tục để ý và cập nhật để không bị trôi bài. Muốn vậy thì ngay từ đầu nên lập kế hoạch cụ thể: Đăng bài tại đâu, khung giờ nào và cách bao lâu sẽ quay lại chăm sóc

I – Interest (Sự hấp dẫn)

Một khi đã thu hút đủ đối tượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được chỗ đứng trong việc khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bản


thân. Ở bước này, điều quan trọng là phải khiến nhu cầu sở hữu của khách hàng tăng cao bằng cách đề xuất cho họ những trải nghiệm mà họ có thể nhận được để nâng tầm cuộc sống. Cho họ biết lý do thương hiệu của bạn là duy nhất và khác biệt với những thương hiệu khác trên thị trường. Khi người dùng đã chú ý, hãy khiến họ thích thú hoặc quan tâm. Hai bước đầu tiên trong mô hình AISAS được gộp lại là bước tạo ra sự quan tâm đối với người dùng.

Search ( Tìm kiếm )

Sau khi khách hàng đã hứng thú với sản phẩm/dịch vụ và phát sinh nhu cầu sử dụng, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin và so sánh với các sản phẩm/dịch vụ khách trên thị trường. Việc tìm kiếm này được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm online như Google, COCCOC, v.v. Đây là cơ hội để chúng ta có được những khách hàng tiềm năng thật sự. Do đó người làm marketing muốn điều hướng họ về website của mình thì trang website phải năm trong những vị trí đầu của kết quả tìm kiếm trên các công cụ phổ biến như Google, Cốc Cốc, v.v. tầm quan trọng của chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) lúc này mới thể hiện rò nhất.

Action ( Hành động )

Hành động là cái đích mà bất cứ nhà Marketing nào cũng mong muốn hướng đến. Khi khách hàng tìm thấy bạn ở trang nhất của google nhưng liệu họ có chọn bạn không, điều đó còn tùy thuộc vào việc Website của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Ở bước này những hành động của khách hàng có thể là mua hàng, đặt hàng, gọi điện, gửi email, điền thông tin v.v. hay thậm chí là thoát trang ngay lập tức. Do đó, nếu nội dung thông tin mô tả sản phẩm càng hấp dẫn thì càng khiến khách hàng muốn mua hơn.

Share ( Chia sẻ )

Tâm lý người dùng hiện nay thường thích chia sẻ những điều khiến bản thân thỏa mãn, thích thú hoặc để thể hiện cái tôi và giá trị của bản thân. Do đó thương hiệu cần nắm bắt tâm lý này để khiến khách hàng chia sẻ, giúp lan tỏa thương hiệu một cách tự nhiên và thuyết phục nhất. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội, mỗi cá nhân được kết nối với nhiều người, khi ai đó chia sẻ, bạn bè của họ sẽ nhìn thấy, nếu


những chia sẻ đó được nhiều người thích hoặc bình luận, thông tin sẽ được lan truyền cho nhiều người hơn nữa. Khi sản phẩm/dịch vụ của chúng ta nhận được nhiều lời khen tốt, các khách hàng tiềm năng kia sẽ nhanh chóng thích chúng. Khi cần mua hàng, họ sẽ tìm kiếm và truy cập vào website của chúng ta, đây là những nguồn khách hàng tiềm năng thật sự, giúp tiết kiệm nhiều chi phí marketing cho doanh nghiệp.

1.1.2.5 Các hình thức marketing online Website marketing

Web marketing là hình thức tiếp thị qua mạng Internet. Về cơ bản là việc dùng trang web để quảng cáo cho sản phẩm, nơi bán sản phẩm, đưa ra thông tin giá cả sản phẩm. Nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra một kênh dịch vụ để tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng thông qua mạng Internet.

Website Marketing có các lợi ích: (1) Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm; (2) Có thể giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao; (3) Tạo cơ hội để bán các sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí; (4) Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng; (5) Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và Marketing.

Mạng xã hội

Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e- mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán v.v

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí