Phân Tích Sự Thay Đổi Của Lãi Suất Đến Thu Nhập Và Chênh Lệch Lãi Suất Cơ Bản Của Ngân Hàng

gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường; những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hằng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường, chứng chỉ tiền gửi sắp mãn hạn hoặc sắp được tái gia hạn).

1.3.1.2.2. Tài sản nhạy cảm lãi suất


Tài sản nhạy cảm lãi suất là những khoản mục tài sản có lãi suất không cố định hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất trên thị trường (ví dụ: các khoản cho vay, đầu tư có lãi suất khả biến, các khoản cho vay, đầu tư < 12 tháng, những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn).

1.3.1.2.3. Khe hở nhạy cảm lãi suất


Khe hở nhạy cảm lãi suất là chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.


Khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP)


=

Tổng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất

(ISA)


-

Tổng giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi

suất (ISL)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 4


Tỉ lệ khe hở nhạy cảm tương đối = 𝐾ℎ𝑒 ℎ𝑡𝑢𝑦 𝑡 đố𝑖

= 𝐼𝑆𝐴−𝐼𝑆𝐿

𝑄𝑢𝑦 𝑚 ô 𝑛𝑔 â𝑛 ℎà𝑛𝑔 ( 𝑡𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠𝑛 )


Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ℎạ𝑦 𝑐ả𝑚 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢 ấ𝑡

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔í𝑎 𝑡𝑟 ị 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑛ℎạ𝑦 𝑐ả𝑚 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢 ấ𝑡

𝑇𝐴


= 𝐼𝑆𝐴

𝐼𝑆𝐿


Ngân hàng nhạy cảm tài sản có khi:

Ngân hàng nhạy cảm tài sản nợ khi :

- Khe hở tuyệt đối dương (ISA GAP > 0)


-Khe hở tương đối dương (ISA GAP tương đối > 0)

-Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1


(ISR > 1)

- Khe hở tuyệt đối âm (ISA GAP < 0)


- Khe hở tương đối âm (ISA GAP tương đối < 0)

- Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1


(ISR < 1)

1.3.1.3. Phân tích sự thay đổi của lãi suất đến thu nhập và chênh lệch lãi suất cơ bản của ngân hàng

Thu nhập từ lãi (tăng hoặc giảm)


=

Khe hở nhạy cảm lãi suất


x

Mức thay đổi của lãi suất


Sự thay đổi chênh lệch lãi suất cơ bản


Khe hở nhạy cảm lãi suất

Mức thay đổi của lãi suất

=

x


Tổng tài sản sinh lãi

Ví dụ 1: Ngân hàng A có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 1000 tỉ VND, tổng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất là 900 tỉ VND. Khi đó khe hở nhạy cảm lãi suất là: 1000

– 900 = 100 tỉ VND. Nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1% thì chênh lệch thu chi từ lãi sẽ tăng: 1% x 100 tỉ VND = 1 tỉ VND. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm đi 1%, chênh lệch thu chi từ lãi giảm: (-) 1% x 100 tỉ VND = (-) 1 tỉ VND.

Ví dụ 2: Ngân hàng B có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 450 tỉ VND, tổng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất 500 tỉ VND. Khi đó, khe hở nhạy cảm lãi suất là: 450 – 500

= (-) 50 tỉ VND. Nếu lãi suất thị trường giảm đi 1%, chênh lệch thu chi từ lãi sẽ thay đổi: (-) 1% x (-) 50 tỉ VND= (-) 0.5 tỉ VND. Nếu lãi suất thị trường tăng lên 1%, chênh lệch thu chi từ lãi sẽ thay đổi: 1% x (-) 50 tỉ VND = (-) 0.5 tỉ VND.

Từ 2 ví dụ trên ta có thể thấy mối quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập của ngân hàng như sau:

Tình hình IS GAP

LÃI SUẤT

THU NHẬP

IS GAP > 0

(ISA > ISL)

Tăng

Tăng

Giảm

Giảm

IS GAP < 0

(ISA < ISL)

Tăng

Giảm

Giảm

Tăng

IS GAP = 0

(ISA = ISL)

Tăng

Không thay đổi

Giảm

Không thay đổi

1.3.1.4. Hạn chế của mô hình

Mô hình tái định giá giúp các nhà quản trị ngân hàng thực hiện được mục tiêu hạn chế mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi tại các NHTM của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi kĩ thuật quá phức tạp. Tuy nhiên, mô hình tái định giá cũng gặp phải những hạn chế:

Thứ nhất, vấn đề về tiêu chí đánh giá. Chúng ta biết rằng trên bảng cân đối kế toán của NH có những khoản mục nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạy cảm với lãi suất, tuy nhiên không phải tất cả các khoản mục được cho là nhạy cảm với lãi suất lại biến động với cùng giá trị khi lãi suất thị trường biến động => mức độ nhạy cảm của khoản mục TSC và TSN là khác nhau.

Thứ hai, hiệu ứng giá của thị trường. Sự thay đổi của lãi suất thị trường không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tác động đến giá trị tài sản của NH. Mô hình tái định giá chỉ dựa trên giá trị ghi sổ của tài sản, không tính đến giá trị thị trường của chúng, do đó, mô hình này chỉ phản ánh một phần RRLS đối với NH.

Thứ ba, vấn đề kỳ định giá tích lũy. Giả sử TSC và TSN trong cùng một nhóm kỳ hạn đến hạn có thể có giá trị bằng nhau nhưng TSC được định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ định giá lại trong khi TSN được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá lại. Rõ ràng trong trường hợp này kỳ hạn đến hạn của tài sản và nợ là không cân xứng. Tuy nhiên theo mô hình định giá lại thì coi như không có vấn đề gì với thu nhập lãi ròng. Nếu như kỳ định giá lại càng mau thì hạn chế của kỳ định giá tích lũy càng giảm.

Thứ tư, vấn đề tài sản đến hạn. Một trong các giả định của mô hình tái định giá là toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả khi đến hạn. Trên thực tế, NH thường quy định các khoản cho vay được hoàn trả theo định kỳ và KH có thể trả nợ trước hạn. Do đó, mô hình này không thể phản ánh chính xác những tác động của lãi suất đến thu nhập lãi ròng của NH.

Với những hạn chế trên đây có thể nói mô hình tái định giá chỉ đánh giá được một cách cơ bản nhất sự thay đổi của thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường thay đổi.

1.3.2. Mô hình thời lượng


1.3.2.1. Khái niệm


Mô hình thời lượng là phương pháp đo lường sự nhạy cảm của giá (giá trị của vốn) của khoản đầu tư có thu nhập cố định tới sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Thời lượng của một tài sản là thước đo kỳ hạn thực tế của một tài sản sinh lời, được xác định trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lượng TSC thực chất là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư. Thời lượng TSN xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động.

1.3.2.2. Công thức



Trong đó:


D: Thời lượng của tài sản


N

PVt.t

N

D = t 1

PVt

t 1


PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản

Xét sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản, ta có công thức:


dP = - P

dY

D

1 y


= - PD*


Trong đó:


dP : Sự thay đổi giá trị tài sản do ảnh hưởng của sự thay đổi trong lãi suất

dY


P: Giá của tài sản Y: Lãi suất đến hạn

D*: Thời lượng được điều chỉnh

Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản biến động ngược chiều. Nói cách khác, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn.

Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất, hay nói cách khác, nếu D* của tài sản là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá trị hiện tại của tài sản giảm đi X%.

Đo lường thiệt hại của NH khi lãi suất thay đổi trên cơ sở tính toán thời lượng hai vế của bảng cân đối tài sản:

DA = XAi.DAi

Trong đó: DAi: thời lượng của tài sản có thứ i


XAi: tỷ trọng của tài sản có thứ i

DL = XLi.DLi

Trong đó:DLi: thời lượng của tài sản có thứ i


X Li: tỷ trọng của tài sản có thứ i


Áp dụng các công thức trên ta có công thức đo lường thiệt hại của NH trước sự biến động của lãi suất như sau:


ΔE

- A. Δi/(1+i)

(DA – kDL)

= x



Trong đó: k = lệ đòn bẩy k

L là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của NH, gọi là tỷ

A

Các tình huống xảy ra:


(DA – kDL) > 0 i tăng => E giảm

(DA – kDL) < 0 i giảm => E giảm

1.3.2.3. Hạn chế của mô hình


- Gỉa thiết dòng tiền là chắc chắn. Trên thực tế có nhiều bất trắc đối với dòng tiền vào và ra ngân hàng.

- Một số khoản mục tài sản không hạch toán theo giá trị thị trường. Một số khoản mục nợ không dễ thay đổi (bằng cách bán) để có khoản nợ mới.

- Nhiều khoản mục tài sản và nợ của ngân hàng có thời hạn đáo hạn dưới 12 tháng, qua đêm vài ngày hoặc có dòng tiền với kì hạn ngắn (hằng tháng). Việc sử dụng lãi suất chiết khấu (theo năm) với các dòng tiền này là thiếu chính xác.

1.3.3. Mô hình kì hạn đến hạn


Gọi MA là kì hạn đến hạn trung bình của danh mục TSC và ML là kì hạn đến hạn trung bình của danh mục TSN, ta có:


n

MA = W

i 1


Ai.MAi


n

và ML = W

j 1


Lj.M Lj


Trong đó:


WAi: tỷ trọng của TSC i trong tổng TSC (giá trị tính theo giá thị trường) WLj: tỷ trọng của TSN j trong tổng TSN (giá trị tính theo giá thị trường) MAi: kì hạn đến hạn của TSC i

MLj: Kì hạn đến hạn của TSN j

Mức chênh lệch kì hạn = MA - ML

Công thức trên nói lên kì hạn đến hạn của một danh mục TSC hoặc TSN bằng tỷ trọng trung bình của tất cả các kì hạn cấu phần trong danh mục tài sản. Ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào tính chất và mức độ của sự không cân xứng các kì hạn giữa danh mục TSC và danh mục TSN của NH, tức là phụ thuộc vào tính chất của (MA – ML) là lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn 0 và mức độ chênh lệch (MA – ML).


Ví dụ: Xét một bảng cân đối tài sản đơn giản sau


Tài sản có

Tài sản nợ

Tài sản có có kỳ hạn dài (A)

Tài sản nợ có kỳ hạn ngắn (L)


Vốn tự có (E)

Ta có: E = A – L


Khi lãi suất trên thị trường tăng thì giá trị thị trường của TSC và TSN đều giảm, song với giả thiết của ví dụ là TSC có kì hạn dài hơn TSN dẫn đến giá trị thị trường của TSC giảm nhiều hơn so với giá trị thị trường của vốn huy động.

Ta có : ΔE = ΔA – ΔL


Từ công thức trên có thể thấy rằng, khi lãi suất tăng làm giá trị của TSC giảm nhiều hơn so với mức giảm của TSN, NH phải trích từ vốn tự có của mình để bù đắp khoản lỗ này.

Hạn chế của mô hình kì hạn đến hạn là chưa đề cập đến yếu tố thời lượng của TSC và TSN.

Tóm lại, mỗi mô hình đều có những hạn chế nhất định với những giả định của mình, tuy nhiên hiện nay các NHTM Việt Nam chủ yếu lựa chọn mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất bởi vì đây là mô hình tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Mô hình tái định giá cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản sẽ được định giá lại, dễ dàng chỉ ra được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Mô hình tái định giá còn là công cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và những định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM


2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển


2.1.1.1. Qúa trình hình thành


Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Là một trong những ngân hàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, Vietinbank đã có 1 quá trình chuyển biến mạnh mẽ từ việc hoạt động như một Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức cổ phần hóa theo quyết định số 1354/QD-TTg ngày 23/9/2008. Hiện nay, Vietinbank là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam, luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. Với mạng lưới trải rộng trên toàn quốc gồm: 1 sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 100 phòng giao dịch/quỹ tiệt kiếm, Vietinbank đang không ngừng cải tiến để đáp ứng những nhu cầu cao nhất của khách hàng.

Hiện nay, Vietinbank đang kinh doanh với những hoạt động chính sau: Huy động vốn (nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức cá nhân, trong ngoài nước; tiền gửi có kì hạn, không kì hạn,…), tín dụng (cho vay, đầu tư, thanh toán và tài trợ thương mại,..); hoạt động ngân quỹ, thẻ và ngân hàng điện tử,…

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 21/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí