Một Vài Nét Về Các Trường Tiểu Học Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn

kiến thức bồi dưỡng, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức bồi dưỡng… Cần chú trọng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm các yếu tố: Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Nhận thức của cán bộ quản lý; Năng lực của cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ; Kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên; Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm; Đặc điểm văn hóa dân tộc vùng, miền.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC‌

THÀNH PHỐ BẮC KẠN TỈNH BẮC KẠN


2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Một vài nét về các trường Tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thành phố Bắc Kạn là địa danh có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cùng với bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc nơi đây đã tạo nên những di sản lịch sử, văn hóa giá trị góp phần vào việc xây dựng và phát triển Bắc Kạn. Về Lễ hội tiêu biểu, thu hút được đông đảo du khách và người dân tham gia gồm: Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị, Lễ hội Phủ Thông, huyện Bạch Thông; Lễ hội Bằng Vân, huyện Ngân Sơn; Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm; Lễ hội Lồng tồng xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; Hội xuân thành phố Bắc Kạn và Hội chợ Văn hóa Truyền thống Xuân Dương Na Rì. Về phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn và âm nhạc: Người Tày có Lượn Cọi, Phong Slư, hát Quan làng (hát đám cưới), hát then, hát pụt; có múa bát, múa quạt, múa đàn tính; Người Nùng có hát Sli, lượn Nàng ới, hát then, múa Xiêng tâng; Người Dao có hát Páo dung, múa chuông, múa bắt Ba Ba, thổi khèn Pí lè, có Lễ cấp sắc…Người Mông có múa Khèn, thổi sáo mèo, lễ hội gầu tào…Ngoài ra, đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Kạn còn có các phong tục tập quán, nếp sống truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, làng nghề thủ công…rất phong phú, độc đáo và đa dạng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có 8 trường tiểu học, đó là các trường: Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương Quang; Tiểu học Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa.

Về tình hình HS: Đến năm học 2018-2019, toàn thành phố Bắc Kạn có

4.197 HS cấp tiểu học, trong đó có 3.032 HS là người dân tộc. Các em chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông….

Bảng 2.1. Thống kê tình hình học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Kạn năm học 2018 - 2019


STT


Phòng GD&ĐT


Số lớp


Số HS

Học sinh dân tộc

thiểu số

SL

Tỉ lệ

(%)

1

TH Đức Xuân

29

1,045

660

63.16

2

TH Sông Cầu

23

807

537

66.54

3

TH Phùng Chí Kiên

22

746

477

63.94

4

TH NT Minh Khai

19

633

496

78.36

5

TH Huyền Tụng

14

332

269

81.02

6

TH Dương Quang

10

177

169

95.48

7

TH Nông Thượng

10

194

190

97.94

8

TH Xuất Hóa

10

263

234

88.97


Tổng

137

4197

3032

72.24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 6

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn

Về tình hình CBQL, GV:

Bảng 2.2. Thống kê tình hình CBQL, GV các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn năm học 2018 - 2019


Bậc học (cấp học)

CBQL

Giáo viên


Tổng số

Đạt chuẩn

Trên chuẩn


Tổng số

Trong biên chế


Hợp đồng

Đạt chuẩn


Trên chuẩn

Chưa

đạt chuẩn

Số GV

còn

thiếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tiểu học

20

0

0

20

100

186

186

0

12

6.45

174

93.55

0

0

18

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn

Trong năm học 2018 - 2019, tổng số CBQL là 20 người, trong đó 100% CBQL đạt chuẩn. Tổng số GV là 186 người, trong đó có 174 GV trên chuẩn, đạt 93.5%.

2.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học và thực trạng quản lý bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

2.1.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

Đề tài giới hạn khảo sát 23 CBQL và 120 GV THPT đang trực tiếp công tác tại các trường: Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương Quang; Tiểu học Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Quan sát, phỏng vấn: Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn và thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.

Tác giả sử dụng phiếu điều tra dựa trên số lượng CBQL, GV ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 3, 2, 1 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời: Không thường xuyên/ Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng/Yếu, kém: 1 điểm. Thường xuyên/ Bình thường (Thỉnh thoảng) /Ảnh hưởng/Trung bình: 2 điểm. Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Rất ảnh hưởng/Tốt, khá: 3 điểm.

0,75 - 1,5 điểm: Chưa thực hiện hoặc thực hiện, chưa hiệu quả hoặc hiệu quả, chưa cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức yếu.

1,5 - 2,25 điểm: ít thực hiện hoặc thực hiện, ít hiệu quả hoặc hiệu quả, chưa cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức Trung bình.

2,25 điểm - 3,0 điểm: Thực hiện thường xuyên, hoặc hiệu quả, chưa cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức tốt.

2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

2.2.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động (kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn) và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, giáo viên các trường. Kết quả thu được như sau:

Trong năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 tất cả 8 trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn đã tổ chức lớp bồi dưỡng tại trường cho CBQL, GV, cụ thể:

Năm học 2017 - 2018: 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã tham gia lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học do Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn tổ chức, trong đó chuyên viên của Phòng GD & ĐT là báo cáo viên, số lượng GV tham gia là 80 GV tiểu học (10 GV / 1 trường)

Năm học 2018 - 2019: Các trường Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học. Trong đó, Hiệu trưởng trường tiểu học Sông Cầu là báo cáo viên, số lượng GV tham gia là 60 GV (15 GV / 1 trường).

- Năm học 2018 - 2019, các trường tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương Quang; Tiểu học Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về môi trường đa văn hóa cho GV, trong đó, mời báo cáo viên là chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Kạn và Hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang, số lượng GV tham gia là 50 người (10 GV / 1 trường).

Chúng tôi phỏng vấn Hiệu trưởng thực hiện bồi dưỡng cho GV tại các trường tiểu học, thì mục tiêu của các lớp bồi dưỡng nhằm bồi dưỡng cho GV tiểu học năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm gồm các năng lực: Năng lực tổ chức cho HS khám phá bản thân; Năng lực tổ chức cho HS chăm sóc gia đình; Năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường; Năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng đồng; Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo vệ môi trường; Năng lực tổ chức cho HS hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.

2.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


Bảng 2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Các nội dung

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả



X

Rất thường xuyên

Trung bình

Không thường xuyên

Rất hiệu quả

Trung bình

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiến thức về môi trường giáo

dục đa văn hóa

51

35.7%

56

39.2%

36

25.2%

2.10

48

33.6%

63

44.1%

32

22.4%

2.11


2

Kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo

dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học


50


35.0%


21


14.7%


72


50.3%


1.85


46


32.2%


61


42.7%


36


25.2%


2.07


3

Nhiệm vụ của GV trong tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học


55


38.5%


34


23.8%


54


37.8%


2.01


51


35.7%


55


38.5%


37


25.9%


2.10


4

Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

các trường tiểu học


92


64.3%


36


25.2%


15


10.5%


2.54


98


68.5%


25


17.5%


20


14.0%


2.55


5

Thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học


39


27.3%


58


40.6%


46


32.2%


1.95


46


32.2%


61


42.7%


36


25.2%


2.07


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn qua kết quả khảo sát cho thấy: Nội dung “Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa” thực hiện thường xuyên (2.54 điểm) và hiệu quả tốt (2.55 điểm). Các nội dung còn lại mức độ thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả ở mức trung bình, CBQL, GV đánh giá từ 2.07 đến 2.11 điểm.

Nội dung “Kiến thức về môi trường giáo dục đa văn hóađược thực hiện ở mức độ không thường xuyên, điểm đánh giá ở mức trung bình. Mức độ hiệu quả nội dung bồi dưỡng này đạt ở mức trung bình. Các giáo viên ở các trường tiểu học cho biết: Nhiều GV tiểu học chưa hiểu về môi trường đa văn hóa, một số GV không hiểu biết về văn hóa của tất cả các dân tộc, nhất là đối tượng HS dân tộc thiểu số, đó là các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Dìu; Sán Chí; Mường (dân tộc Tày có chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các dân tộc thiểu số nêu trên, dẫn đến tình trạng GV khi tổ chức HĐTN đã không khai thác và lựa chọn các giá trị văn hóa của HS để tổ chức cho hiệu quả. Chúng tôi phỏng vấn các GV ở các trường tiểu học, các GV cho biết: “HS người dân tộc có tính cách giản dị và khá khép mình trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là các em rất ít được tiếp xúc với những môi trường xã hội ngoài cộng đồng các em sống, HS dân tộc có biểu hiện tình cảm thường thầm kín ít bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi tổ chức HĐTN, một số GV đã bộc lộ hạn chế khi chưa quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của HS người dân tộc để tổ chức các HĐTN nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS”. Thực tế, một số GV trẻ không tìm hiểu về đặc điểm riêng mang tính đặc trưng của dân tộc của HS để tổ chức HĐTN. Do vậy, việc thiếu hụt các kiến thức về môi trường đa văn hóa và tìm hiểu đặc điểm HS người dân tộc khiến cho năng lực tổ chức HĐTN của GV các trường tiểu học không đạt hiệu quả cao.

Nội dung “Kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu họcđược CBQL, GV đánh giá ở mức độ không thường xuyên và hiệu quả trung bình. Hiệu trưởng các trường tiểu học cho biết: Nội dung kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thì năm học nào các GV cũng được cử đi bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng GD & ĐT và các trường chủ động tổ chức bồi dưỡng cho GV. Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường còn chưa gắn các nội dung bồi dưỡng này chưa gắn với môi trường đa văn hóa, các hoạt động trải nghiệm cho HS được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như hội thi, cuộc thi, Hoạt động chiến dịch, Tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023